7. Bố cục của khóa luận
1.2.3. Sự cần thiết phát triển du lịch của nước ta
Trải qua hai cuộc chiến tranh, đất nước ta đã bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế suy sụp, dân ta nghèo khổ, các nước còn e dè trong quan hệ với ta. Trước tình hình đó nước ta cần phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên
Nguyễn Tiến Hương 27 K32G - Việt Nam Học
trường quốc tế. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vai trò của mỗi ngành trong đó có ngành du lịch.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của nhân dân và du khách quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc
làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (Trích pháp lệnh du lịch tháng
2/1999) và coi “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong
đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước”(Trích chỉ thị 46/CTTW ban bí thư trung ương Đảng
khóa VII, 10/ 1994) và “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước” (Trích văn kiện đại hội Đảng khóa IX)
Du lịch có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến các lĩnh vực:
Ảnh hưởng của du lịch đến lĩnh vực kinh tế: Du lịch đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tính đến thời điểm này hoạt động du lịch đã mang lại hàng ngàn tỉ USD và nộp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng. Hàng năm các ngành cố gắng xuất khẩu hàng hóa để thu ngoại tệ về cho đất nước và du lịch là một hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất. Bởi du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, tiêu dùng…được trao đổi qua con đường du lịch, các hàng hóa được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Mặt khác du lịch còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa…
Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay cũng như ở Việt Nam là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Để đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp
Nguyễn Tiến Hương 28 K32G - Việt Nam Học
dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỉ xuất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với nhiều ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải…mà khả năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Chính đặc điểm này rất phù hợp với tình hình nước ta - một nước còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, sự cần thiết hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam điều đó có ý nghĩa to lớn.
Du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước do đó phát triển du lịch là việc cần thiết với nước ta.
Ngoài những lợi ích về mặt kinh tế đem lại, du lịch còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho người dân. Trong một chừng mực nào đó thì du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Mặt khác qua những chuyến du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn, nhờ đó mọi người hiểu nhau hơn và tăng thêm tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
Bên cạnh đó do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thì hàng loạt máy móc đã được tạo ra thay thế con người trong quá trình lao động sản xuất do đó dẫn đến một lượng người bị thất nghiệp và gây sức ép cho nền kinh tế của đất nước. Nhưng nhờ có sự phát triển của du lịch và dịch vụ mà một lượng lớn những người này đã có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định. Chính du lịch đã góp phần làm giảm gánh nặng cho nền kinh tế của đất nước, góp phần đưa nền kinh tế của nước nhà phát triển ổn định và nhanh chóng.
Ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa: Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn được xâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương, qua đó du khách có thêm những hiểu biết mới. Du lịch cũng góp phần cho việc phục hồi
Nguyễn Tiến Hương 29 K32G - Việt Nam Học
và phát triển văn hóa dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản phẩm, làng nghề. Du lịch đã góp phần đưa hình ảnh của đất nước ta đến với bạn bè quốc tế đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn rộng hơn bên ngoài mà qua đó ta làm cho cuộc sống tinh thần trở nên phong phú và đầy đủ hơn.
Du lịch còn có ảnh hưởng đến môi trường: Mục đích chủ yếu của du khách khi đi du lịch là được tiếp xúc, đắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác, sự hùng vĩ trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan thiên nhiên. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết hơn về thiên nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có ý nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn quốc hết sức quan tâm.
Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của du khách, để gia tăng thu nhập từ du khách phải có chính sách maketting, chính sách tu bổ, bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch ngày càng hấp dẫn.
Ảnh hưởng của du lịch đến an ninh, chính trị: Trước hết cần khẳng định du lịch là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị văn hóa của đất nước bạn.
Ngoài những mặt tích cực mà du lịch đem lại thì còn có những tác động tiêu cực từ du lịch. Do đó chúng ta cần phải có những nhận thức rõ để có
Nguyễn Tiến Hương 30 K32G - Việt Nam Học
hướng phát triển đúng đắn. Với những gì du lịch đem lại cho kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường thì việc phát triển du lịch nước ta là điều cần thiết để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trở thành một nước giàu: “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
1.2.4. Xuất phát từ yêu cầu phát triển du lịch của huyện Bình Xuyên.
Bình Xuyên là một trong những huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Bình Xuyên cũng có sự chuyển dịch theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước. Trong giai đoạn 1995 – 2006 tỉ trọng công nghiệp của huyện là 81%, nông nghiệp 12%, dịch vụ 7%. Bình Xuyên là một huyện có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng trong những năm qua vẫn chưa được chú trọng khai thác. Trong những năm vừa qua mặc dù tỉ trọng ngành dịch vụ chỉ chiếm 7% nhưng trong những năm tới với sự quan tâm chú ý và đầu tư của Đảng bộ huyện Bình Xuyên, đồng thời cùng với những tiềm năng vốn có cho phát triển du lịch của huyện thì ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành du lịch ngày càng có điều kiện phát triển, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế của huyện, hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội của huyện đã đề ra phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, du lịch - nông nghiệp.
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo sự tăng trưởng cao và ổn định và bền vững. Du lịch phát triển có những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế của huyện, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển, đưa Bình Xuyên ngày càng tiến bước mạnh mẽ, vững chắc trong hành trình đổi mới và phát triển.
Tóm lạị, với việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, khoá luận đã cho chúng ta thấy được những vấn đề cơ bản về du lịch, để từ đó có
Nguyễn Tiến Hương 31 K32G - Việt Nam Học
những nhận thức đúng về du lịch, đồng thời áp dụng vào phân tích tiềm năng và thực trạng du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Bình Xuyên ở chương sau.
CHƯƠNG 2 : DU LỊCH VĂN HÓA NHÂN VĂN Ở HUYỆN BÌNH XUYÊN - TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG 2.1. Tiềm năng du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên
2.1.1. Khái quát về huyện Bình Xuyên 2.1.1.1. Sơ lược 2.1.1.1. Sơ lược
Nguyễn Tiến Hương 32 K32G - Việt Nam Học
Huyện Bình Xuyên nằm ở phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 9 km về hướng Đông Nam.
Diện tích: 145,67 km2 Dân số: 108.944 người
2.1.1.2. Lịch sử hình thành
Thời nhà Trần huyện Bình Xuyên có tên là Bình Nguyên. Năm 1469 Bình Nguyên đổi tên thành huyện Bình Tuyền. Đến năm 1841 Bình Tuyền được đổi lại thành Bình Xuyên.
Thời nhà Nguyễn huyện Bình Xuyên thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1890 Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Yên mới thành lập, huyện lị là Đạo Tú.
Tháng 10/1977 hai huyện Yên Lãng, huyện Bình Xuyên đổi tên thành huyện Mê Linh.
Tháng 10/1978 Bình Xuyên tách khỏi huyện Mê Linh sát nhập với huyện Tam Dương thành huyện Tam Đảo.
Ngày 9/9/1998 chính phủ ban hành nghị định 36/ CP tách huyện Tam Đảo thành hai huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên.
Đến ngày 1/9/1998 huyện Bình Xuyên chính thức đi vào hoạt động.
2.1.1.3. Điều kiện tự nhiên
Phía Bắc Bình Xuyên giáp với tỉnh Thái Nguyên, Phía Đông Nam giáp huyện Mê Linh, phía Tây giáp huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên, phía Nam giáp huyện Yên Lạc.
Bình Xuyên có địa hình núi thấp, bán bình nguyên ở phía Bắc, đồng bằng ở phía Nam, bao gồm các quần thể đỉnh bị xâm thực bóc mòn, quần thể khe, quần thể các đồi chân núi, đồi tích tụ.
Nguyễn Tiến Hương 33 K32G - Việt Nam Học
Đất đai ở Bình Xuyên thích hợp trồng các loại cây như: lúa, rau màu, chè, lạc, các cây nguyên liệu giấy, chè.
Bình Xuyên có nhiều lợi thế để phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp: các lò gốm sành sứ, sản xuất vật liệu xây dựng.
Bình Xuyên có các làng nghề như: làng gốm Hương Canh, nghề mộc Thanh Lãng, nghề mây tre đan Thiện Kế.
Trên địa bàn Bình Xuyên có quốc lộ 2, tỉnh lộ 302, 306, đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua.
Bình Xuyên có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Canh, và các xã: Đạo Đức, Phú Xuân, Thanh Lãng, Tân Phong, Sơn Lôi, Quất Lưu, Tam Hợp, Hương Sơn, Gia Khánh, Thiện Kế, Minh Quang, Bá Hiến, Trung Mỹ.
Bình Xuyên là địa bàn cư trú của các dân tộc: Kinh, Tày, Sán Dìu.
2.1.1.5. Tiềm năng du lịch
Bình Xuyên có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Hàng năm thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan các di tích lịch sử như: Cụm đình Hương Canh, Đình Quất Lưu, Đền Thánh Mẫu, Chùa Kính Phúc; Tham quan làng nghề gốm Hương Canh, Làng mộc Thanh Lãng; Danh thắng Thanh Lanh - Ngọc Bội và Lễ hội kéo song ở Hương Canh…
2.1.2. Di tích lịch sử văn hóa 2.1.2.1. Khái niệm 2.1.2.1. Khái niệm
Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát
triển văn hóa - xã hội (theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn
hóa và danh lam thắng cảnh công bố ngày 4/4/1984).
Theo khái niệm trên, chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật mới được coi là những di tích lịch sử văn hóa. Như vậy
Nguyễn Tiến Hương 34 K32G - Việt Nam Học
một trong những vấn đề quan trọng trong việc xác định các di tích lịch sử văn hóa, chính là việc đánh giá đúng giá trị của các di tích.
Theo các thang giá trị khác nhau, những di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: các di tích cấp địa phương và cấp quốc gia, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới.
2.1.2.2. Một số di tích lịch sử văn hóa
Bình Xuyên có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 12 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia và 14 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh. Trong đó cụm đình Hương Canh là một trong những di tích lịch sử văn hóa có giá trị du lịch rất lớn và hàng năm thu hút được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.
Nằm cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 7km, dọc theo quốc lộ 2A, cách Hà Nội khoảng 50km. Cụm đình Hương Canh gồm ba đình: Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Hường. Đây cũng là tên ba làng thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên. Mỗi làng có một ngôi đình song đều thờ năm nhân vật lịch sử được phong “thần” là Ngô Xương Ngập (con trưởng của Ngô Quyền), Ngô Xương Văn (con thứ của Ngô Quyền), Đỗ Cảnh Thạc (một tướng của Ngô Quyền), bà mẹ của Ngô Xương Văn là Linh Quang Thái Hữu và một ả nữ nương nương được phong là Thị Tàng công chúa. Có niên đại cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Tổng thể mặt bằng ba ngôi đình được bố cục theo kiểu chữ “vương”. Cùng với kiến trúc hoành tráng bằng gỗ đồ sộ, cụm đình Hương Canh còn nổi tiếng với những chạm khắc trang trí nội thất.
Đình đầu tiên nằm trong hệ thống cụm đình Hương Canh là Đình Hương Canh (hay gọi là đình cả).
Nằm ở vị trí giữa làng, gần 300 năm nay đình Hương Canh vẫn đứng đó như thách thức với nắng mưa, như khoe với thiên nhiên cỏ cây về bộ mái
Nguyễn Tiến Hương 35 K32G - Việt Nam Học
đồ sộ xinh duyên của mình. Lợp bằng ngói mũi hài, mái đình được các hiệp thợ ngõa Hương Canh xếp đặt theo kiểu “đóng óc vẩy rồng” rất chặt chẽ, phẳng đẹp. Bờ nóc được đắp thẳng ke, hai đầu cong lên, các đầu đao cũng vút lên. Nhờ vậy mà đình Hương Canh trông toàn cảnh rất đồ sộ nhưng không nặng nề, to cao mà duyên dáng, không kém phần mềm mại và uyển chuyển.
Xưa kia đình Hương Canh có ba tòa kiến trúc bố cục theo kiểu chữ “vương”, năm 1964 trong khi tu sửa đã dỡ đi tòa cuối cùng, nay còn tòa tiền tế và đại đình. Tiền tế đình Hương Canh gồm 3 gian, mái được làm kiểu 2 tầng 8 mái, tòa đại đình 5 gian 2 dĩ, dài 26m, rộng 13,50m, 4 mái. Để chống đỡ bộ mái nặng hàng chục tấn ấy, các nhà thiết kế thời bấy giờ đã tạo cho