Di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 33)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.2.Di tích lịch sử văn hóa

2.1.2.1. Khái niệm

Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát

triển văn hóa - xã hội (theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn

hóa và danh lam thắng cảnh công bố ngày 4/4/1984).

Theo khái niệm trên, chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật mới được coi là những di tích lịch sử văn hóa. Như vậy

Nguyễn Tiến Hương 34 K32G - Việt Nam Học

một trong những vấn đề quan trọng trong việc xác định các di tích lịch sử văn hóa, chính là việc đánh giá đúng giá trị của các di tích.

Theo các thang giá trị khác nhau, những di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: các di tích cấp địa phương và cấp quốc gia, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới.

2.1.2.2. Một số di tích lịch sử văn hóa

Bình Xuyên có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 12 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia và 14 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh. Trong đó cụm đình Hương Canh là một trong những di tích lịch sử văn hóa có giá trị du lịch rất lớn và hàng năm thu hút được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.

Nằm cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 7km, dọc theo quốc lộ 2A, cách Hà Nội khoảng 50km. Cụm đình Hương Canh gồm ba đình: Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Hường. Đây cũng là tên ba làng thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên. Mỗi làng có một ngôi đình song đều thờ năm nhân vật lịch sử được phong “thần” là Ngô Xương Ngập (con trưởng của Ngô Quyền), Ngô Xương Văn (con thứ của Ngô Quyền), Đỗ Cảnh Thạc (một tướng của Ngô Quyền), bà mẹ của Ngô Xương Văn là Linh Quang Thái Hữu và một ả nữ nương nương được phong là Thị Tàng công chúa. Có niên đại cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Tổng thể mặt bằng ba ngôi đình được bố cục theo kiểu chữ “vương”. Cùng với kiến trúc hoành tráng bằng gỗ đồ sộ, cụm đình Hương Canh còn nổi tiếng với những chạm khắc trang trí nội thất.

Đình đầu tiên nằm trong hệ thống cụm đình Hương Canh là Đình Hương Canh (hay gọi là đình cả).

Nằm ở vị trí giữa làng, gần 300 năm nay đình Hương Canh vẫn đứng đó như thách thức với nắng mưa, như khoe với thiên nhiên cỏ cây về bộ mái

Nguyễn Tiến Hương 35 K32G - Việt Nam Học

đồ sộ xinh duyên của mình. Lợp bằng ngói mũi hài, mái đình được các hiệp thợ ngõa Hương Canh xếp đặt theo kiểu “đóng óc vẩy rồng” rất chặt chẽ, phẳng đẹp. Bờ nóc được đắp thẳng ke, hai đầu cong lên, các đầu đao cũng vút lên. Nhờ vậy mà đình Hương Canh trông toàn cảnh rất đồ sộ nhưng không nặng nề, to cao mà duyên dáng, không kém phần mềm mại và uyển chuyển.

Xưa kia đình Hương Canh có ba tòa kiến trúc bố cục theo kiểu chữ “vương”, năm 1964 trong khi tu sửa đã dỡ đi tòa cuối cùng, nay còn tòa tiền tế và đại đình. Tiền tế đình Hương Canh gồm 3 gian, mái được làm kiểu 2 tầng 8 mái, tòa đại đình 5 gian 2 dĩ, dài 26m, rộng 13,50m, 4 mái. Để chống đỡ bộ mái nặng hàng chục tấn ấy, các nhà thiết kế thời bấy giờ đã tạo cho đình một bộ khung rất chắc chắn. Riêng tòa đại đình với sáu hàng chân - 48 cột gỗ tốt, đại khoa, cột cái có chu vi 2,40m, cao 6m; cột con chu vi 1,80m, cao 4m. Sự tài tình của người thợ ở đây là ngoài việc mộng sàm chặt khít, còn phải tính toán chính xác để phân phối chính xác lực đều cho toàn đình, từ đó tạo cho đình một thế cân bằng. Mỗi bộ phận cấu tạo nên đình đều chịu một lực nhất định tương xứng với chức năng của nó. Các xà ngang dọc giằng co với nhau, thu hút lực để đưa về ngọn cột để cột chịu lực là chính. Làm được điều đó chắc phải tính toán, đo đạc kỹ lưỡng đến mức nào.

Không làm kiểu “chồng bồn tứ trụ” như một số đình khác mà kết cấu bộ vì đình Hương Canh làm kiểu “cột đội cánh sẻ” rất khỏe và giữ được nóc đình vững bền. Có thể nói các bộ phận cấu tạo nên đình được bố trí rất hợp lý, từ các thành phần to đến các chi tiết nhỏ đều có một tác dụng nhất định, chúng đều phải “làm việc” với hiệu xuất cao, để nâng một góc đình với bộ đao khá nặng một số xó nhỏ thôi mà phải ăn mộng tiếp xúc với sáu đầu xà ngang dọc.

Du khách đến tham quan còn được chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc trang trí của các nghệ nhân hết sức tinh vi và điêu luyện. Đây chính là

Nguyễn Tiến Hương 36 K32G - Việt Nam Học

nét tiêu biểu đặc sắc của đình Hương Canh. Tất cả các đầu dư, họng cột, những phần thừa ra, các nghệ nhân đều biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật: những con kìm được chạm lộng sâu hàng gang tay, những nét mác cong đều vút lên hùng dũng, những đầu hoành, đòn tay là chú voi mập mạp như đang đứng đó cùng nhau khiêng đội mái đình. Đặc biệt là các bức cốn, các bức chạm trên ván gỗ mới thật là tuyệt tác. Với 19 bức chạm tạo thành sáu mảng trang trí lớn khiến cho nội thất đình Hương Canh thêm uy nghi, sinh động. Tiêu biểu là các bức chạm: Đấu võ, đấu vật, bơi chải, bầu rượu túi thơ, đi săn về, người cưỡi rồng, bát tiên…Đây là những hình ảnh thu nhỏ ngày hội làng, nó phản ánh được phần nào sinh hoạt của xã hội thời Lê Trung Hưng.

Là công trình kiến trúc đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, trong thời gian tới đình Hương Canh không chỉ giới hạn ở sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học mà còn là địa chỉ đỏ trong những chuyến hành hương thưởng ngoạn của du khách gần xa. Đình còn là nơi sinh hoạt và để lại nhiều kỷ niệm của nhiều thế hệ thợ thủ công làng gốm Hương Canh.

Đình thứ hai trong cụm đình Hương Canh là đình Ngọc Canh, cách đình Hương Canh chừng 200m. Đình Ngọc Canh được khởi dựng thời Hậu Lê (thế kỷ XVII), đình Ngọc Canh có kiểu thức kiến trúc tương tự đình Hương Canh, rất đồ sộ, cột lớn kết cấu vững chãi. Hiện đình còn nguyên ba tòa kiến trúc bố cục như hình chữ “vương”, tiền tế 5 gian dài 20m, rộng 7,10m; đại đình 5 gian 2 dĩ dài 24m, rộng 15,5m; hậu cung 5 gian dài 10m, rộng 7,30m.

Về nghệ thuật chạm khắc, đình Ngọc Canh cũng có bức chạm giống đình Hương Canh như: đấu vật, bơi chải, đi săn về, hay những hình rồng phương, con giống…Tuy nhiên nội dung nghệ thuật chạm trổ ở đây có những điểm khác với đình Hương Canh. Nếu như ở đình Hương Canh tả nhiều về ngày hội làng, những trò chơi đông người tạo nên không khí vui nhộn thì đình Ngọc Canh lại thiên về tả cảnh lao động, những thú vui hàng ngày trong nông

Nguyễn Tiến Hương 37 K32G - Việt Nam Học

thôn. Nếu chạm trổ đình Hương Canh đẹp trong không khí nhộn nhịp vui tươi thì chạm trổ ở đình Ngọc Canh đẹp trong không gian trầm lắng, suy tư, liên tưởng trước thực tế cuộc sống của nhân dân ta nửa cuối thế kỷ XVII, như các bức chạm: dựng cột buồm, uống rượu, chơi cờ, đến hát nhà quan. Với lối bố cục chặt chẽ, hài hòa, đường nét phóng khoáng tự do, chú ý khắc họa từng chi tiết thể hiện rõ tình cảm, cá tính của từng nhân vật trong bức chạm để rồi có một tác phẩm hoàn hảo, mang nội dung tư tưởng sâu sắc, thể hiện cao độ đề tài định trước. Đó là những thành công nổi bật trong chạm khắc gỗ ở đình Ngọc Canh.

Đình Ngọc Canh cùng với các di tích của huyện Bình Xuyên đã và đang được nhà nước quan tâm lập dự án trùng tu tôn tạo nhằm bảo quản, giữ gìn kiến trúc cổ truyền và các tác phẩm điêu khắc dân gian cũng như việc khôi phục những sinh hoạt hội hè, phát huy giá trị vật thể và phi vật thể của di tích trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay.

Đình thứ ba trong cụm đình ở Hương Canh, có giá trị lịch sử văn hóa đó là đình Tiên Canh (nay thuộc xóm Tiên Hường nên gọi là đình Tiên Hường).

Kết cấu, kiểu thức kiến trúc của đình Tiên Hường giống đình Hương Canh và Ngọc Canh, tuy nhiên diện tích lớn hơn, tiền tế 5 gian dài 23m, rộng 10m; đại đình 5 gian 2 dĩ dài 29,70m, rộng 14m; hậu cung 5 gian 2 dĩ dài 16m, rộng 7m.

Trên bộ khung kiến trúc gỗ đồ sộ vững chãi ấy, người xưa đã tính toán rồi làm đẹp thêm cho đình bằng việc điêu khắc, trang trí với kỹ thuật điêu luyện, nội dung tinh tế, tả cảnh sinh hoạt của con người, các con vật vũ trụ, tứ linh, kìm nghê và hoa lá cách điệu như ở cửa võng hậu cung, các bức cốn nách, đầu bẩy điểm khác trong trang trí đình Tiên Canh với đình Hương Canh và Ngọc Canh là đề tài con người ít hơn (có ba bức cốn nách tả cảnh: luyện

Nguyễn Tiến Hương 38 K32G - Việt Nam Học

voi, bơi chải, người múa), chủ yếu là tứ linh (long- ly- quy- phượng), trong đó hình rồng xuất hiện trong hầu hết các trang trí ở đây. Rồng được thể hiện ở những tư thế khác nhau: rồng hút nước, rồng uốn, rồng cuốn cột, cá hóa rồng. Chẳng hạn ở cuốn nách gian dĩ đại đình chạm hình rồng cách điệu, mình ẩn, đầu to, tai vểnh, răng nhe. Cốn nách ở tiền tế chạm “tứ linh” với rồng đang hút nước, lân bờm tóc dữ tợn, rùa đang bò miệng ngậm quyển sách, phượng bay cánh xòe rộng lả lướt. Bức “long cuốn thủy” tả cảnh một rồng mẹ đang hút cột nước, cạnh có rồng con đang ôm quả cầu. Đặc biệt trên hệ thống cửa võng - hậu cung trang trí toàn hình rồng (cửa võng hậu cung đình Tiên Hường rất độc đáo là cửa kép gồm hai lần cửa). Các cạnh của ba ô cửa ngoài chạm bảy lớp hình cá hóa rồng, các cạnh của ba ô cửa trong chạm tám lớp, mỗi lớp là một hình rồng dài suốt theo chiều cao của cửa (1,5m). Còn ở cột cửa (ô giữa) chạm một đôi rồng to đang cuốn chặt vào cột. Tính tổng thể ở sáu ô cửa võng có hơn 100 con rồng nằm cùng tư thế song song nhau với cả rừng vây máu trông rất uy nghi. Cùng kỹ thuật đụng chạm tỉ mỉ, chau chuốt, các hình rồng đều được thếp vàng lóng lánh rực rỡ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói chạm trổ ở cửa võng đình Tiên Hường là kiệt tác độc đáo về chạm khắc gỗ cổ dân gian ở Vĩnh Phúc cuối thế kỷ XVIII. Và với đề tài chủ đạo - hình rồng, chạm khắc ở đình Tiên Canh đã phần nào phản ánh nội dung tư tưởng đa dạng của xã hội Việt Nam đương thời. Có người nói hình rồng hút nước ở đình Tiên Hường là hình tượng cầu mưa của cư dân nông nghiệp. Cũng có người nói hình rồng ở đình Tiên Hường với tỷ lệ cao như thể nói lên sự chuyên quyền của chế độ phong kiến Việt Nam khi ấy, luôn muốn đề cao uy quyền của mình để thống trị nông dân. Lại có người nói hình rồng ở đình Tiên Hường, nhất là hình cá hóa rồng phản ánh tình hình thi cử, ước mơ đỗ đạt của nho sinh thuở trước như câu ca:

Nguyễn Tiến Hương 39 K32G - Việt Nam Học

Mồng bốn cá về cá vượt vũ môn”.

Ở đình Tiên Hường có nhiều hình rồng và hóa rồng như thế, chứng tỏ từ cuối thế kỷ XIX, đạo nho ở nước ta đã dẫn tới chi phối hệ tư tưởng trong xã hội đương thời.

Trên đây là quần thể kiến trúc điêu khắc của cụm đình Hương Canh. Ngày nay cụm đình Hương Canh cùng với các di tích lịch sử văn hóa khác của huyện Bình Xuyên đã được nhà nước quan tâm đầu tư để tôn tạo, bảo tồn. Hiện nay cụm đình Hương Canh kết hợp với làng gốm Hương Canh đã được khai thác trở thành tour du lịch hấp dẫn của tỉnh đó là tuyến: Vĩnh Yên - cụm đình Hương Canh - làng gốm Hương Canh. Hàng năm có hàng ngàn khách du lịch về đây không chỉ thỏa mãn nhu cầu về tâm linh mà còn thỏa mãn nhu cầu tham quan tìm hiểu, nghiên cứu...

2.1.3. Danh thắng

2.1.3.1. Khái niệm danh thắng

Trong thực tế, danh thắng là sự kết hợp của hai loại hình di tích: di tích nhân tạo và di tích thiên tạo. Đây là những nơi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời có chứa những công trình do con người tạo ra, thông thường là những ngôi chùa, ngôi đền hay một công trình văn hóa nào đó…[7, tr.36]

2.1.3.2. Danh thắng Thanh Lanh - Ngọc Bội

Huyện Bình Xuyên có một quần thể di tích - danh thắng nằm trong thung lũng Thanh Lanh - Ngọc Bội, chân núi Mỏ Quạ ở thôn Thanh Lanh xã Trung Mỹ gồm: đền Đông Cung, thành Quận Hẻo, xóm Đồng Đình, thác Ba Ao.

Cụm đền Đông Cung có đền Hạ, đền Trung và đền Thượng thờ bốn vị thánh: Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh, là ba vị tướng thời vua Hùng dựng nước, được thờ ở nhiều nơi trong huyện. Còn U Sơn Đại Vương là người địa phương. “Tiểu chí tỉnh Vĩnh Yên”ghi rằng: “U Sơn dòng dõi một nhà khá giả

Nguyễn Tiến Hương 40 K32G - Việt Nam Học

ở xóm Thanh Lanh. Ông rất thông minh và hiểu biết rộng, ông rời nhà ra đi để học thêm đạo lý. Một hôm đến núi Ba Vì, U Sơn gặp ba vị thần núi. Bốn người cảm thông ngay với nhau, liền kết nghĩa anh em. Về sau, các vị đều đi theo phò tá nhà Hùng. Có một lần, U Sơn mời ba người anh em kết nghĩa về chơi nhà mình. Dân Thanh Lanh thấy các vị đều là hiện thân của sự hùng dũng và lòng đức độ nên đã xin được lập đền thờ để tôn vinh các vị”.

Tương truyền, đền Đông Cung được xây dựng từ thuở xa xưa, thời nhà Lý trùng tu một lần, đời nhà Lê trùng tu một lần nhưng bị giặc Pháp phá trụi cuối năm 1949. Cách đây dăm năm, đền được nhân dân địa phương góp công của và một Việt kiều công đức thêm, kiến thiết lại. Đền còn giữ được hai đạo sắc phong, hai tấm bia, và một số cổ vật bằng đá đời Lê. Trước ngày kháng chiến chống Pháp, hàng năm có rất đông khách hành hương từ các tỉnh xa về lễ đền. Năm 1997 đã có gần 3.000 người đến tham quan, tưởng niệm.

Thành Quận Hẻo (thường gọi là Bờ Vòng Thanh Lanh) gắn với sự tích người anh hùng áo vải Nguyễn Danh Phương, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân ở tả ngạn sông Hồng, kiểm soát các phủ Tam Đới (gồm các huyện Bạch Hạc, Yên Lạc, Yên Lãng), phủ Lâm Thao (gồm các huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Hoa Khê, Hạ Hòa, Tam Nông), phủ Đà Dương (vùng ven sông Đà thuộc chấn Sơn Tây cũ): lan sang cả hai trấn Tuyên Quang, Thái Nguyên: nghiễm nhiên trở thành một “dịch quốc” trống lại vua Lê - Chúa Trịnh hơn mười năm trời (1740- 1751). Nghĩa quân lập đại đồn ở thung lũng Thanh Lanh - Ngọc Bội, sửa sang cung điện theo kiểu nhà vua, quân lương khí giới đều tích trữ tại đây. Di tích còn lại ngày nay là thành Quận Hẻo, chắn ngang thung lũng Thanh Lanh, đầu phía Tây gối vào dãy núi Quần Ngựa, đầu phía Đông gối vào dãy núi Chợ Trời. Thành dài hơn 700m, chân thành chỗ rộng nhất là 30m, chỗ hẹp nhất là 10m, mặt thành chỗ rộng nhất 10m, cao trung bình 7m. Thành này thời Quận Hẻo được đắp liền, chặn suối Thanh Lanh, dâng nước lên gần

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 33)