So sánh giữa bằng chứng thực nghiệm và kết quả trong nghiên cứu
Biến
Bằng chứng thực nghiệm
từ các tác giả khác trước Kết quả từ bài nghiên cứu Tỷ số vòng quay trung bình của cổ phiếu Tỷ số Amihud Tỷ số vòng quay trung bình của cổ phiếu Tỷ số Amihud Biến động giá cổ phiếu + +/- 0 0 Chỉ số quản trị công ty + - + - Tỷ số giá thị trường/giá sổ sách + - - -
Quy mô công ty +/0 - 0 -
Đòn bẩy tài chính - +/0 0 0
Ghi chú: Tương quan thuận (+); Tương quan nghịch (-); Không tương quan (0). Từ bảng so sánh các kết quả nghiên cứu ở trên có thể đi đến các nhận xét như sau:
Biến động giá cổ phiếu không có quan hệ với tính thanh khoản. Kết quả này khác với các nghiên cứu khác. Có thể là do mẫu dữ liệu nghiên cứu có mức độ phân tán lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đẫn đến giá cổ phiếu chao đảo liên tục vào các năm sau đó.
Cũng giống như các kết quả nghiên cứu khác trên thế giới, chỉ số quản trị công ty có tác động lên tính thanh khoản của cổ phiếu. Khi chỉ số quản trị công ty tăng sẽ làm cho tính thanh khoản của cổ phiếu được cải thiện. Trong đó yếu tố công khai minh bạch thông tin là quan trọng hơn cả trong vì nó có quan hệ trực tiếp với tính thanh khoản của cổ phiếu. Yếu tố này cũng được các nước khác trên thế giới chú trọng đến.
Cả hai biến tỷ số TURNOVER và AMIHUD đều có tương quan âm với giá sổ sách/ giá thị trường nên chưa có kết luận chung về mối quan hệ giữa tính thanh khoản với tỷ số giá thị trường/giá sổ sách trong khi các kết quả trên thế giới phần lớn đều có tương quan dương. Một trong những nguyên nhân để lý giải là do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm cho giá trị thị trường của công ty bị thay đổi rất nhanh trong khi tỷ số TURNOVER và phụ thuộc vào từng công ty không có xu hướng rõ rệt.
Quy mô công ty không tương quan với tỷ số TURNOVER nhưng lại tương quan âm với tỷ số AMIHUD nên có tương quan dương với tính thanh khoản của cổ phiếu. Kết quả này cũng tương đồng với số đông của các nghiên cứu trên thế giới. Các công ty lớn có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn các công ty nhỏ do tâm lý công ty lớn có khả năng tài chính mạnh, an toàn hơn, và nhiều người đầu tư hơn công ty nhỏ.
Đòn bẩy tài chính không có quan hệ với tính thanh khoản của cổ phiếu. Trên thế giới cũng có khá nhiều kết quả nghiên cứu tương tự. Một trong những lý do để giải thích vấn đề này là đòn bẩy tài chính làm gia tăng tấm chắn thuế nên có tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp, hoặc là những công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng và bão hòa hoặc những công ty chia cổ tức cao,… sẽ thu hút được các nhà đầu tư; nhưng mặt khác đòn bẩy tài chính cũng làm gia tăng gánh nặng lãi suất và rủi ro nên có tác động tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp. Do đó nhóm người thích rủi ro sẽ chọn công ty có đòn bẩy tài chính cao nhưng nhóm người không thích rủi ro sẽ chọn những công ty có đòn bẩy tài chính thấp.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN