Mục đích sử dụng: kiểm tra bằng mắt miếng cá có bị nhiễm ký sinh trùng hay còn sót đốm máu trong cơ thịt hay không.
48
Cấu tạo của thiết bị là một bàn có khung inox, mặt bàn làm bằng nhựa meca màu sáng, bên dƣới mặt bàn có lắp 4 bóng đèn Neon mỗi bóng dài 1200mm.
Hình 4.3: Bàn soi ký sinh trùng
Nguyên lý hoạt động: khi sử dụng, đèn đƣợc bật sáng nhờ công tắc bên dƣới. công nhân đặt từng miếng cá lên mặt bàn để tiến hành kiểm tra, nhờ ánh sáng đèn Neon chiếu từ bên dƣới, công nhân quan sát và phát hiện những đốm máu còn sót trong cơ thịt cá hoặc những vết ký sinh trùng có trong cá.
Chế độ vệ sinh thiết bị: trong quá trình sản xuất, cứ 1 giờ/lần, khi nghe có tiếng chuông thì công nhân tại bàn soi ký sinh trùng ngƣng sản xuất, ngắt điện bàn soi gom hết bán thành phẩm và phụ phẩm vào những rổ riêng biệt sau đó dùng nƣớc sạch vệ sinh toàn bộ mặt bàn để bán thành phẩm sau chỉnh sửa và tấm meca, thay tấm meca đang sử dụng bằng tấm meca mới đang ngâm trong bồn khử trùng dùng nƣớc nóng tạt đều lên toàn bộ các mặt bàn chứa bán thành phẩm và tấm meca dùng dung dịch hóa chất HCO2 1% tạt đều lên các mặt bàn xử lý bán thành phẩm và tấm meca sau 3 – 5 phút, sử dụng nƣớc sạch tạt lại trên các mặt bàn và tấm meca.
Các bƣớc vệ sinh các dụng cụ sản xuất (tấm meca đã sử dụng, dao, thớt, rổ) theo định kỳ 1 giờ/lần: dùng nƣớc nóng dội đều lên từng dụng cụ sản xuất cho tan hết mỡ dùng nƣớc sạch rửa sạch mỡ còn bám trên dụng cụ ngâm dụng cụ (rổ, thớt, tấm meca) trong bồn dung dịch chlorine có nồng độ 100÷200ppm.
Cuối ca sản xuất, tấm meca sau khi vệ sinh phải đƣợc ngâm trong bồn dung dịch chlorine 100÷200ppm.
49
Nhận xét
Sử dụng bàn soi ký sinh trùng giúp ta phát hiện và loại bỏ những miếng cá bị nhiễm ký sinh trùng ra khỏi quy trình, phát hiện và loại bỏ những đốm máu ứ trong cơ thịt cá.
Thao tác thực hiện vệ sinh bàn soi ký sinh trùng đƣợc thực hiện tốt, đúng yêu cầu đặt ra, tuy nhiên tần suất vệ sinh trong quá trình sản xuất thực tế là 2 giờ/lần.