Khái quát về huyện Bình Xuyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 31)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.1.Khái quát về huyện Bình Xuyên

Nguyễn Tiến Hương 32 K32G - Việt Nam Học

Huyện Bình Xuyên nằm ở phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 9 km về hướng Đông Nam.

Diện tích: 145,67 km2 Dân số: 108.944 người

2.1.1.2. Lịch sử hình thành

Thời nhà Trần huyện Bình Xuyên có tên là Bình Nguyên. Năm 1469 Bình Nguyên đổi tên thành huyện Bình Tuyền. Đến năm 1841 Bình Tuyền được đổi lại thành Bình Xuyên.

Thời nhà Nguyễn huyện Bình Xuyên thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Năm 1890 Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Yên mới thành lập, huyện lị là Đạo Tú.

Tháng 10/1977 hai huyện Yên Lãng, huyện Bình Xuyên đổi tên thành huyện Mê Linh.

Tháng 10/1978 Bình Xuyên tách khỏi huyện Mê Linh sát nhập với huyện Tam Dương thành huyện Tam Đảo.

Ngày 9/9/1998 chính phủ ban hành nghị định 36/ CP tách huyện Tam Đảo thành hai huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên.

Đến ngày 1/9/1998 huyện Bình Xuyên chính thức đi vào hoạt động.

2.1.1.3. Điều kiện tự nhiên

Phía Bắc Bình Xuyên giáp với tỉnh Thái Nguyên, Phía Đông Nam giáp huyện Mê Linh, phía Tây giáp huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên, phía Nam giáp huyện Yên Lạc.

Bình Xuyên có địa hình núi thấp, bán bình nguyên ở phía Bắc, đồng bằng ở phía Nam, bao gồm các quần thể đỉnh bị xâm thực bóc mòn, quần thể khe, quần thể các đồi chân núi, đồi tích tụ.

Nguyễn Tiến Hương 33 K32G - Việt Nam Học

Đất đai ở Bình Xuyên thích hợp trồng các loại cây như: lúa, rau màu, chè, lạc, các cây nguyên liệu giấy, chè.

Bình Xuyên có nhiều lợi thế để phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp: các lò gốm sành sứ, sản xuất vật liệu xây dựng.

Bình Xuyên có các làng nghề như: làng gốm Hương Canh, nghề mộc Thanh Lãng, nghề mây tre đan Thiện Kế.

Trên địa bàn Bình Xuyên có quốc lộ 2, tỉnh lộ 302, 306, đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua.

Bình Xuyên có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Canh, và các xã: Đạo Đức, Phú Xuân, Thanh Lãng, Tân Phong, Sơn Lôi, Quất Lưu, Tam Hợp, Hương Sơn, Gia Khánh, Thiện Kế, Minh Quang, Bá Hiến, Trung Mỹ.

Bình Xuyên là địa bàn cư trú của các dân tộc: Kinh, Tày, Sán Dìu.

2.1.1.5. Tiềm năng du lịch

Bình Xuyên có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Hàng năm thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan các di tích lịch sử như: Cụm đình Hương Canh, Đình Quất Lưu, Đền Thánh Mẫu, Chùa Kính Phúc; Tham quan làng nghề gốm Hương Canh, Làng mộc Thanh Lãng; Danh thắng Thanh Lanh - Ngọc Bội và Lễ hội kéo song ở Hương Canh…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 31)