7. Bố cục của khóa luận
2.1.4. Làng nghề
2.1.4.1. Khái niệm
Nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Thông thường, nghề thủ công là những nghề làm ra sản phẩm bằng tay, không dùng hoặc hầu như không dùng đến máy móc. Nghề thủ công thể hiện tài khéo léo của người thợ cũng như óc tư duy, thẩm mỹ và quan niệm nhân sinh của họ. Đây cũng chính
Nguyễn Tiến Hương 43 K32G - Việt Nam Học
là những đặc tính riêng của các nền văn hóa và cũng là sức hấp dẫn của các làng nghề và làng nghề thủ công truyền thống.[7, tr.38]
Làng nghề thủ công truyền thống là khái niệm chỉ những làng nghề có truyền thống làm ra các loại sản phẩm bằng tay nào đó. Ở những làng này thường có ông (bà) tổ nghề là người sáng tạo, gây dựng làng nghề, sau đó các thế hệ trong làng tiếp tục giữ gìn và phát triển nghề thủ công đặc sắc của làng mình.
2.1.4.2. Làng nghề gốm Hương Canh
Làng nghề gốm Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hương Canh cách Hà Nội khoảng 52km. Làng nghề gốm Hương Canh vốn đã nổi tiếng từ lâu đời của tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ xa xưa, Hương Canh đã xuất hiện và tồn tại nhiều làng nghề truyền thống như: xây dựng, chăn nuôi, đúc gang...song có lẽ một nghề mà tên làng, tên sản phẩm hàng hóa được dân gian đúc kết thành câu tục ngữ, ca dao hoặc đi vào những vần thơ trong văn học như một phương tiện quảng cáo của cả một thời gian dài lịch sử - nghề gốm sành Hương Canh:
“Sứ Móng Cái, vại Hương Canh” Hoặc : “Hương Canh có cây bồ đề Có sông Chợ Cánh, có nghề làm cang”
Hay sâu lặng và mượt mà đằm thắm hơn trong bài “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu viết:
“Ai về mua vại Hương Canh Ai lên mình gửi cho anh với nàng”
Nghề gốm sành tập trung ở xóm Lò Cang thị trấn Hương Canh. Nguồn gốc nghề gốm Hương Canh có những tư liệu đánh giá khác nhau:
Trong cuốn “Chùa Ma Hồng và nghề gốm sành ở Lò Cang”, Nguyễn Thanh Nguyên cho rằng: “Theo chứng tích còn lại ở chùa Ma Hồng thì niên
Nguyễn Tiến Hương 44 K32G - Việt Nam Học
hiệu Cảnh Hưng thứ hai (1742), ngày 6/8 năm Nhâm Tuất, vua Lê Hiến Tông Duy Diên cử quan nội hầu Trịnh Xuân Biền về Hương Canh …Quan Nội Hầu thấy rõ tình cảnh dân chúng Hương Canh đói kém vì giặc giã, trông chờ hột gạo ở 36 cánh đồng đã bị tàn phá thì có nguy cơ phải tìm ra nghề phụ, thu hút được nhiều lao động trong nhiều khâu sản xuất, Ngài bèn dâng sớ cẩn tấu về triều đình xin cho lập xưởng thủ công chế tác gốm sành”.
Trong cuốn “Gốm và nghề truyền thống”, Hoàng Xuân Chinh, Trần Anh Dũng cho rằng: “Qua các tài liệu khảo cổ học, thần tích, truyền thuyết sưu tầm được, chúng tôi thấy rằng nguồn gốc của làng gốm Hương Canh có từ thời Hùng Vương- An Dương Vương là rất có cơ sở tin cậy”.
Theo Nguyễn Quý Đôn, trong cuốn “Niên biểu các dấu tích còn lại ở Hương Canh: “Gốm sành Lò Cang có nguồn gốc từ Thổ Hà. Dân phiêu tán lập thành phường hội vào thời Minh Mệnh là đúng thực tế lịch sử”. Theo chúng tôi đây là nhận định sát thực tế, bởi lẽ tại làng Lò Cang- Một số hộ làm gốm đã tìm thấy những di vật được coi là “bảo vật” của làng mình, đó là miếng phù điêu trang trí hình rồng lá, chiếc khuôn hình rồng có niên đại khoảng đầu thế kỉ 19.
Song, dẫu sao với đặc điểm của làng Hương Canh như: nguồn đất sét dồi dào, nguồn nhiên liệu phong phú từ vùng chân núi Tam Đảo, là nơi trung tâm huyện, thuận đường giao thông đường thủy, bộ, nghề gốm đã nhanh chóng phát triển và trở thành một ngành nghề chủ yếu ở Hương Canh. Sản phẩm truyền thống của làng gốm Hương Canh rất đa dạng, phong phú, từ những đồ sinh hoạt hàng ngày như: chum, chĩnh, vại đến những đồ trang trí kiến trúc trong đình, chùa, miếu như: tượng nghê, hình đầu đao, và các mặt hàng phục vụ quốc phòng, xây dựng như: bình đựng hóa chất, ấm nước. Đồ sành do Hương Canh làm ra thì cái gì cũng tốt chum, chĩnh, vại đem làm tương thì tương ngọt, đem muối cà thì cà giòn. Be sành đựng rượu càng để lâu
Nguyễn Tiến Hương 45 K32G - Việt Nam Học
thì càng ngon. Chum lọ đem đựng hạt giống sau vài năm đem ra trồng hạt vẫn mọc đều. Nổi tiếng nhất là tiểu sành được những bàn tay người thợ tài hoa tạo dựng công phu có mái vòm mui luyện đắp nổi tứ linh hoa văn trau chuốt cầu kì được nung già lửa. Dù chôn sâu dưới lòng đất vẫn còn nguyên vẹn.
Nghề gốm sành ở Hương Canh có ba loại thợ chính: thợ vần, thợ chuốt, thợ đốt lò. Tất cả phải học rất lâu mới thành nghề rồi vừa làm vừa học hỏi nhau để rút ra những kinh nghiệm quý.
Cho đến gần đây mới có hai gia đình nghệ nhân quay lại với nghề. Đó là nhà ông Thanh và nhà bà Tỵ. Cả hai nhà đều có thợ bậc cụ nên không dễ gì quên được nghề gia truyền. Vả lại vẫn có vài khách hàng kỹ tính đến tìm mua chum vại và tiểu sành chính hiệu Hương Canh.
Hương Canh có nghề truyền thống nổi tiếng từ hàng ngàn năm nay nhưng cũng chỉ làm ra những vật dụng bình thường để đựng tương cà mắm muối đặt ở nơi xó bếp góc sân hoặc để chôn sâu dưới ba thước đất cho người quá cố! Ngày nay muốn tồn tại, gốm Hương Canh cần phải làm ra cả những vật dụng có tính mỹ thuật cao để có thể đặt ở những nơi sang trọng trong mỗi gia đình. Đây vừa là bước thử nghiệm, song cũng là hướng đi mới cho nghề làm gốm ở Hương Canh. Đó là hàng loạt những sản phẩm gồm hơn một trăm loại mặt hàng gốm sành với những kiểu dáng lạ mắt đó là những đôn, chậu cảnh, lồng đèn, các con giống nhỏ, tượng các nhân vật cổ tích, những con cá, tôm, cua, những con vật huyền thoại trong bộ tứ linh với màu đen trông thật hấp hấp dẫn người chơi vườn hoa cây cảnh, lọ hoa, ấm trà, những đồ giả cổ rồi có cả những thứ để đặt ở chỗ linh thiêng như: tượng phật Thích Ca, lư hương, đỉnh trầm…Như vậy đồ gốm sành ở Hương Canh đã có thể chiếm lĩnh những vị trí trang trọng trong nhà không còn phải đặt ở những nơi góc bếp, xó sân như trước nữa.
Nguyễn Tiến Hương 46 K32G - Việt Nam Học
Không phụ thuộc nhiều vào chất men tráng như gốm Bát Tràng mà chỉ nhờ vào lượng nhiệt nung trong lò tạo ra. Dù các sản phẩm ra lò không mềm mại, mượt mà như gốm Bát Tràng, Giang Tây nhưng lại có cái mộc mạc và rất cá tính. Chính sự gân guốc, hoang sơ như đồ vật cổ của gốm mỹ nghệ Hương Canh đã tạo nên nét riêng biệt vô cùng hấp dẫn. Nhờ vậy mà gốm Hương Canh ngày càng mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế.
Ngày nay, làng gốm Hương Canh là một điểm du lịch hấp dẫn đối với mọi du khách trong và ngoài nước. Mọi mặt hàng gốm sành đều tốt đẹp, hấp dẫn như vậy nên du khách đến tham quan ai cũng thử làm một sản phẩm gốm nào đó và mua vài thứ làm đồ dùng, quà lưu niệm.
2.1.5. Lễ hội 2.1.5.1. Khái niệm 2.1.5.1. Khái niệm
Trong các dạng của tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi, giải trí. [7, tr.37].
Lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính:
Phần lễ: (hay còn gọi là phần nghi lễ). Tùy vào tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Có thể phần nghi lễ mở đầu ngày hội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính tới các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Nguyễn Tiến Hương 47 K32G - Việt Nam Học
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách. Phần nghi lễ là phần hạt nhân của cả lễ hội.
Phần hội, là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn…mặc dù vẫn hàm chứa những yếu tố truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hóa mới. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị hơn, có sức hấp dẫn hơn. Thông thường phần hội gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ.
Thời gian diễn ra lễ hội thường khác nhau, song lễ hội thường diễn ra vào thời điểm thiêng liêng của sự chuyển giao giữa các mùa, đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ lao động cũ, chuẩn bị cho sự bắt đầu của chu kỳ lao động mới. Ở nước ta lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân và mùa thu - hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông nhàn dỗi.
Lễ hội là đối tượng hấp dẫn khách du lịch, bởi vì thông qua đó, họ có dịp hiểu biết thêm về phong tục, tập quán, lối sống cũng như truyền thống lịch sử của địa phương. Nó lôi cuốn khách du lịch không thua kém gì các di tích văn hóa - lịch sử.
2.1.5.2. Lễ hội kéo song ở Hương Canh.
Bình Xuyên là huyện có nhiều lễ hội có giá trị như: hội vật, lễ hội đánh đòn, bơi chải…trong đó phải kể đến lễ hội kéo song ở Hương Canh. Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu và còn duy trì cho tới ngày nay, đồng thời có giá trị du lịch rất lớn. Hàng năm thu hút được hàng ngàn khách du lịch tham quan.
Nguyễn Tiến Hương 48 K32G - Việt Nam Học
Lễ hội kéo song Hương Canh là một lễ hội cổ truyền, biểu dương tinh thần thượng võ của người dân vùng sông nước. Các bậc hương lão ở đây thì cho rằng lễ hội kéo song diễn tả lại việc thao luyện thủy quân của Ngô Vương Quyền trên khúc sông Cà Lồ kín đáo thuộc huyện Bình Xuyên ngày nay, để đảm bảo an toàn bí mật, dẫn đến thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Bạch Đằng Giang.
Quân ta sử dụng dây song kéo thuyền mình, làm tăng nhanh tốc độ bơi, đồng thời căng cho thuyền lướt nhẹ và đúng hướng, khỏi bị va vướng vào cọc nhọn. Dây song lồng xuyên qua trụ gỗ, ngập dưới mặt nước, khiến quân giặc không ngờ tới, và để định vị phương rút lui của thuyền mình, làm nơi bấu víu cho các chàng Yiết Kiêu ngậm cuống lau sậy, dấu mình dưới nước, khi cần thì đục thuyền giặc kéo thuyền mình lướt sóng.
Một số bậc cao tuổi khác lại cho rằng kéo song là thể hiện một thao tác trong bủa vây thú rừng, thời kỳ các bậc vương giả như Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn, tướng quân Đỗ Cảnh Thạc về Đồng Hổ. Cùng đoàn còn có thái hậu Dương Như Ngọc, Khả Nã nương nương và Thị Tùng phu nhân. Ngày nay, cả ba ngôi đình ở Hương Canh vẫn còn long án thờ các vị này. Thuở ấy người Hương Canh đã dùng dây song quây rừng, xua muông cầm vào giữa vòng vây cho các ngài dương cung bắn. Chuyện ấy đã được khắc chạm rõ nét ở bức cốn nách trong đình Ngọc Canh: một con sơn dương trúng tên, bị buộc túm chân, lồng vào đón sóc do hai người khiêng đi. Đằng sau có người cưỡi ngựa, người cầm kiếm và chó săn chạy theo. Một bức cốn nách khác trong đại đình Hương Canh lại chạm hình một chiếc thuyền dài có cả thủy binh và tướng chỉ huy đang thừa thắng xông lên. Có thể lễ hội kéo song là vì lẽ ấy.
Cũng có một ý kiến khác cho rằng, xưa Hương Canh hay buôn bè, chở thuyền, bắt cá trên sông Cà Lồ, đã từng qua Hồng Hà, lên Tam Giang, vượt
Nguyễn Tiến Hương 49 K32G - Việt Nam Học
gềnh thác Sông Đà… cho nên việc dùng song kéo thuyền bè là chuyện lao động thường xuyên. Lễ hội kéo song có thể bắt nguồn từ hình thức lao động đó.
Việc tìm đọc các câu đối trong đình chùa, xem xét nhiều văn bản của tiền nhân để lại, đọc bia ký trong từ đường các dòng họ ở ba làng, tiếc thay là không tìm thấy chữ nào ghi về việc này. Có lẽ cổ nhân đã dùng các bức khắc chạm ở đình Hương Canh, đình Ngọc Canh thay cho văn tự thì sinh động và dễ biểu đạt hơn, gần gũi với lối suy nghĩ của dân dã, với văn hóa quần chúng hơn.
Tuy nhiên lễ hội ngày nay đã không còn ý nghĩa “sự thần” cũng không còn động tác mô tả cảnh lao động kéo dây thuyền, cuốn bè, mà thực tế hiện nay là một trò chơi kéo co dùng dây song, với một cư cấu tổ chức còn phảng phất dấu ấn trong tổ chức quân đội.
Kéo song khác kéo co như thế nào?
Kéo song khác kéo co ở chỗ, trước hết sợi dây kéo phải bằng song, dài từ 50m đến 70m, chứ không phải bằng thừng chão như kéo co. người ta tính tiền mua bán song theo trọng lượng (kg) còn tính tiền mua bán thừng chão theo độ dài (m). Nếu người kéo co được đứng để kéo thì trái lại, người kéo song phải ngồi và có lúc nằm ngửa để rút song cho được độ dài. Kéo co chỉ cần một vạch ngang trên bãi đất phẳng, chia đôi địa phận. Bên nào bị lôi qua biên giới, không trụ lại được thì bên ấy thua. Còn kéo song thì cầu kỳ nhiều hơn. Người ta chia hai phía đối lập bằng một cột lim, hoặc cột gỗ bắng súng dài 3m, chôn chặt xong, cột còn cao từ 1,2 đến 1,5m so với mặt đất. Trên thân cột đục một lỗ tròn xuyên qua, to bằng miệng chén, cao chừng 80cm đến 1m, rồi lồng dây song vào đó. Chính giữa dây song; người ta khoanh một vòng sơn đỏ, đặt trong lỗ cột, chia dây song thành hai phần đều nhau. Dây bên nào bị rút qua lỗ cột quá vệt đỏ 50cm là bên ấy thua.
Nguyễn Tiến Hương 50 K32G - Việt Nam Học
Người kéo co có thể chạy ngang, chạy giữa trong địa phận của mình. Nhưng người kéo song phải ngồi theo từng đôi một, đúng vị trí quy định của “Tướng - Sĩ” sắp xếp. Muốn kéo kiểu gì thì họ cũng chỉ được ngồi hay nằm trong cái hố của mình thôi. Riêng cặp đầu tiên của hai bên có thể đứng, co chân đạp vào cột để thêm lực đẩy. Chính vì thế dây song bị cò cưa vào lỗ cột trở thành nóng bỏng và bị sì khói khét lẹt. Người nào kéo song thiếu dũng cảm dễ bị phồng tay, hoặc lọt ngón tay vào hốc cột, khiến cả đội phải thua; sang hiệp khác cần phải có người thay thế. Người ta đào hố cho từng cặp đấu thủ ngồi, rộng 1m2, dài 1m4, chéo xuống như bậc thang, để vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ duỗi thẳng cả hai chân, đạp hết sức vào thành hố. Hố nọ cách hố