Danh thắng Thanh Lanh Ngọc Bội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 39)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.3.2. Danh thắng Thanh Lanh Ngọc Bội

Huyện Bình Xuyên có một quần thể di tích - danh thắng nằm trong thung lũng Thanh Lanh - Ngọc Bội, chân núi Mỏ Quạ ở thôn Thanh Lanh xã Trung Mỹ gồm: đền Đông Cung, thành Quận Hẻo, xóm Đồng Đình, thác Ba Ao.

Cụm đền Đông Cung có đền Hạ, đền Trung và đền Thượng thờ bốn vị thánh: Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh, là ba vị tướng thời vua Hùng dựng nước, được thờ ở nhiều nơi trong huyện. Còn U Sơn Đại Vương là người địa phương. “Tiểu chí tỉnh Vĩnh Yên”ghi rằng: “U Sơn dòng dõi một nhà khá giả

Nguyễn Tiến Hương 40 K32G - Việt Nam Học

ở xóm Thanh Lanh. Ông rất thông minh và hiểu biết rộng, ông rời nhà ra đi để học thêm đạo lý. Một hôm đến núi Ba Vì, U Sơn gặp ba vị thần núi. Bốn người cảm thông ngay với nhau, liền kết nghĩa anh em. Về sau, các vị đều đi theo phò tá nhà Hùng. Có một lần, U Sơn mời ba người anh em kết nghĩa về chơi nhà mình. Dân Thanh Lanh thấy các vị đều là hiện thân của sự hùng dũng và lòng đức độ nên đã xin được lập đền thờ để tôn vinh các vị”.

Tương truyền, đền Đông Cung được xây dựng từ thuở xa xưa, thời nhà Lý trùng tu một lần, đời nhà Lê trùng tu một lần nhưng bị giặc Pháp phá trụi cuối năm 1949. Cách đây dăm năm, đền được nhân dân địa phương góp công của và một Việt kiều công đức thêm, kiến thiết lại. Đền còn giữ được hai đạo sắc phong, hai tấm bia, và một số cổ vật bằng đá đời Lê. Trước ngày kháng chiến chống Pháp, hàng năm có rất đông khách hành hương từ các tỉnh xa về lễ đền. Năm 1997 đã có gần 3.000 người đến tham quan, tưởng niệm.

Thành Quận Hẻo (thường gọi là Bờ Vòng Thanh Lanh) gắn với sự tích người anh hùng áo vải Nguyễn Danh Phương, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân ở tả ngạn sông Hồng, kiểm soát các phủ Tam Đới (gồm các huyện Bạch Hạc, Yên Lạc, Yên Lãng), phủ Lâm Thao (gồm các huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Hoa Khê, Hạ Hòa, Tam Nông), phủ Đà Dương (vùng ven sông Đà thuộc chấn Sơn Tây cũ): lan sang cả hai trấn Tuyên Quang, Thái Nguyên: nghiễm nhiên trở thành một “dịch quốc” trống lại vua Lê - Chúa Trịnh hơn mười năm trời (1740- 1751). Nghĩa quân lập đại đồn ở thung lũng Thanh Lanh - Ngọc Bội, sửa sang cung điện theo kiểu nhà vua, quân lương khí giới đều tích trữ tại đây. Di tích còn lại ngày nay là thành Quận Hẻo, chắn ngang thung lũng Thanh Lanh, đầu phía Tây gối vào dãy núi Quần Ngựa, đầu phía Đông gối vào dãy núi Chợ Trời. Thành dài hơn 700m, chân thành chỗ rộng nhất là 30m, chỗ hẹp nhất là 10m, mặt thành chỗ rộng nhất 10m, cao trung bình 7m. Thành này thời Quận Hẻo được đắp liền, chặn suối Thanh Lanh, dâng nước lên gần

Nguyễn Tiến Hương 41 K32G - Việt Nam Học

tới mặt thành, biến thung lũng thành một chiến hào nước mênh mông, ra vào đại đồn phải dùng thuyền, đồng thời là đập giữ nước tưới các cánh đồng hạ lưu. (nước còn tràn qua núi Càng Cua, chảy sang một hệ thống kênh mương khác).

Từ thành vào đến Đại Đồn, còn nhiều di tích như Khe Đúc Tiền, Đấu Đong Quân, Vực Tắm Voi, Bãi Bằng Thí Cháo. Mỗi di tích lại gắn theo một câu truyện dân gian về thời Quận Hẻo hùng cứ vùng này.

Xóm Đồng Đình là nơi đã được Bộ Quốc Phòng đặt Công binh xưởng từ những năm 1947- 1948, đến đầu năm 1949 chuyển sang Thái Nguyên, giao cơ sở cho huyện quản lý và sản xuất đạn dược, đến năm 1949 mới ngừng. Cuối năm 1949, Đồng Đình là nơi trú quân và tập luyện của C.466 (Đại đội địa phương huyện Bình Xuyên); Đầu năm 1950 là nơi đặt văn phòng ủy ban kháng chiến hành chính huyện Bình Xuyên; từ đấy vào đến suối Khế, tận cùng thung lũng, nhiều xã của huyện đã đóng căn cứ đêm đêm về vùng tạm chiếm gây cơ sở phát triển du kích chiến tranh. Những ai đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp ở huyện Bình Xuyên mà ngày nay còn sống thì không bao giờ quên được những kỷ niệm Đồng Đình.

Từ chân suối Khế lội ngược nguồn lên sườn núi Mỏ Quạ, sẽ gặp thác Ba Ao. Đường lên không có gì khó khăn nguy hiểm, toàn đá phiến lớn, vũng chãi. Hai bên là rừng cây thuộc vườn quốc gia Tam Đảo, bóng râm trùm lên ven suối. Đi gần đến thác, nghe tiếng suối nước reo đã cảm thấy mát rượi. Chẳng biết ngay từ khi tạo sơn đã có hay do nước chảy đá mòn hàng triệu năm mà ngày nay trên sườn phiến thạch lại có ba cái ao nhỏ nằm nối tiếp nhau. Thác trên cao khoảng 3m; trừ những ngày mưa nguồn xối xả, bình thường thác chảy hiền hòa, dội nước xuống ao thứ nhất, đường kính chỉ hơn 1m. Nước tràn bờ đá cao 2-3m xuống ao thứ hai, đường kính độ 2m. Nước lại tràn bờ đá dội xuống ao thứ ba, đướng kính trên 3m. Rõ ràng là những cái ao

Nguyễn Tiến Hương 42 K32G - Việt Nam Học

này sâu lắm cũng chỉ độ 3m; nhưng màu đá sẫm làm cho màu nước cũng sẫm theo, khiến ta tưởng chừng sâu thăm thẳm khôn cùng. Thật là một kỳ quan của thiên nhiên!

Đền Thanh Lanh, thành Quận Hẻo, xóm Đồng Đình, thác Ba Ao hợp thành một quần thể di tích - danh thắng với đầy đủ tính chất tâm linh, tính chất lịch sử, điểm xuyết thêm một thắng cảnh tuyệt vời.

Rồi đây sau khi đập Thanh Lanh được đắp, (song song với tường thành Quận Hẻo nhưng cách chân thành khoảng 1km; một đầu gắn vào sườn núi Châu Xô ở chân đền Thanh Lanh, một đầu gắn vào Bới Ngà - Mô Mối ở sườn núi Chợ Trời) một phần thung lũng Thanh Lanh sẽ trở thành một công trình đại thủy nông (lớn gần bằng hồ Xạ Hương) thì toàn bộ nơi này sẽ trở thành một khu du lịch quý giá. Du khách có thể đến thăm đền Đông Cung thăm quan các di tích lịch sử, dạo chơi thuyền trên hồ rồi vào nghỉ ngơi, tắm mát trong thác Ba Ao…thưởng thức một tour du lịch lý thú, đầy ấn tượng.

Truyện kể dân gian vùng này truyền rằng: khi chuẩn bị rút khỏi Đại Đồn, Quận Hẻo đã cho cất một chum bạc lớn ở trên đỉnh núi Mỏ Quạ. Từ đó đến nay, không ít thợ sơn tràng đã len lỏi đi tìm song chưa một ai thấy. Nhưng không lâu nữa, chính người dân xã Trung Mỹ sẽ tìm ra kho báu ấy bằng cách mở mang dịch vụ du lịch, phục vụ khách mọi miền nô nức đến với cảnh đẹp quê mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)