Giải pháp về tuyên truyền quảng bá

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 59)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.2.Giải pháp về tuyên truyền quảng bá

Tuyên truyền quảng bá là một trong những giải pháp quan trọng để tạo lập hình ảnh du lịch Bình Xuyên ở trong và ngoài nước nhằm thu hút du khách.

Cần phải thực hiện đầy đủ, chính xác những thông tin về thế mạnh, tiềm năng sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện để giới thiệu sản phẩm du lịch Bình Xuyên cho du khách trong và ngoài nước biết tới thông qua một số hình thức tuyên truyền quảng bá như: Qua các phương tiện thông tin hiện đại (Trên mạng Internet, trên các sản phẩm nghe nhìn, trên sách, báo, tạp chí du lịch…) Qua các tập gấp, tờ rơi, các biển quảng cáo đặt tại các trung tâm hay đầu nút giao thông lớn.

Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh, tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc di tích, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, các lễ hội truyền thống…

Cộng tác chặt chẽ với các cơ quan sách báo, tạp chí về du lịch.

Ngoài ra tạo ra các tour du lịch đặc trưng của huyện để thu hút du khách và quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương.

Nguyễn Tiến Hương 60 K32G - Việt Nam Học

Đào tạo cán bộ, nhân viên cho ngành du lịch Bình Xuyên là yêu cầu rất lớn về số lượng và chất lượng. Vấn đề ở đây là phải có những giải pháp cụ thể để thực hiện được các yêu cầu đó. Cần khẳng định rằng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề then chốt nhất trong mọi vấn đề. Chính lực lượng cán bộ và nhân viên là yếu tố quyết định đối với mọi sự thành công hay thất bại trong các hoạt động kinh doanh, nhất là trong kinh doanh dịch vụ du lịch. Bởi vì trong kinh doanh dịch vụ du lịch, cán bộ nhân viên sẽ được tiếp xúc trực tiếp với du khách, cho nên trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ, nhân viên ở đây có ý nghĩa quyết định. Hơn nữa công tác đào tạo lại công tác đòi hỏi nhiều thời gian, phải đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Bởi vậy cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, các ngành các cấp trong công tác này.

 Để thực hiện yêu cầu và nhiệm vụ trong việc đào tạo cần phải thực hiện những giải pháp sau:

 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

 Đẩy mạnh công tác đào tạo lại và mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài.

 Liên kết chặt chẽ với các trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học đào tạo về du lịch để đào tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên đồng thời thu hút các học viên, sinh viên giỏi thông qua chương trình nhận sinh viên thực tập.

 Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia .Đẩy mạnh công tác giáo dục du lịch toàn dân.

 Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý đến đãi ngộ…chú trọng từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng đội ngũ cán bộ có kiến thức, trình độ, tay nghề, ý thức chính trị và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. Đặc biệt chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức,

Nguyễn Tiến Hương 61 K32G - Việt Nam Học

trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

3.2.4. Giải pháp về vốn đầu tư

Huy động vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân… nhằm tôn tạo các di tích, khôi phục các lễ hội, làng nghề, các điểm, các khu du lịch và hoàn thiện cơ sở để phục vụ cho khách du lịch.

Bên cạnh đó còn huy động vốn ngân sách của tỉnh, xã và các nhà đầu tư khác để nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng, các khu di tích, các khu vui chơi giải trí, dịch vụ…

3.2.5. Giải pháp về tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Mặt khác phát triển du lịch cũng là yếu tố tích cực thúc đẩy nâng cao, mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phương.

Trong cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch quan trọng nhất là hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện:

 Cần có kế hoạch khắc phục sự xuống cấp, từng bước nâng cấp các công trình, các tuyến giao thông trọng điểm của huyện.

 Nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc khắp huyện.

 Điện lực được ưu tiên đi trước một bước.

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ ngành du lịch:

Nguyễn Tiến Hương 62 K32G - Việt Nam Học

 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở các điểm du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí có quy mô để thu hút khách du lịch.

 Về phương tiện vận chuyển khách du lịch cần phải đầu tư mua và sửa chữa những loại xe có chất lượng cao để phục vụ du khách.

3.2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ

Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi hàm lượng khoa học công trong mỗi sản phẩm xã hội ngày càng cao. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển ngành du lịch, hoạch định các chiến lược thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và cho công tác quản lý. Việc nâng cao ứng dụng thành tựu mới của công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với công tác quản lý mà còn với các hoạt động kinh doanh du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch. Do vậy, chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong du lịch.

3.2.7. Giải pháp về thị trường

Du lịch huyện Bình Xuyên cần nhanh chóng mở rộng thị trường qua việc tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị với các doanh nghiệp trong cả nước.

Quan tâm đến thị trường nội tỉnh, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống tinh thần từ đó kích cầu du lịch nội tỉnh.

Chú ý từng bước nghiên cứu tiếp cận thị trường quốc tế, trong đó quan tâm đến thị trường các nước trong khu vực. Đối với nguồn khách quốc tế đến tham quan các điểm du lịch của địa phương: Các doanh nghiệp kinh doanh đầu tư xây dựng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của du khách, đồng thời tăng cường hướng dẫn đảm bảo cho du khách có thể hiểu được các giá trị

Nguyễn Tiến Hương 63 K32G - Việt Nam Học

văn hóa, kiến trúc cũng như lịch sử của điểm du lịch. Phối hợp với các làng nghề tiêu biểu tổ chức giới thiệu, bán sản phẩm lưu niệm cho du khách.

3.2.8. Giải pháp về tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống và phát triển các làng nghề phục vụ du lịch

Bình Xuyên là huyện có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa nhân văn. Để từng bước đa những yếu tố văn hóa thành điểm du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành văn hóa với ngành du lịch.

 Đối với các di tích lịch sử văn hóa:

 Ưu tiên nguồn vốn để trùng tu, phục hồi hoặc nâng cấp di tích ở các điểm trọng tâm theo các tuyến du lịch đã quy hoạch.

 Quy hoạch phát triển các điểm di tích lịch sử văn hóa đã được trùng tu, tôn tạo để đầu tư đạt tiêu chuẩn của một điểm du lịch.

 Hướng và tổ chức mở rộng các hoạt động lễ hội phục vụ du lịch:

 Mở rộng lễ hội nhằm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để ngành du lịch khai thác kinh doanh phát triển du lịch.

 Mở rộng một số lễ hội có ý nghĩa như: lễ hội kéo song, hội vật…

Ngoài những nội dung của lễ hội truyền thống, đưa thêm một số nội dung mang tính du lịch nhằm đổi mới, phong phú nội dung lễ hội: Tăng cường giới thiệu về ý nghĩa, lịch sử lễ hội, di tích lịch sử thông qua sự giới thiệu của các bô lão địa phương hoặc phát hành các tờ gấp, tờ rơi. Tuy nhiên cần đảm bảo cho các dịch vụ phục vụ có trật tự, kỷ cương, lành mạnh đề cao giá trị văn hóa, tinh thần.

 Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống để khách du lịch có cơ hội tìm hiểu những nghề truyền thống và mua hàng lưu niệm.

3.2.9. Giải pháp về tổ chức quản lý tại các điểm du lịch

Các dịch vụ tại điểm du lịch cần được mở rộng hơn, đồng thời cũng được đưa vào quản lý một cách có hệ thống. Để làm được điều này cần phải

Nguyễn Tiến Hương 64 K32G - Việt Nam Học

có sự kết hợp giữa các ngành có liên quan như: Công an, y tế, thuế…và đặc biệt chính quyền địa phương tại các điểm du lịch.

Tại các điểm du lịch đẩy mạnh hoạt động phát triển dịch vụ du lịch đồng thời cần có sự quản lý của các ban ngành cơ quan quản lý di tích và chính quyền địa phương có những biện pháp xử lý các việc tiêu cực xảy ra tại các điểm du lịch.

Cần có những biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi: chèn ép khách hàng, ăn trộm, ăn xin, bám lấy khách du lịch…tạo ấn tượng không tốt cho khách đi du lịch.

Song song với việc khai thác tiềm năng du lịch tại một số điểm du lịch ban quản lý cần quan tâm đến vấn đề môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tạo môi trường trong sạch, lành mạnh…đảm bảo vệ sinh môi trường, thực phẩm trong việc phục vụ khai thác du lịch.

Trên đây là một số giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Bình Xuyên do chúng tôi đề ra nhằm giúp du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên khắc phục được những tồn tại và hạn chế, thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển, khai thác tốt tiềm năng du lịch sẵn có của huyện. Hi vọng trong tương lai không xa hình ảnh Bình Xuyên sẽ được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.

Nguyễn Tiến Hương 65 K32G - Việt Nam Học

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Phát triển du lịch là một trong những chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta, nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện được điều đó thì vấn đề đặt ra đó là làm thế nào để nâng cao hiệu quả khai thác trong du lịch? Từ thực tế đó đòi hỏi mỗi một ban ngành, mỗi một địa phương cần phải có chính sách và những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao, đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của du lịch, để đất nước ta trở thành một trong những trung tâm du lịch và thương mại có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.

Không có nhiều thế mạnh nổi bật như một số địa phương khác nhưng có đủ cơ sở để khẳng định Bình Xuyên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch: di tích lịch sử văn hóa, danh thắng, lễ hội, làng nghề. Tuy nhiên hiện nay du lịch Bình Xuyên chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch hiện có. Chính vì vậy cần có những giải pháp đồng bộ để khắc phục thực trạng kém phát triển của du lịch huyện Bình Xuyên hiện nay, để du lịch huyện Bình Xuyên nhanh chóng hội nhập với du lịch trong tỉnh và trong cả nước. Khai thác tiềm năng du lịch hiện có để du lịch huyện Bình Xuyên trong tương lai không xa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, đóng góp nhiều ngân sách, góp phần đáng kể xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương, giải quyết việc làm cho ngời lao động, nhanh chóng đưa huyện Bình Xuyên ngày càng phát triển, là một trong những huyện phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc và phấn đấu trở thành thị xã của tỉnh trong những năm 20 của thế kỷ này.

Do kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, trình bày đề tài. Kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của quý thầy cô, các bạn sinh viên.

Nguyễn Tiến Hương 66 K32G - Việt Nam Học

2. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị với chính phủ cấp vốn vốn ngân sách đầu tư vào kết cấu hạ tầng cho huyện Bình Xuyên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc, quan tâm đến kết cấu hạ tầng ở các điểm du lịch.

Kiến nghị với Nhà nước và tỉnh Vĩnh Phúc thu lệ phí tham quan tại các điểm du lịch ở huyện Bình Xuyên. Nguồn thu này sẽ được dùng trong việc trùng tu, tu sửa các di tích, đồng thời xây dựng lại cơ sở vật chất để phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Đề nghị Bộ văn hóa và tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm chỉ đạo, triển khai quy hoạch tổng hợp và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch ở huyện Bình Xuyên. Để từ đó có những quy hoạch cụ thể tại các điểm du lịch, phục chế tôn tạo lại các di tích lịch sử văn hóa, phục hồi các lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống.

Kiến nghị với Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc kết hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh và ngành du lịch có chính sách và chiến lược đào tạo lại, đào tạo mới, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong ngành du lịch. Nâng cao hiểu biết về các điểm du lịch để cho du khách hiểu hơn về văn hóa huyện Bình Xuyên.

Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các ngành triệt để giải quyết các hiện tượng vi phạm lấn chiếm hoặc sử dụng đất sai mục đích của các điểm du lịch.

Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở văn hóa, thể thao và du lịch thành lập các điểm du lịch, để có cơ sở triển khai thành lập ban quản lý các điểm du lịch, từng bước thực hiện việc khai thác các tiềm năng du lịch văn hóa nhân văn huyện Bình Xuyên.

Nguyễn Tiến Hương 67 K32G - Việt Nam Học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thế Bình (chủ biên), (1998), Non nước Việt Nam, Nxb Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu

hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2006), Kinh tế du lịch, Nxb Lao

động - Xã hội, Hà Nội.

5. Huyền Giang (2000), Tạp chí văn hoá nghệ thuật.

6. Luật du lịch (2005), Nxb Chính trị quốc gia.

7. Phạm Trung Lương (chủ biên), (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch

Việt Nam, Nxb Giáo dục.

8. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2002), Kinh tế du lịch và du lịch học,

Nxb Trẻ.

9. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục.

10. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Phan Ngọc (1994), Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hoá

thông tin, Hà Nội.

12. Tạp Chí Văn hóa thể thao Vĩnh Phúc (số 3/2000), Chuyên đề huyện Bình

Xuyên.

13. Tạp chí Văn hoá Vĩnh Phúc (số 7/ 8-2006), Chuyên đề huyện Bình Xuyên.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 59)