Thực trạng xuất khẩu giầy dép

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam sang thị trường Pháp (Trang 43)

II. Thực trạng sản xuất, cung ứng nội địa và xuất khẩu giầy dép Việt

2. Thực trạng xuất khẩu giầy dép

2.1. Về kim ngạch xuất khẩu

Trong 4 năm gần đây,kim ngạch xuất khẩu của ngành luôn đạt tốc độ tăng trởng cao, từ 964,50 triệu USD năm 1997 lên hơn 1 triệu đôi năm 1998, đa giầy dép trở thành một trong bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất n- ớc. Đến năm 2000, kim ngạch đạt 1468 triệu USD đa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 4 trong 10 nớc xuất khẩu dẫn đầu thế giới chỉ sau Italia, Trung Quốc và Hồng Kông; và vị trí thứ 3 trong 5 nớc đứng đầu Châu á (sau Trung Quốc, Hồng Kông).

Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của toàn ngành.

Đơn vị: 1000 USD.

Năm 1998 1999 2000 2001

Kim ngạch xuất khẩu 1.000.822 1.334.423 1.468.000 1.575.157

Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam.

So với năm 1998, kim ngạch xuất khẩu giầy dép năm 2001 tăng 56,25% và tăng 7,23% so với năm 2000. Đây là một tỷ lệ tăng trởng khá cao chứng tỏ ngành giầy dép Việt Nam đạt đợc thành công rõ rệt trong thời gian qua.

Trịnh Thu Trang - KTQT40

2.2. Về chủng loại và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Ngành công nghiệp giầy Việt Nam mới phát triển ở những năm đầu thập kỷ 90, lại làm theo phơng thức gia công nên sản phẩm đợc thị trờng thế giới biết đến nh những sản phẩm có giá trị thấp. Sản phẩm mới chỉ phân loại đơn giản là: giầy thể thao, giầy vải, giầy da nam nữ, dép đi trong nhà, sandals.

- Về cơ cấu sản phẩm

Trong năm 2001, giầy thể thao là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất chiếm tới 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành với 127,887 triệu đôi, so với năm 1998 tăng 40,2 triệu đôi (tơng đơng gần 334 triệu USD).

Tiếp theo là giầy nữ 64,189 triệu đôi chiếm 22%, giầy vải 31,582 triệu đôi chiếm 11% và các loại giầy dép khác là 68,176 triệu đôi chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. ( Xem bảng 11 )

Bảng 11: Xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm.

Đơn vị: 1000 đôi 1000USD

Năm 1998 1999 2000 2001

Số lợng Trị giá Số lợng Trị giá Số lợng Trị giá Số lợng Trị giá Giầy thể thao 87.714 668.074 102.734 879.966 116.000 892.640 128.407 988.114

Giầy vải 30.528 112.428 33.095 133.361 30.670 155.710 35.020 177.795

Giầy nữ 34.377 143.244 39.201 182.099 54.710 231.840 58.367 247.336

Các loại khác 32.933 77.076 46.171 111.979 75.220 187.810 70.040 161.912

Tổng số 185.552 1.000.822 221.201 1.334.423 276.600 1.468.000 291.834 1.575.157

Nguồn: - Tổng cục hải quan Việt Nam. - Hiệp hội Da - Giầy VN.

Năm 2001 sản lợng giầy dép xuất khẩu là 291,834 triệu đôi tăng57,3% so với năm 1998 và tăng 5,5% so với năm 2000.

Vì sản xuất theo phơng thức gia công với đối tác Đài Loan hoặc Hàn Quốc, các doanh nghiệp sản xuất giầy với những lôgô và nhãn hiệu thơng mại do phía nớc ngoài chỉ định. Tuy nhiên hầu hết các nhãn hiệu thơng mại đợc sản xuất là những mác không nổi tiếng gắn vào những loại giầy dép có giá bán thấp nh là: John Smith, Simod, Avia, Gola, American, Sport, X-brand, Disney, Juce- full, Grace-land, Newlander,.v.v.

Ngoài ra, cũng có một số nhãn mác nổi tiếng đợc sản xuất tại các doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài, liên doanh hoặc một vài doanh nghiệp Việt Nam nh: Nike, Reebok, Adidas, Timberland, Rockport, Columbia, Fila, Diadora, Kangaroo, Bata, All-star, Victory,.v.v.

Một số doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng đợc nhãn mác riêng cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, song mới chỉ đợc biết đến trên thị trờng nội địa nh: Bitis, Vina giầy, Thợng Đình...

2.3. Về thị trờng xuất khẩu chủ yếu

Đến nay sản phẩm giầy dép Việt Nam đợc xuất khẩu sang hơn 40 n- ớc/khu vực trên thế giới, các thị trờng xuất khẩu chính là:

Châu Âu, trong đó chủ yếu là các nớc thuộc Liên minh Châu Âu (EU) chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trờng các nớc EU tăng lên nhanh chóng từ 11 triệu đôi năm 1992 tăng lên 136,7 triệu đôi năm 1997; 146,590 triệu đôi năm 1998; 175,350 triệu đôi năm 1999; 189,669 triệu đôi năm 2000 và năm 2001 đạt gần 200 triệu đôi.

Theo số liệu thống kê qua nhiều năm, nhập khẩu hàng năm vào EU tăng bình quân trên 10%. Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ các nớc Châu á nh Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Đài Loan, Thái Lan...năm 2000 Việt Nam đứng vị trí thứ 2 với 189,669 triệu đôi chiếm gần 20% trong tổng số lợng nhập khẩu vào EU. ( Xem bảng 12 )

Trịnh Thu Trang - KTQT40

Bảng 12: Nhập khẩu giầy dép vào EU của một số nớc. Đơn vị: 1000 đôi Năm Nớc 1999 2000 2000/1999 (%) Trung Quốc 301.743 323.386 7,2 Việt Nam 176.374 189.669 7,5 Đài Loan 44.052 42.434 - 3,7 Hồng Kông 17.998 15.148 - 8,4

Tổng nhập khẩu của toàn EU 904.241 957.523 5,9

Nguồn: Liên đoàn Công nghiệp Giầy Châu Âu.

Bảng 12 cho thấy, tỷ lệ tăng nhập khẩu vào EU năm 2000 so với năm 1999 của Việt Nam cao hơn cả Trung Quốc (7,2%) và cao hơn mức tăng chung của toàn EU (5,9%). Điều này chứng tỏ thị trờng EU là một thị trờng rất quan trọng đối với Việt Nam.

Thị trờng Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trờng nhập khẩu và tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới, năm 1998 Hoa Kỳ nhập khẩu 1476 triệu đôi giầy các loại và đến năm 1999 tăng lên 1615 triệu đôi, năm 2000 là 1745 triệu đôi, tăng 8% so với năm 1999.

Đối với Việt Nam, trớc đây Hiệp định thơng mại song phơng cha đợc phê chuẩn ( phía Hoa Kỳ cha dành cho Việt Nam qui chế thơng mại bình thờng), giầy dép Việt Nam vào thị trờng Hoa Kỳ phải chịu thuế suất nhập khẩu cao 30- 35%, nhng kim ngạch xuất khẩu giầy dép từ Việt Nam vẫn tăng lên nhanh chóng. Theo Hải quan Hoa Kỳ năm 1997: Việt Nam xuất khẩu 85 triệu USD, năm 1998 đạt 114,9 triệu USD và năm 1999 đạt 145,8 triệu USD, năm 2000 giảm một chút đạt 124,5 triệu USD. Xuất khẩu giầy dép chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội công nghiệp giầy dép Hoa Kỳ (FIA) năm 1997 Việt Nam đứng thứ 16 trong số các quốc gia xuất khẩu giầy dép vào

Hoa Kỳ đạt 6,266 triệu đôi, tăng gần 20 lần so với năm 1995 về số lợng và năm 2000 đứng thứ 14 với 5,969 triệu đôi. Trớc năm 1995 Việt Nam cha đợc ghi vào danh sách các nguồn nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Tuy vậy việc xuất khẩu giầy dép sang Hoa Kỳ hiện nay chủ yếu từ các doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài và liên doanh do có lợi thế về kỹ năng tiếp thị xuất khẩu, công nghệ, quản lý sản xuất tiên tiến...Ngoài ra, các doanh nghiệp biết lựa chọn những chủng loại sản phẩm có thuế suất nhập khẩu thấp, có giá FOB từ 8 - 16 USD/ đôi.

Thị trờng các nớc Đông á

Ngoài các thị trờng EU và Hoa Kỳ, một khối lợng lớn giầy dép Việt Nam đợc xuất khẩu sang các nớc Đông á nh Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông...Tuy nhiên, giầy dép xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông chủ yếu là gia công để tái xuất sang các nớc khác, chỉ có Nhật nhập khẩu để tiêu thụ trong nớc. Nhật trớc đây hai thập kỷ là một trong những vơng quốc sản xuất và xuất khẩu giầy dép, thập kỷ gần đây, Nhật Bản tập trung phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, do giá nhân công cao, sức cạnh tranh ngày càng giảm, ngành công nghiệp sản xuất giầy dép của Nhật bị thu hẹp và hiện nay Nhật Bản trở thành quốc gia nhập khẩu giầy dép lớn trên thế giới, hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 400 triệu đôi giầy các loại.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam: năm 1998 Việt Nam xuất khẩu vào Nhật 3,499 triệu đôi, trị giá 27,377 triệu USD, năm 1999 đạt 5,379 triệu đôi, trị giá 32,276 triệu USD và năm 2000 đạt 14,6 triệu đôi, trị giá 76,392 triệu USD chiếm 5,20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép Việt Nam. Đến nay, giữa Việt Nam và Nhật Bản đã dành cho nhau qui chế tối huệ quốc, vì vậy giầy dép xuất khẩu sang Nhật sẽ đợc hởng mức thuế u đãi.

Các thị trờng khác

Trịnh Thu Trang - KTQT40

Ngoài các thị trờng xuất khẩu chủ lực sản phẩm giầy dép Việt Nam nh EU, các nớc Đông á trong đó có Nhật Bản, Hoa Kỳ... giầy dép Việt Nam còn đợc xuất khẩu sang một số thị trờng khác nh LB Nga, các nớc Đông Âu, Australia,.. tuy nhiên đến nay số lợng xuất khẩu sang các thị trờng này còn rất khiêm tốn.

Biểu đồ 3: Xuất khẩu giầy dép Việt Nam sang các nớc năm 2000.

EU 80% Nhật 5% Các nước khác 9% Mỹ 6%

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam sang thị trường Pháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w