CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 67)

Tóm lại, việc nghiên cứu thực nghiệm 41 công ty ở Việt Nam cũng đã đưa ra những kết quả tương tư với những kết quả đã nghiên cứu trên thế giới, hay nói cách khác chỉ số quản trị công ty đã có tác động đến giá trị doanh nghiệp. Khi hồi quy tỷ số vòng quay trung bình của cổ phiếu theo chỉ số quản trị công ty, CGI tăng 1% thì chỉ số vòng quay trung bình của cổ phiếu là 0.43% mỗi tháng trong các năm tiếp theo, trong khi đó khi bỏ bớt những biến phụ khác ra khỏi mô hình thì mức tác động giảm đi còn 0.37%. Hồi quy CGI theo AMIHUD cũng được kết quả tương tự. Chỉ số quản trị công ty có tương quan âm với tỷ số Amihud. Hệ số CGI là -6.19 (t=- 2.36) khi đưa tất cả các biến phụ thuộc vào mô hình. Khi phương trình chỉ xét đến ba biến phụ thuộc là chỉ số quản trị công ty, quy mô công ty và giá thị trường/giá trị sổ sách thì chỉ số quản trị công ty có tương quan âm với tỷ số AMIHUD. Khi CGI tăng 1% thì AMIHUD là -4.55% trong các năm tiếp theo khi cố định các biến khác. Như vậy chỉ số quản trị công ty có tương quan dương với tính thanh khoản của cổ phiếu.

Hệ số biến động giá cổ phiếu không có quan hệ với tính thanh khoản. Nghiên cứu của M Karmani (2012) tại thị trường Pháp thì biến động giá có tương quan dương với tính thanh khoản cổ phiếu. Cùng chung kết quả này, H.Chung và cộng sự (2010 cũng khẳng định như vậy. Nhưng nghiên cứu của Tang và Wang (2011) tại Trung Quốc thì không có kết luận gì bởi giữa chỉ số vòng quay trung bình của cổ phiếu và tỷ số Amihud đều tương quan dương với biến động giá.

Tỷ số giá giá thị trường /giá sổ sách đều có tương quan âm với vòng quay trung bình của cổ phiếu và tỷ số Amihud. Như vậy không có kết luận gì về tỷ số này. Trong khi đó Tang và Wang (2011) kết luận nó có tương quan dương với tính thanh khoản.

Quy mô công ty không có quan hệ với tỷ số vòng quay trung bình của cổ phiếu nhưng lại có tương quan nghịch với Amihud nên nó có tương quan thuận với tính thanh khoản của cổ phiếu. Kết quả này giống Tang và Wang (2011). Nhưng Narayan, Zhang, và Zheng (2010) nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc lại cho rằng quy mô của công ty không ảnh hưởng đến tính thanh khoản của cổ phiếu.

Đòn bẩy tài chính không có quan hệ với tính thanh khoản của cổ phiếu. Còn Tang và Wang (2011) lại cho rằng đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến tính thanh khoản.

Ngoài ra khi hồi quy các biến cấu thành của chỉ quản trị công ty với tính thanh khoản thì yếu tố công khai minh bạch thông tin có tương quan thuận với vòng quay trung bình của cổ phiếu. Các yếu tố khác không tương quan. Như vậy công khai và minh bạch thông tin cũng có quan hệ với tính thanh khoản của cổ phiếu.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 67)