Về mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam sang thị trường Pháp (Trang 50)

III. Thực trạng xuất khẩu giầy dép Việt Nam sang thị trờng Pháp

2. Về mặt hàng xuất khẩu

2.1. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Do ta chủ yếu sản xuất gia công cho các nớc khác nên chủng loại mặt hàng, kiểu dáng, chất liệu và kích cỡ giầy dép hầu nh hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Tuy vậy, theo thống kê của Tổng cục Hải Quan Pháp, hiện nay trên thị tr- ờng Pháp cũng có khoảng 66 chủng loại giầy dép và linh kiện xuất xứ từ Việt Nam. Trong đó, giầy da và giầy thể thao các loại rất đợc a chuộng. Đặc biệt đối với thị trờng Pháp chủng loại giầy làm bằng da chiếm tỷ trọng cao hơn cả giầy thể thao. ( Xem bảng 14 )

Bảng 14: Cơ cấu chủng loại sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang thị trờng Pháp. Đơn vị tính:1000 đôi. Năm Chủng loại 1998 1999 2000 2001 Giầy da 7.112 7.725 12.026 12.748 Giầy thể thao 6.096 6.681 10.443 10.399 Giầy vải 3.454 2.923 4.747 5.703 Dép và các loại giầy khác 3.658 3.549 4.431 4.697 Tổng 20.320 20.878 31.647 33.547

Nguồn: Tổng Công ty Da- Giầy Việt Nam. Hiệp hội Da- Giầy Việt Nam

Khác với các thị trờng lớn nh Mỹ hay Nhật Bản, ngời tiêu dùng Pháp a chuộng chủng loại giầy da hơn giầy thể thao, do đó về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang Pháp của Việt Nam cũng khác so với cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang các thị trờng khác. ( Xem biểu đồ 4 )

Biểu đồ 4: Cơ cấu chủng loại giầy dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trờng Pháp năm 2001. 17% Giầy vải 14% Các loại giầy khác 38% Giầy da 31% Giầy thể thao

Tỷ trọng giầy da trong tổng sản lợng xuất khẩu cao hơn giầy thể thao từ 5% đến 7%. Năm 2001, xuất sang Pháp khoảng 13 triệu đôi giầy da chiếm 38%

Trịnh Thu Trang - KTQT40

tổng lợng xuất sang Pháp, tăng hơn 79% so với năm 1998 và 6% so với năm 2000.

Trong khi đó, giầy thể thao năm 2001 là hơn 10 triệu đôi chiếm khoảng 31%, tăng hơn 70% so với năm 1998, tuy nhiên lại giảm 0,42% so với năm 2000.

Giầy vải chiếm tỷ trọng ít hơn với 17% trong tổng lợng xuất, tăng 65% so với năm 1998 và 20,14% so năm 2000. Còn lại là dép và các loại giầy làm bằng chất liệu tổng hợp khác nh giầy chống thấm có mũ và đế giầy bằng cao su hoặc chất dẻo....

2.2. Về chất lợng hàng xuất khẩu

Chất lợng giầy dép xuất khẩu sang Pháp nói riêng và sang EU nói chung ngày càng đợc cải thiện và nâng cao.

Cụ thể là: giầy thể thao năm 1994 giá trung bình xuất khẩu 6,8 USD/đôi, năm 1998 trở đi đạt 7,8 USD/đôi (khoảng 156 FRF/đôi). Giầy nữ từ 4 USD/đôi lên 4,5 USD/đôi. Giầy vải từ 2,7 USD/đôi lên 3,5 USD/đôi khung giá FOB.

Đối với các sản phẩm đợc gắn những nhãn mác nổi tiếng nh Nike, Adidas, Reebok...có giá trung bình xuất khẩu cao hơn từ 15-18 USD/đôi. Dù vậy, có thể thấy mức giá dới 19 USD/đôi (khoảng gần 300 FRF/ đôi) là một mức giá khá thấp. Tuy có lợi thế về giá cả nhng cũng thể hiện hàng Việt Nam cha bớc chân vào đợc thị trờng cao cấp Pháp. Mặt khác, nếu so sánh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc thì giá cả hàng Việt Nam vẫn cao hơn từ 0,3 đến 2 USD/đôi, chất lợng sản phẩm là nh nhau.

Điều này có nhiều nguyên nhân nhng nhìn chung có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất: Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch, Trung Quốc cũng thực hiện phát triển ngành giầy của mình bằng phơng thức gia công xuất khẩu. Nhng khác với Việt Nam, Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển sang phát

triển một cách toàn diện để có thể tự sản xuất, tự cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành giầy trong nớc. Chính vì thế giá thành sản xuất một sản phẩm của Trung Quốc thấp hơn rất nhiều không những đối với Việt Nam mà cả các nớc khác nh Thái Lan, Inđônêxia...Việc giá bán sản phẩm Trung Quốc trên thị trờng Pháp chỉ thấp hơn 0,3 - 2 USD / đôi so với Việt Nam là do hàng Trung Quốc bị đánh thuế nhập khẩu rất cao (30 - 35% tuỳ chủng loại sản phẩm). Tuy vậy có thể thấy, hàng Trung Quốc không vì thế mà không tràn ngập thị trờng nớc Pháp. Nhng dù Việt Nam hay Trung Quốc có chiếm kim ngạch xuất khẩu khá cao sang Pháp cũng chỉ đáp ứng đợc yêu cầu sản phẩm ở mức trung bình. Còn lại thị trờng cao cấp ở Pháp vẫn do sản xuất trong nớc và lợng giầy Pháp nhập khẩu từ các nớc trong cộng đồng Liên minh Châu Âu (Italia, Tây Ban Nha,...) chiếm lĩnh.

Thứ hai: Sản phẩm sản xuất tại Việt Nam phải qua nhiều tầng nấc trung gian mới đến tay ngời tiêu dùng Pháp.

Cụ thể là: Khi doanh nghiệp sản xuất giầy Việt Nam kí hợp đồng gia công với một đối tác nớc ngoài (chẳng hạn là Đài Loan), đối tác này thờng là nhà sản xuất. Nhà sản xuất này lại qua một công ty mậu dịch Đài Loan, công ty mậu dịch này mới là ngời kí hợp đồng trực tiếp với nhà nhập khẩu Pháp. Và khi đó kênh phân phối tại Pháp lại đợc thực hiện nh sau:

Nhà nhập khẩu Nhà bán buôn Hệ thống bán lẻ Ngời tiêu dùng

Sơ đồ 1: Các kênh trung gian phân phối sản phẩm Việt Nam sang thị trờng Pháp.

Trịnh Thu Trang - KTQT40

Công ty mậu dịch ( Đài Loan )

Nhà nhập khẩu Pháp

Nhà bán buôn

Hệ thống bán lẻ

Người tiêu dùng

Đối tác nước ngoài ( Đài Loan) Doanh nghiệp Việt Nam

Nh vậy, phải qua 5 khâu trung gian thì sản phẩm Việt Nam mới tới tay ngời tiêu dùng Pháp. ( Xem sơ đồ 1). Do đó giá cả cũng bị ảnh hởng tơng ứng với số lợng kênh tham gia trong quá trình phân phối sản phẩm.

Đối với Trung Quốc sản phẩm của họ chỉ cần qua khoảng 3 khâu trung gian là đã có thể tiếp cận với ngời tiêu dùng cuối cùng nhờ họ tự sản xuất và tự tìm đầu ra cho sản phẩm mà không cần qua một công ty mậu dịch nào.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam sang thị trường Pháp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w