Hồi quy AMIHUD theo cácbiến

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 49)

Bảng 4.12: Đánh giá mức độ phù hợp của đường hồi quy AMIHUD theo các biến độc lập

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the Estimate

1 0.3060a 0.0940 0.0750 2.7361

R Square trong bảng 4.8 là 0.094 có nghĩa là 9.4% sự biến thiên của tỷ số AMIHUD được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập gồm chỉ số quản trị công ty, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ số giá thị trường/giá sổ sách, biến động giá. Mức độ phù hợp của mô hình thấp và sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Tương tự như khi đánh giá mức độ phù hợp của đường hồi quy TURNOVER theo các biến độc lập, một trong những lý do làm cho R square thấp là thời gian mẫu dài (từ năm 2006 - 2012), là thời kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam ở giai đoạn phát triển, bùng nổ, rồi sau đó giá chứng khoán liên tục giảm mạnh vào năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nên các công ty đều bị chịu ảnh hưởng dẫn đến giá chưng khoán và khối lượng giao dịch không ổn định. Do đó dữ liệu phân tích cho thời kỳ này bị phân tán nên mức độ phù hợp của mô hình thấp. Vì vậy cần tiến hành kiểm định F để xem xét sự phù hợp của mô hình hồi quy giữa biến AMIHUD và các biến độc lập trong bảng phân tích phương sai.

Bảng 4.13: Kiểm định sự phù hợp hàm hồi quy khi hồi quy AMIHUD theo các biến độc lập

Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

1 Regression 185.901 5 37.180 4.966 0.000a

Residual 1796.693 240 7.486

Total 1982.594 245

a. Predictors: (Constant), VOL, CGI, MB, SIZE, LEVERAGE b. Dependent Variable: AMIHUD

Giá trị P-value trong kiểm định F của mô hình rất nhỏ (Sig. < mức ý nghĩa 5%) nên mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể. Như vậy tiến hành hồi quy AMIHUD với các biến độc lập được kết quả như dưới đây:

Bảng 4.14: Hồi quy AMIHUD theo các biến độc lập Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) 11.842 2.192 5.402 0.000 CGI -6.185 2.624 -0.149 -2.357 0.019 0.941 1.063 SIZE -0.511 0.131 -0.242 -3.900 0.000 0.981 1.019 LEVERAGE -0.669 0.976 -0.044 -0.685 0.494 0.926 1.080 MB -0.241 0.111 -0.134 -2.171 0.031 0.996 1.004 VOL -0.759 1.050 -0.045 -0.723 0.470 0.965 1.036

a. Dependent Variable: AMIHUD Mô hình hồi quy (1) có thể viết lại:

AMIHUD = 11.842 - 6.185 CGI – 0.511SIZE – 0.669LEVERAGE – 0.241MB – 0.759VOL (4)

Kết quả trên cho thấy P-value của chỉ số quản trị công ty, quy mô công ty và tỷ số giá thị trường/giá cổ phiếu nhỏ hơn mức ý nghĩa α=5%. Hệ số của chỉ số quản trị công ty là -6.185 (t=-2.36) có tương quan âm với Amihud khi đưa tất cả các biến vào mô hình. Như vậy giả thiết đã nêu ra được chấp nhận. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Parasanna và Menon (2011),Tang và Wang (2011). Ngoài ra hệ số của SIZE là -0.511 (t= -3.9), tương tự với các kết quả nghiên cứu của Karmani (2012); Jang và wang (2011). Hệ số của MB là và -0.241 (t=-2.17), tương tự với kết quả nghiên cứu của Jang và wang (2011). Các giả thiết nêu ra về mối quan hệ giữa tỷ số Amihud với quy mô công ty và tỷ số giá thị trường/giá sổ sách đều được chấp nhận.

Các biến cón lại của mô hình gồm đòn bẩy tài chính và biến động giá có P-value lần lượt là 0.49 và 0.47, cao hơn mức ý nghĩa α=5% nên chúng không có quan hệ với tỷ số Amihud. Các giả thiết đã đưa ra đều bị bác bỏ.

Tương tự như khi hồi quy tỷ số vòng quay cổ phiếu với chỉ số quản trị doanh nghiệp, chỉ số này cũng luôn có tương quan âm với tỷ số AMIHUD bất chấp thị trường chứng khoán có diễn biến như thế nào đi nữa. Điều này lại một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của quản trị doanh nghiệp với tính thanh khoản của cổ phiếu.

Tỷ số AMIHUD có tương quan âm với quy mô công ty chứng tỏ cho dù thị trường chứng khoán có những biến động đi chăng nữa thì những công ty lớn thu hút được nhà đầu tư hơn là những công ty nhỏ.

Tỷ số AMIHUD có tương quan âm với tỷ số giá thị trường/giá sổ sách, điều này được giải thích như sau: Từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007 là giai đoạn mà thị trường bùng nổ nhất. Ở giai đoạn này phần lớn giá chứng khoán của các công ty tăng liên tục và rất cao trong thời gian ngắn dẫn đến giá thị trường/giá sổ sách cũng cao. Nhưng từ nửa cuối 2007 đến đầu năm 2009, giá chứng khoán rớt liên tục khi đó tỷ số giá thị trường/ giá sổ sách giảm rõ rệt. Trong khi đó như đã phân tích ở trên, khối lượng giao của cổ phiếu vẫn cao

ở cả hai giai đoạn nhưng do mức chênh lệch giá ở giai đoạn 2006-2007 nhiều hơn (do giá cổ phiếu tăng rất nhanh) so với giai đoạn cuối 2007 đến đầu 2009 (giá giảm mạnh nhưng vẫn chậm hơn) nên tỷ số AMIHUD trong giai đoạn 2006-2007 là thấp hơn so với giai đoạn cuối 2007-2009. Chính vì thế tỷ số AMIHUD có tương quan âm với tỳ số giá thị trường/giá sổ sách.

Ngoài ra tỷ số AMIHUD không phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính và biến động giá cổ phiếu. Sở dĩ như vậy là do đòn bẩy tài chính phụ thuộc vào chiến lược của mỗi công ty. Mặt khác tùy thuộc vào khẩu vị của nhà đầu tư có ưa thích rủi ro hay không mà lựa chọn cổ phiếu của các công ty khác nhau. Giá cổ phiếu tăng giảm liên tục làm cho biến động giá không theo xu hướng nhất định nên cũng không có quan hệ với tỷ số AMIHUD.

Như vậy nếu sử dụng phương pháp hồi quy stepwise selection để loại các biến không có quan hệ với Amihud cho trong trường hợp này, kết quả thể hiện như sau:

Bảng 4.15: Kiểm định sự phù hợp hàm hồi quy khi hồi quy AMIHUD theo các biến SIZE, CGI, MB

Model Sum of

Squares Df Mean Square F Sig.

1 Regression 101.600 1 101.600 13.179 0.000a Residual 1880.994 244 7.709 Total 1982.594 245 2 Regression 142.131 2 71.065 9.383 0.000b Residual 1840.463 243 7.574 Total 1982.594 245 3 Regression 177.298 3 59.099 7.922 0.000c Residual 1805.295 242 7.460 Total 1982.594 245

a. Predictors: (Constant), SIZE b. Predictors: (Constant), SIZE, CGI c. Predictors: (Constant), SIZE, CGI, MB d. Dependent Variable: AMIHUD

Method: Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter <= .050, Probability-of-F-to- remove >= .100).

Theo bảng trên những biến có P-value trong kiểm định F của mô hình >= 10% đều bị loại ra khỏi mô hình. Đó là các biến đòn bẩy tài chính và biến động giá. Như vậy còn 3 biến là quy mô công ty, chỉ số quản trị công ty và tỷ số giá thị trường/giá sổ sách đều có P-value rất nhỏ (< mức ý nghĩa 5%) nên mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể. Như vậy tiến hành hồi quy tỷ số vòng quay trung bình cổ phiếu với các biến độc lập gồm quy mô công ty, chỉ số quản trị công ty và tỷ số giá thị trương/giá sổ sách được kết quả như dưới đây:

Bảng 4.16: Hồi quy AMIHUD theo các biến SIZE, CGI, MB Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Toleranc

e VIF 1 (Constant) 7.837 1.661 4.718 0.000 SIZE -0.478 0.132 -0.226 -3.630 0.000 1.000 1.000 2 (Constant) 10.726 2.066 5.191 0.000 SIZE -0.495 0.131 -0.234 -3.788 0.000 0.997 1.003 CGI -5.932 2.564 -0.143 -2.313 0.022 0.997 1.003 3 (Constant) 11.088 2.058 5.389 0.000 SIZE -0.497 0.130 -0.235 -3.831 0.000 0.997 1.003 CGI -5.728 2.547 -0.138 -2.249 0.025 0.995 1.005 MB -0.240 0.111 -0.133 -2.171 0.031 0.999 1.001

a. Dependent Variable: AMIHUD

Hệ số phóng đại VIF < 10 nên không có dấu hiệu đa cộng tuyến trong mô hình. Mô hình hồi quy (1) có thể viết lại:

AMIHUD = 11.088 – 5.728CGI – 0.497SIZE – 0.24MB (5)

Kết quả trên cho thấy khi phương trình chỉ xét đến ba biến phụ thuộc là chỉ số quản trị công ty, quy mô công ty và giá thị trường /giá sổ sách thì chỉ số quản trị công ty có tương quan âm với tỷ số AMIHUD. Nếu CGI tăng 1% (t=-2.25) thì AMIHUD giảm 5.728% trong các năm tiếp theo khi cố định các biến khác. Còn MB và SIZE cũng có tương quan âm với AMIHUD. Khi MB hoặc SIZE giảm đi 1% thì AMIHUD tăng lên lần lượt là 0.24% hoặc 0.497% (tương ứng với t=-2.17 và t=- 3.83) trong các năm tiếp theo khi các yếu tố khác không đổi.

Sử dụng Eview để kiểm tra bỏ sót biến của mô hình được kết quả như sau: Bảng 4.17 : Kiểm định bỏ sót biến khi hồi quy AMIHUD, SIZE, CGI, MB

Ramsey RESET Test:

F-statistic 1.434459 Prob. F(1,241) 0.2322

Log likelihood ratio 1.459879 Prob. Chi-Square(1) 0.2269 Test Equation:

Dependent Variable: AMIHUD Method: Least Squares

Date: 12/27/13 Time: 08:57 Sample: 1 246

Included observations: 246

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

SIZE -0.217334 0.267089 -0.813713 0.4166

CGI -1.773548 4.168227 -0.425492 0.6709

MB -0.150687 0.133488 -1.128839 0.2601

C 4.838270 5.608257 0.862705 0.3892

FITTED^2 0.194166 0.162117 1.197689 0.2322

R-squared 0.094816 Mean dependent var 1.841464

Adjusted R-squared 0.079792 S.D. dependent var 2.844683 S.E. of regression 2.728832 Akaike info criterion 4.865740 Sum squared resid 1794.612 Schwarz criterion 4.936987 Log likelihood -593.4861 Hannan-Quinn criter. 4.894428

F-statistic 6.311042 Durbin-Watson stat 1.490814

Prob(F-statistic) 0.000076

Với F = 1.4344 thì p = 0.2322 > α (=5%) nên mô hình trên không bị bỏ sót biến.

Bảng 4.18: Kiểm định phương sai thay đổi khi hồi quy các biến AMIHUD, CGI, MB và SIZE

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 1.667453 Prob. F(9,236) 0.0977

Obs*R-squared 14.70772 Prob. Chi-Square(9) 0.0993

Scaled explained SS 70.31108 Prob. Chi-Square(9) 0.0000 Test Equation:

Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares

Date: 12/27/13 Time: 02:45 Sample: 1 246

Included observations: 246

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -58.51615 166.2479 -0.351981 0.7252 SIZE 14.51019 17.54005 0.827260 0.4089 SIZE^2 -0.651245 0.649715 -1.002355 0.3172 SIZE*CGI 5.409547 20.97130 0.257950 0.7967 SIZE*MB -0.938898 0.593405 -1.582222 0.1149 CGI -25.65161 407.1598 -0.063001 0.9498 CGI^2 -140.7148 250.5038 -0.561727 0.5748 CGI*MB 26.85806 16.00536 1.678066 0.0947 MB -3.051280 10.14259 -0.300838 0.7638 MB^2 0.438369 0.331683 1.321652 0.1876

R-squared 0.059787 Mean dependent var 7.338594

Adjusted R-squared 0.023932 S.D. dependent var 23.11380 S.E. of regression 22.83554 Akaike info criterion 9.134315 Sum squared resid 123065.1 Schwarz criterion 9.276808 Log likelihood -1113.521 Hannan-Quinn criter. 9.191690

F-statistic 1.667453 Durbin-Watson stat 1.855095

Prob(F-statistic) 0.097653

Tra bảng số kinh tế lượng ta có2qs(9)=16.92 > n *R-squared = 14.7077 nên hiện tượng phương sai thay đổi không xảy ra.

Bảng 4.19: Kiểm tra hiện tượng tự tương quan của AMIHUD theo các biến SIZE, CGI và MB

Dependent Variable: AMIHUD Method: Least Squares

Date: 12/28/13 Time: 17:26 Sample: 1 246

Included observations: 246

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

SIZE -0.497036 0.129724 -3.831491 0.0002

CGI -5.727591 2.546868 -2.248876 0.0254

MB -0.240274 0.110662 -2.171251 0.0309

C 11.08770 2.057573 5.388725 0.0000

R-squared 0.089428 Mean dependent var 1.841464

Adjusted R-squared 0.078140 S.D. dependent var 2.844683 S.E. of regression 2.731281 Akaike info criterion 4.863545 Sum squared resid 1805.294 Schwarz criterion 4.920542 Log likelihood -594.2160 Hannan-Quinn criter. 4.886495

F-statistic 7.922347 Durbin-Watson stat 1.495912

Prob(F-statistic) 0.000046

Với số quan sát là n=246, mức ý nghĩa 5%, tra bảng số kinh tế lượng ta có DL= 1.738 và DU = 1.799 nên DW =1.4959 < DL. Như vậy xảy ra hiện tự tương quan dương, và được khắc phục như sau:

Sử dụng phương trình sai phân tổng quát với ρ=1-d/2=0.252044. Ước lượng mô hình là:

AMIHUD1=AMIHUD(t) - ρ x AMIHUD(t-1)

CGIA = CGI(t) - ρ x CGI(t-1)

MBA = MB(t) - ρ x MB(t-1)

SIZEA = SIZE(t) - ρ x SIZE(t-1)

Bảng 4.20: Hồi quy AMIHUD1 theo CGIA, MBA và SIZEA Dependent Variable: AMIHUD1

Method: Least Squares Date: 12/29/13 Time: 04:43 Sample: 1 245

Included observations: 245

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

CGIA -4.546578 2.551540 -1.781896 0.0760

MBA -0.096520 0.115092 -0.838634 0.4025

SIZEA -0.500006 0.132068 -3.785978 0.0002

C 7.736972 1.500597 5.155929 0.0000

R-squared 0.072932 Mean dependent var 1.384527

Adjusted R-squared 0.061392 S.D. dependent var 2.721922 S.E. of regression 2.637047 Akaike info criterion 4.793389 Sum squared resid 1675.919 Schwarz criterion 4.850552 Log likelihood -583.1901 Hannan-Quinn criter. 4.816408

F-statistic 6.319779 Durbin-Watson stat 2.054457

Prob(F-statistic) 0.000384

Với số quan sát là n=245, mức ý nghĩa 5%, tra bảng số kinh tế lượng ta có DL= 1.738 và DU = 1.799 nên DU = 1.799 < DW=2.0544 < 4- DU = 2.201 nên hiện tượng tự tương quan đã được khắc phục.

Kết quả trên cho thấy khi khắc phục hiện tượng tự tương quan thì sự tương quan của các biến cũng cho kêt1 quả tương tự. Chỉ số quản trị công ty, quy mô công ty và giá thị trường /giá sổ sách thì chỉ số quản trị công ty có tương quan âm với tỷ số AMIHUD. Nếu CGI tăng 1% thì AMIHUD giảm 4.546% trong các năm tiếp theo khi cố định các biến khác. Còn MB và SIZE cũng có tương quan âm với AMIHUD. Khi MB hoặc SIZE giảm đi 1% thì AMIHUD tăng lên lần lượt là 0.096% hoặc 0.500% trong các năm tiếp theo khi các yếu tố khác không đổi..

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)