Lễ hội kéo song ở Hương Canh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 47)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.5.2.Lễ hội kéo song ở Hương Canh

Bình Xuyên là huyện có nhiều lễ hội có giá trị như: hội vật, lễ hội đánh đòn, bơi chải…trong đó phải kể đến lễ hội kéo song ở Hương Canh. Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu và còn duy trì cho tới ngày nay, đồng thời có giá trị du lịch rất lớn. Hàng năm thu hút được hàng ngàn khách du lịch tham quan.

Nguyễn Tiến Hương 48 K32G - Việt Nam Học

Lễ hội kéo song Hương Canh là một lễ hội cổ truyền, biểu dương tinh thần thượng võ của người dân vùng sông nước. Các bậc hương lão ở đây thì cho rằng lễ hội kéo song diễn tả lại việc thao luyện thủy quân của Ngô Vương Quyền trên khúc sông Cà Lồ kín đáo thuộc huyện Bình Xuyên ngày nay, để đảm bảo an toàn bí mật, dẫn đến thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Bạch Đằng Giang.

Quân ta sử dụng dây song kéo thuyền mình, làm tăng nhanh tốc độ bơi, đồng thời căng cho thuyền lướt nhẹ và đúng hướng, khỏi bị va vướng vào cọc nhọn. Dây song lồng xuyên qua trụ gỗ, ngập dưới mặt nước, khiến quân giặc không ngờ tới, và để định vị phương rút lui của thuyền mình, làm nơi bấu víu cho các chàng Yiết Kiêu ngậm cuống lau sậy, dấu mình dưới nước, khi cần thì đục thuyền giặc kéo thuyền mình lướt sóng.

Một số bậc cao tuổi khác lại cho rằng kéo song là thể hiện một thao tác trong bủa vây thú rừng, thời kỳ các bậc vương giả như Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn, tướng quân Đỗ Cảnh Thạc về Đồng Hổ. Cùng đoàn còn có thái hậu Dương Như Ngọc, Khả Nã nương nương và Thị Tùng phu nhân. Ngày nay, cả ba ngôi đình ở Hương Canh vẫn còn long án thờ các vị này. Thuở ấy người Hương Canh đã dùng dây song quây rừng, xua muông cầm vào giữa vòng vây cho các ngài dương cung bắn. Chuyện ấy đã được khắc chạm rõ nét ở bức cốn nách trong đình Ngọc Canh: một con sơn dương trúng tên, bị buộc túm chân, lồng vào đón sóc do hai người khiêng đi. Đằng sau có người cưỡi ngựa, người cầm kiếm và chó săn chạy theo. Một bức cốn nách khác trong đại đình Hương Canh lại chạm hình một chiếc thuyền dài có cả thủy binh và tướng chỉ huy đang thừa thắng xông lên. Có thể lễ hội kéo song là vì lẽ ấy.

Cũng có một ý kiến khác cho rằng, xưa Hương Canh hay buôn bè, chở thuyền, bắt cá trên sông Cà Lồ, đã từng qua Hồng Hà, lên Tam Giang, vượt

Nguyễn Tiến Hương 49 K32G - Việt Nam Học

gềnh thác Sông Đà… cho nên việc dùng song kéo thuyền bè là chuyện lao động thường xuyên. Lễ hội kéo song có thể bắt nguồn từ hình thức lao động đó.

Việc tìm đọc các câu đối trong đình chùa, xem xét nhiều văn bản của tiền nhân để lại, đọc bia ký trong từ đường các dòng họ ở ba làng, tiếc thay là không tìm thấy chữ nào ghi về việc này. Có lẽ cổ nhân đã dùng các bức khắc chạm ở đình Hương Canh, đình Ngọc Canh thay cho văn tự thì sinh động và dễ biểu đạt hơn, gần gũi với lối suy nghĩ của dân dã, với văn hóa quần chúng hơn.

Tuy nhiên lễ hội ngày nay đã không còn ý nghĩa “sự thần” cũng không còn động tác mô tả cảnh lao động kéo dây thuyền, cuốn bè, mà thực tế hiện nay là một trò chơi kéo co dùng dây song, với một cư cấu tổ chức còn phảng phất dấu ấn trong tổ chức quân đội.

Kéo song khác kéo co như thế nào?

Kéo song khác kéo co ở chỗ, trước hết sợi dây kéo phải bằng song, dài từ 50m đến 70m, chứ không phải bằng thừng chão như kéo co. người ta tính tiền mua bán song theo trọng lượng (kg) còn tính tiền mua bán thừng chão theo độ dài (m). Nếu người kéo co được đứng để kéo thì trái lại, người kéo song phải ngồi và có lúc nằm ngửa để rút song cho được độ dài. Kéo co chỉ cần một vạch ngang trên bãi đất phẳng, chia đôi địa phận. Bên nào bị lôi qua biên giới, không trụ lại được thì bên ấy thua. Còn kéo song thì cầu kỳ nhiều hơn. Người ta chia hai phía đối lập bằng một cột lim, hoặc cột gỗ bắng súng dài 3m, chôn chặt xong, cột còn cao từ 1,2 đến 1,5m so với mặt đất. Trên thân cột đục một lỗ tròn xuyên qua, to bằng miệng chén, cao chừng 80cm đến 1m, rồi lồng dây song vào đó. Chính giữa dây song; người ta khoanh một vòng sơn đỏ, đặt trong lỗ cột, chia dây song thành hai phần đều nhau. Dây bên nào bị rút qua lỗ cột quá vệt đỏ 50cm là bên ấy thua.

Nguyễn Tiến Hương 50 K32G - Việt Nam Học

Người kéo co có thể chạy ngang, chạy giữa trong địa phận của mình. Nhưng người kéo song phải ngồi theo từng đôi một, đúng vị trí quy định của “Tướng - Sĩ” sắp xếp. Muốn kéo kiểu gì thì họ cũng chỉ được ngồi hay nằm trong cái hố của mình thôi. Riêng cặp đầu tiên của hai bên có thể đứng, co chân đạp vào cột để thêm lực đẩy. Chính vì thế dây song bị cò cưa vào lỗ cột trở thành nóng bỏng và bị sì khói khét lẹt. Người nào kéo song thiếu dũng cảm dễ bị phồng tay, hoặc lọt ngón tay vào hốc cột, khiến cả đội phải thua; sang hiệp khác cần phải có người thay thế. Người ta đào hố cho từng cặp đấu thủ ngồi, rộng 1m2, dài 1m4, chéo xuống như bậc thang, để vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ duỗi thẳng cả hai chân, đạp hết sức vào thành hố. Hố nọ cách hố kia 1,5m.

Số người kéo co không quy định nhiều hay ít, chỉ cần hai bên bằng nhau là được. Nhưng người tham gia kéo song bao giờ cũng chỉ có quy định từ 27-29 đến 31 đấu thủ. Người cuối nắm đuôi dây, ngồi một mình ở một hố bé hơn. Đoạn dây cuối cùng mà dài ra và được nâng chổng lên là đội ấy thắng.

Trong trò chơi kéo co, người kéo cứ nắm chặt dây mà lôi thật lực là được. Nhưng người kéo song phải kẹp dây vào nách. Một người kẹp nách trái, một người kẹp nách phải, hai tay nắm cùng một khúc dây, không đan xen tay nhau làm cho vướng víu. Lúc kéo họ đạp thẳng chân vào thành hố, ngả mình ra. Hai người ngồi thành cặp, ngoắc đầu vào nhau, cộng lực để kéo. Động tác phối hợp nhịp nhàng, nhanh nhạy, chính xác, theo hiệu cờ của “Tướng” và hai “Sĩ” là ba người chỉ huy của đội.

Tổ chức kéo song

Từ mồng 3 đến mồng 5 tết, ngày nào người Hương Canh cũng có hội thi kéo song, và cả ba làng đổ ra xem, cổ vũ. Có năm không phân biệt được thắng lợi, hội kéo song kéo dài đến mồng 9 tết.

Nguyễn Tiến Hương 51 K32G - Việt Nam Học

Đơn vị kéo song được gọi là liên quân, ở Hương Canh có bốn liên quân Hương Ngọc, liên quân Tiên Canh, liên quân Lò Ngói, liên quân Lò Cang. Mỗi đơn vị gồm 27 đến 31 đối thủ, chia làm 15 cặp co, dàn dài ra trên 40m mỗi bên.

Người đứng giáp biên mỗi bên, tức là sát bên cột kéo song, thường là người to lớn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đầy mưu trí. Người ngồi cuối song cũng hết sức tinh mắt và nhạy cảm, gần như người giữ tay phanh, ghìm hãm, hoặc kéo co theo hiệu lệnh, để toàn đội nhất loạt làm theo, giành chiến thắng bất ngờ.

Về chỉ huy, có một tướng và 2 sĩ, tướng đứng sát cột mốc, giáp mặt với tướng bên “địch” một sĩ đứng giữa dây và một sĩ đứng cuối dây, nhận lệnh của tướng và thông báo tình hình trận địa với tướng bằng các tướng kiểu phất cờ đã thống nhất bí mật từ trước, để bên “địch” không giải được “mật mã” mới hòng thắng. Họ dùng nhiều “mưu ma chước quỷ”, “động tác giả” làm đối phương mệt mỏi mất cảnh giác để “thừa thắng rút mạnh”, các tay chỉ huy lừng danh hàng năm, hội thi nào họ cũng lập chiến tích xuất sắc.

Ngày xưa, địa điểm kéo song thường ở trước sở môn tự, hoặc ở “dãy đánh đòn” giữa hai bên đình Hương Canh và chùa Kính Phúc. Nay địa điểm kéo song cố định ở bãi đất song song với cầu Treo, sát mép sông Cà Lồ, bên đường quốc lộ số 2 và cạnh trường tiểu học Hương Canh. Bãi dài khoảng 150m và rộng chừng 20m, chung quanh đào hào sâu 1m, rộng 4m, khơi nước sông vào thành rãnh ngăn cách, không cho khán giả chen lấn tới bãi sói, người ta làm một cái cầu khỉ để cho đấu thủ, trọng tài và các chỉ huy có lối vào bãi, khỏi phải lội.

Gặp ngày hội, nhiều ô tô hành khách đi hành hương cũng dừng lại xem, hào hứng không khác gì khán giả xem bóng đá. Nhiều đoàn khách du lịch ngoại quốc cũng tới quay phim, chụp ảnh, coi là một lễ hội độc đáo.

Nguyễn Tiến Hương 52 K32G - Việt Nam Học

Bước vào ngày hội, các đơn vị đấu thủ tập trung tại điểm thờ thần Hậu Thổ ở khu vực mình. Những bậc trưởng lão thay mặt dân xóm, dâng lễ vật, thắp hương khấn cầu thần phù hộ thắng trận. Năm nào tráng đinh đoạt giải, năm ấy mọi người làm ăn phấn chấn, tình làng nghĩa xóm mặn mà.

Từng đơn vị từ cơ sở diễu hành ra tập trung tại đình Hương Canh, làm thành các đám rước, có nhiều cờ phiến đỏ, cờ ngũ hành, chen lẫn cả biểu ngữ “Lò Ngói vô địch”, “Lò cang quyết thắng”…Các cổ động viên đội mũ giấy xanh đỏ, đề lên tên đơn vị, đi thành hàng ngũ. Chiêng khua, trống thúc, theo nhịp điệu.

Ban tổ chức cho bốc thăm để chọn mầu áo, bốc thăm nhận sân bãi và bốc thăm xem đội nào thắng đội nào, vào những buổi nào. Cả Hương Canh có 4 đội kéo song, mỗi đội phải kéo 3 lượt với các đội bạn, thành 12 trận, mỗi trận 3 hiệp, mỗi hiệp 20 phút. Đội nào kéo được 50cm qua lỗ cột là thắng. Kéo không đủ 50cm là vẫn thua.

Trò chơi kéo song thu hút khán giả mấy ngày liền, tập trung hầu hết già trẻ, lớn bé ra bờ sông. Kéo song vừa có tính tập thể, thể hiện tình đoàn kết, biểu dương sức mạnh và sự mưu trí, vừa nhắc nhở về quá khứ anh dũng và vẻ vang của quê hương và của cả dân tộc.

2.2. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên

2.2.1. Thành tựu của ngành du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Bình Xuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận thức được vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển du lịch của nền kinh tế huyện và việc đánh giá đúng các tiềm năng để phát triển du lịch, Đảng bộ huyện Bình Xuyên trong thời gian qua đã đưa ra những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của ngành du lịch. Trong thời gian vừa qua ngành du lịch đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Nguyễn Tiến Hương 53 K32G - Việt Nam Học

Ngay từ những ngày mới thành lập, trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất hạn chế, đội ngũ cán bộ có trình độ thiếu thốn, nên ngành du lịch vẫn chưa có được quan tâm phát triển.

Sau khi thống nhất đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đúng hướng và hiệu quả. Hàng năm huyện đã giành 35% đến 40% ngân sách đầu tư cho phát triển sản xuất và đời sống điện, đường, trường, trạm. Nhờ vậy mà ngành dịch vụ đặc biệt là ngành du lịch càng có điều kiện phát triển. Trong những năm qua hoạt động du lịch dịch vụ của huyện đã tăng mạnh giá trị dịch vụ trên địa bàn năm 2005 đạt 157 tỉ đồng (tăng bình quân 25%/ năm). Trong hoạt động du lịch huyện Bình Xuyên, những giá trị di sản văn hóa đã và đang được nhà nước quan tâm đầu tư để giữ gìn và bảo tồn. Với 26 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, hàng năm địa phương đều đầu tư tu bổ, tôn tạo với kinh phí hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt với các di tích lịch sử văn hóa trọng điểm như: cụm đình Hương Canh, Đạo Đức, cụm di tích lịch sử văn hóa xã Thanh Lãng, bảo tồn lễ hội kéo song ở Hương Canh, khôi phục và bảo tồn làng nghề gốm Hương Canh, nghề mộc Thanh Lãng, đầu tư xây dựng hồ Thanh Lanh. Trong toàn huyện có tổng số 15 cơ sở lưu trú (trong đó có 1 khách sạn và 14 nhà nghỉ). Bên cạnh đó Đảng bộ huyện đã có những chích sách tiến bộ, tăng cường đầu tư phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng, nhân lực và nâng cao nhận thức xã hội đối với du lịch để phát triển du lịch mang lại hiệu quả cao. Phát triển du lịch - dịch vụ gắn liền với việc bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Những thành tựu của ngành du lịch trong thời gian qua đã được phản ánh rất rõ. Số lượng khách du lịch tới Bình Xuyên ngày càng tăng, doanh thu du lịch - dịch vụ nộp vào ngân sách ngày càng lớn không thua kém các ngành khác.

Nguyễn Tiến Hương 54 K32G - Việt Nam Học

Mặc dù những thành tựu mà ngành du lịch của huyện đã đạt được, song nó chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của huyện. Vì vậy ngành du lịch cần có những bước đi và cách làm phù hợp để khắc phục những hạn chế, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

2.2.2. Một số tồn tại hạn chế của ngành du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Bình Xuyên:

Bên cạnh những mặt tích cực mà du lịch huyện Bình Xuyên đã đạt được thì ngành du lịch còn gặp một số tồn tại hạn chế: giao thông còn gặp nhiều khó khăn bất tiện; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mức; đội ngũ cán bộ, nhân viên hướng dẫn viên du lịch trình độ còn hạn chế; các điểm du lịch chưa liên kết thành những cụm, những tour thuận lợi; nhiều di tích danh thắng bị xuống cấp; nhiều cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, cảnh quan thiên nhiên ở các khu di tích, các điểm du lịch chưa được đảm bảo; chất lượng dịch vụ du lịch (ăn nghỉ, sinh hoạt, sản phẩm) chưa cao.

Giải quyết được những hạn chế trên không chỉ là công việc của riêng ngành du lịch mà đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các ngành các cấp. Nó đòi hỏi nhiều thời gian, tiền của nhưng chúng ta phải làm bởi lợi ích của du lịch đem lại còn nhiều. Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của du lịch Đảng bộ huyện Bình Xuyên đã quan tâm đầu tư để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong tương lai.

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của ngành du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Bình Xuyên.

Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế trên là do sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa sát sao, chưa quan tâm đầu tư cho phát triển du lịch về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, sự phối hợp giữa các ngành các cấp chưa được chặt chẽ, nhuần nhuyễn, chưa làm tốt công tác tuyên

Nguyễn Tiến Hương 55 K32G - Việt Nam Học

truyền phổ biến bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa, thiếu nguồn nhân lực có trình độ để khai thác phát triển du lịch.

Để khai thác và phát huy tiềm năng du lịch của huyện Bình Xuyên cần tập trung giải quyết những nguyên nhân cản trở phát triển du lịch nêu trên đặc biệt là cần chú trọng đầu tư tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch theo hướng liên kết các cụm du lịch, các tour du lịch một cách thuận tiện cho khách du lịch. Trong đó cần hoạch định các tuyến, cụm du lịch chính và các tuyến phụ trợ. Hiện nay du lịch huyện Bình Xuyên có thể xây dựng được một số tuyến du lịch sau:

+ Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Phúc Yên - Đại Lải - Hương Canh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 47)