Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 62)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.7.Giải pháp về thị trường

Du lịch huyện Bình Xuyên cần nhanh chóng mở rộng thị trường qua việc tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị với các doanh nghiệp trong cả nước.

Quan tâm đến thị trường nội tỉnh, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống tinh thần từ đó kích cầu du lịch nội tỉnh.

Chú ý từng bước nghiên cứu tiếp cận thị trường quốc tế, trong đó quan tâm đến thị trường các nước trong khu vực. Đối với nguồn khách quốc tế đến tham quan các điểm du lịch của địa phương: Các doanh nghiệp kinh doanh đầu tư xây dựng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của du khách, đồng thời tăng cường hướng dẫn đảm bảo cho du khách có thể hiểu được các giá trị

Nguyễn Tiến Hương 63 K32G - Việt Nam Học

văn hóa, kiến trúc cũng như lịch sử của điểm du lịch. Phối hợp với các làng nghề tiêu biểu tổ chức giới thiệu, bán sản phẩm lưu niệm cho du khách.

3.2.8. Giải pháp về tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống và phát triển các làng nghề phục vụ du lịch

Bình Xuyên là huyện có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa nhân văn. Để từng bước đa những yếu tố văn hóa thành điểm du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành văn hóa với ngành du lịch.

 Đối với các di tích lịch sử văn hóa:

 Ưu tiên nguồn vốn để trùng tu, phục hồi hoặc nâng cấp di tích ở các điểm trọng tâm theo các tuyến du lịch đã quy hoạch.

 Quy hoạch phát triển các điểm di tích lịch sử văn hóa đã được trùng tu, tôn tạo để đầu tư đạt tiêu chuẩn của một điểm du lịch.

 Hướng và tổ chức mở rộng các hoạt động lễ hội phục vụ du lịch:

 Mở rộng lễ hội nhằm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để ngành du lịch khai thác kinh doanh phát triển du lịch.

 Mở rộng một số lễ hội có ý nghĩa như: lễ hội kéo song, hội vật…

Ngoài những nội dung của lễ hội truyền thống, đưa thêm một số nội dung mang tính du lịch nhằm đổi mới, phong phú nội dung lễ hội: Tăng cường giới thiệu về ý nghĩa, lịch sử lễ hội, di tích lịch sử thông qua sự giới thiệu của các bô lão địa phương hoặc phát hành các tờ gấp, tờ rơi. Tuy nhiên cần đảm bảo cho các dịch vụ phục vụ có trật tự, kỷ cương, lành mạnh đề cao giá trị văn hóa, tinh thần.

 Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống để khách du lịch có cơ hội tìm hiểu những nghề truyền thống và mua hàng lưu niệm.

3.2.9. Giải pháp về tổ chức quản lý tại các điểm du lịch

Các dịch vụ tại điểm du lịch cần được mở rộng hơn, đồng thời cũng được đưa vào quản lý một cách có hệ thống. Để làm được điều này cần phải

Nguyễn Tiến Hương 64 K32G - Việt Nam Học

có sự kết hợp giữa các ngành có liên quan như: Công an, y tế, thuế…và đặc biệt chính quyền địa phương tại các điểm du lịch.

Tại các điểm du lịch đẩy mạnh hoạt động phát triển dịch vụ du lịch đồng thời cần có sự quản lý của các ban ngành cơ quan quản lý di tích và chính quyền địa phương có những biện pháp xử lý các việc tiêu cực xảy ra tại các điểm du lịch.

Cần có những biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi: chèn ép khách hàng, ăn trộm, ăn xin, bám lấy khách du lịch…tạo ấn tượng không tốt cho khách đi du lịch.

Song song với việc khai thác tiềm năng du lịch tại một số điểm du lịch ban quản lý cần quan tâm đến vấn đề môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tạo môi trường trong sạch, lành mạnh…đảm bảo vệ sinh môi trường, thực phẩm trong việc phục vụ khai thác du lịch.

Trên đây là một số giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Bình Xuyên do chúng tôi đề ra nhằm giúp du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên khắc phục được những tồn tại và hạn chế, thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển, khai thác tốt tiềm năng du lịch sẵn có của huyện. Hi vọng trong tương lai không xa hình ảnh Bình Xuyên sẽ được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.

Nguyễn Tiến Hương 65 K32G - Việt Nam Học

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Phát triển du lịch là một trong những chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta, nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện được điều đó thì vấn đề đặt ra đó là làm thế nào để nâng cao hiệu quả khai thác trong du lịch? Từ thực tế đó đòi hỏi mỗi một ban ngành, mỗi một địa phương cần phải có chính sách và những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao, đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của du lịch, để đất nước ta trở thành một trong những trung tâm du lịch và thương mại có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.

Không có nhiều thế mạnh nổi bật như một số địa phương khác nhưng có đủ cơ sở để khẳng định Bình Xuyên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch: di tích lịch sử văn hóa, danh thắng, lễ hội, làng nghề. Tuy nhiên hiện nay du lịch Bình Xuyên chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch hiện có. Chính vì vậy cần có những giải pháp đồng bộ để khắc phục thực trạng kém phát triển của du lịch huyện Bình Xuyên hiện nay, để du lịch huyện Bình Xuyên nhanh chóng hội nhập với du lịch trong tỉnh và trong cả nước. Khai thác tiềm năng du lịch hiện có để du lịch huyện Bình Xuyên trong tương lai không xa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, đóng góp nhiều ngân sách, góp phần đáng kể xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương, giải quyết việc làm cho ngời lao động, nhanh chóng đưa huyện Bình Xuyên ngày càng phát triển, là một trong những huyện phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc và phấn đấu trở thành thị xã của tỉnh trong những năm 20 của thế kỷ này.

Do kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, trình bày đề tài. Kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của quý thầy cô, các bạn sinh viên.

Nguyễn Tiến Hương 66 K32G - Việt Nam Học

2. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị với chính phủ cấp vốn vốn ngân sách đầu tư vào kết cấu hạ tầng cho huyện Bình Xuyên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc, quan tâm đến kết cấu hạ tầng ở các điểm du lịch.

Kiến nghị với Nhà nước và tỉnh Vĩnh Phúc thu lệ phí tham quan tại các điểm du lịch ở huyện Bình Xuyên. Nguồn thu này sẽ được dùng trong việc trùng tu, tu sửa các di tích, đồng thời xây dựng lại cơ sở vật chất để phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Đề nghị Bộ văn hóa và tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm chỉ đạo, triển khai quy hoạch tổng hợp và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch ở huyện Bình Xuyên. Để từ đó có những quy hoạch cụ thể tại các điểm du lịch, phục chế tôn tạo lại các di tích lịch sử văn hóa, phục hồi các lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống.

Kiến nghị với Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc kết hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh và ngành du lịch có chính sách và chiến lược đào tạo lại, đào tạo mới, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong ngành du lịch. Nâng cao hiểu biết về các điểm du lịch để cho du khách hiểu hơn về văn hóa huyện Bình Xuyên.

Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các ngành triệt để giải quyết các hiện tượng vi phạm lấn chiếm hoặc sử dụng đất sai mục đích của các điểm du lịch.

Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở văn hóa, thể thao và du lịch thành lập các điểm du lịch, để có cơ sở triển khai thành lập ban quản lý các điểm du lịch, từng bước thực hiện việc khai thác các tiềm năng du lịch văn hóa nhân văn huyện Bình Xuyên.

Nguyễn Tiến Hương 67 K32G - Việt Nam Học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thế Bình (chủ biên), (1998), Non nước Việt Nam, Nxb Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu

hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2006), Kinh tế du lịch, Nxb Lao

động - Xã hội, Hà Nội.

5. Huyền Giang (2000), Tạp chí văn hoá nghệ thuật.

6. Luật du lịch (2005), Nxb Chính trị quốc gia.

7. Phạm Trung Lương (chủ biên), (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch

Việt Nam, Nxb Giáo dục.

8. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2002), Kinh tế du lịch và du lịch học,

Nxb Trẻ.

9. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục.

10. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Phan Ngọc (1994), Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hoá

thông tin, Hà Nội.

12. Tạp Chí Văn hóa thể thao Vĩnh Phúc (số 3/2000), Chuyên đề huyện Bình

Xuyên.

13. Tạp chí Văn hoá Vĩnh Phúc (số 7/ 8-2006), Chuyên đề huyện Bình Xuyên. 14. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học quốc

gia, Hà Nội.

Nguyễn Tiến Hương 68 K32G - Việt Nam Học

17. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, Nxb Giáo

dục.

18. Lê Kim Thuyên (2006), Bình Xuyên đất và người trên hành trình hội

nhập, Nxb Văn hoá thông tin - Công ty trí tuệ Việt.

19. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý (2005), Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa thông

tin.

20. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb

Văn hóa dân tộc. 21. Website:

http://www.vietnamtourism.com http://www.viettravel.com http://www.vhttdlvinhphuc.vn

Nguyễn Tiến Hương 70 K32G - Việt Nam Học

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN BÌNH XUYÊN STT Tên gọi Xếp hạng

cấp

Năm xếp hạng

Địa chỉ

1 Đình Quất Lưu Quốc gia 1996 Thôn Núi - Quất Lưu 2 Đình Bảo Đức Quốc gia 1992 Thôn Bảo Đức - Đạo Đức 3 Đình Mộ Đạo Quốc gia 1992 Thôn Mộ Đạo - Đạo Đức 4 Đình Yên Lỗ Quốc gia 1992 Thôn Yên Lỗ - Đọa Đức 5 Đền Xuân Lãng Quốc gia 2001 Thôn Độc Lập - Thanh Lãng 6 Chùa Quảng Hựu Quốc gia 1992 Thôn Đoàn Kết -Thanh Lãng 7 Đền Thánh Mẫu Quốc gia 1992 Thôn Minh Lương - Thanh

Lãng

8 Đình Hương Canh Quốc gia 1964 Xóm Chùa Hạ - TT Hương Canh

9 Đình Ngọc Canh Quốc gia 1984 Xóm Vam Dộc - TT Hương Canh

10 Đình Tiên Hường Quốc gia 1994 Xóm Nội Giữa - TT Hương Canh

11 Chùa Kính Phúc Quốc gia 1992 Xóm Chùa Hạ - TT Hương Canh

12 Chùa Can Bi Quốc gia 1992 Thôn Can Bi - Phú Xuân 13 Miếu Tam Thánh Tỉnh 1994 Thôn Ngoại Trạch - Tam Hợp 14 Đình Ngoại Trạch Tỉnh 1995 Thôn Ngoại Trạch - Tam Hợp 15 Đình Lý Hải Tỉnh 1993 Thôn Lý Hải - Phú Xuân 16 Đình Thượng Tỉnh 1993 Thôn Can Bi - Phú Xuân 17 Đền thờ Nguyễn

Duy Tường

Tỉnh 1993 Thôn Lý Hải - Phú Xuân 18 Đình Hạ Tỉnh 1993 Thôn Can Bi - Phú Xuân 19 Đền thờ Nguyễn

Duy Thì

Tỉnh 1992 Thôn Đoàn Kết - Thanh Lãng 20 Đình Hợp Lễ Tỉnh 1994 Thôn Hồng Hồ - Thanh Lãng 21 Đình Nhân Nghĩa Tỉnh 1992 Thôn Nhân Nghĩa - Sơn Lôi 22 Đình Thích Chung Tỉnh 1994 Thôn Thích Chung - Bá Hiến 23 Chùa Giao Sam Tỉnh 1994 Thôn Quang Vinh - Bá Hiến 24 Chùa Quất Lưu Tỉnh 1994 Thôn Núi - Quất Lưu 25 Đền Sóc Tỉnh 1993 Thôn Giữa - Quất Lưu 26 Đình Thiện Kế Tỉnh 1992 Thôn Thiện Kế - Thiện Kế

Nguyễn Tiến Hương 71 K32G - Việt Nam Học

LỊCH LỄ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN Tháng Giêng

Ngày mùng 3 đến mùng 5 (3 ngày). Hội kéo song thị trấn Hương Canh

(3 làng Canh: Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh). Thờ ở 3 đình Canh: 7 vị thần:

- Thiên Sách Hoàng đế chi thần (Ngô Xương Ngập, con trai trưởng của Ngô Vương Quyền).

- Đông nhạc đại vương chi thần.

- Quốc Vương Thiên Nghị, Thông Duệ, Chính Trực, Trung Hòa, uyên túy, khoan hậu, anh quả, phụ dân, phụ vận đại vương.

- Thục Diệu Bản Cảnh thành hoàng ả Lã Nương Nương chi thần. - Thị tùng nhân tôn thần.

- Linh quang thái hậu tô thần.

- Hội là tàn dư của những công cuộc kéo thuyền trên đoạn sông Phan chảy qua 3 làng Canh, nên không tổ chức ở đình, mà tổ chức ở một điểm giáp cầu Hương Canh, cũng như “Tự môn sở” ở chùa Kính Phúc là nơi tập chung của hương lý bàn việc chung 3 lầng Canh (Đình riêng - hội chung).

- Nay chỉ là một hội mang ý nghĩa thể thao hơn là một nghi thức sự thần. - Cũng ở 3 làng Canh còn có:

Ngày mùng 2 tháng 2:

Lễ: rước kiệu 3 đình Canh Giỗ trận: Cháo se bánh hòn

Kỉ niệm năm Canh Ngọ (Ngày 29 tháng 4 năm 1750), ngày trận vong, quân quận Hẻo Nguyễn Danh Phương vào làng.

Nguyễn Tiến Hương 72 K32G - Việt Nam Học

Kỉ niệm năm giáp thân (Ngày 2 tháng 2 năm 1884) ngày trận vong, quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc vào làng.

Ngày 15 tháng 7:

Hội/ tục: Bơi trải trên sông Cánh (Hương Canh) - Đấu vật.

- Thi cấy. - Thi nấu cơm.

Ngày mùng 6:

Hội làng Nội Phật, nay thuộc xã Tam Hợp. Thờ: 3 vị ở miếu đình:

+ Thánh Mẫu Dưỡng. + Thánh Bạc Sơn. + Thánh Bỉnh Sơn. Cả 3 vị đều là tướng của Hai Bà Trưng.

Lễ: Chiều mùng 5 rước kiệu từ miếu vào đình. Sáng mùng 6 tế ở đình.

Hội: Mở hội “lập trận kéo quân” thành chữ (dân gian gọi là vẽ vòng kéo chữ). Khi kéo chữ, tất cả nam, phụ lão trong làng, trừ những người tang chế, chia làm 2 phía, 2 bên tả hữu.

Bên trái thì kéo chữ “Cung phụng đại vương”. Bên phải thì kéo 4 chữ “Xuất hội tế vương”

Khi hai bên kéo đến trước đình nhập lại thành chữ ‘á” đợi đến khi trong đình các quan viên tế khởi đến đoạn “hành á hiến lễ” (dâng tuần rượu thứ 2) thì hai vị dẫn đầu đoàn kéo chữ vào làm lễ.

Tế lễ xong, mở trò bách nghệ như Sĩ- Nông - Công- Thương. Có vai các ông giời, bà đất, ông quan, ông lý, ông đồ, thợ mộc, thợ nề, người đi cấy,

Nguyễn Tiến Hương 73 K32G - Việt Nam Học

người đi buôn, kẻ đi bán. Làm cây bông, cây hoa cho những ai hiếm con ra đó làm lễ rồi hái hoa cầu tự.

Cũng đình miếu làng Nội Phật còn có:

Ngày 12 tháng 8: Đại tiệc mẫu Thánh Dưỡng mở hội Mẫu. Hội/ tục: Cướp bánh dầy.

- Cướp cầu. - Thi vật.

- Đọc địa mạch.

Ngày mùng 6:

Xóm Lò Cang, nay thuộc thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên. Thờ: Tổ nghề gốm sành.

Lễ tục: Rước kiệu tổ nghề gốm (rước đêm, soi đuốc). - Các lò cúng tổ nghề, đốt lò. Mọi công việc về đêm.

Ngày mùng 7:

Lễ hội 3 đình Bảo Đức, Mộ Đạo, Yên Lỗ nay thuộc xã Đạo Đức. Thờ: Lí Nam Đế và Lí Nam Đế hoàng hậu.

Lễ: Lễ tế ngày sinh Lí Nam Đế. Lệ/tục: Tiệc Xướng ca (hát thờ). Trò: - Leo cầu um.

- Chạy cờ. - Đánh gậy.

Làng Phượng Đức (Yên Lỗ thượng) mở hội vật. Ngày mùng 1 tháng 10.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc (Trang 62)