Tỷ số vòng quay trung bình của cổ phiếu(TURNOVER):
Tỷ số TURNOVER được đề xuất bởi Narayan và cộng sự (2010), Tang và Wang (2011). Theo các tác giả khi tính TURNOVER phải sử dụng cổ phiếu có thể giao dịch chứ không phải là tổng số cổ phiếu, đó là số lượng cổ phiếu giao dịch trong một tháng chia cho tổng số cổ phiếu lưu hành cuối tháng trước. Ở Việt Nam, cổ phiếu lưu hành trên thị trường là số lượng cổ phần hiện đang được các nhà đầu tư nắm giữ, bao gồm cả cổ phiếu được sở hữu bởi nhân viên của công ty hay cá nhân khác trong nội bộ công ty. Các loại cổ phần đã được công ty mua lại không được gọi là cổ phần lưu hành trên thị trường (ví dụ cổ phiếu quỹ).
Để tính tổng số lượng cổ phiếu của từng công ty theo từng tháng dựa vào bảng tổng hợp dữ liệu lịch sử các giao dịch theo ngày của từng công ty; Tính tổng số lượng cổ phiếu lưu hành dựa vào lịch sự kiện của các công ty.
, = ổ ố ượ ổ ℎ ế ô ổ ố ượ ổ ℎ ế ư ℎà ℎ ố ℎá − 1 ị ℎ ℎá
, = , /12
Trong đó: TURNOVERi,m là vòng quay trung bình của cổ phiếu của công ty i trong tháng m
TURNOVERi,y là vòng quay trung bình của cổ phiếu của công ty i trong năm y
Tỷ số AMIHUD:
Tỷ số giá trị tuyệt đối thay đổi giá so với khối lượng cổ phiếu giao dịch cùng ngày (tính bằng đồng) hoặc các tác động về giá hàng ngày của các dòng lệnh. Để cho dễ tính toán, tỷ số này được nhân 109.
Amihud (2002) đã chứng minh rằng tỷ số này có thể được sử dụng để đo lường tác động giá. Sau đó đã có nhiều nghiên cứu sử dụng tỷ số này để đo lường tính thanh
khoản (Parasanna và Menon (2011), Tang và Wang (2011), Haddad (2012), Karmani (2012),…).
Mức độ biến động về giá (R) và khối lượng giao dịch cổ phiếu trong ngày (VOL) đều được tính từ bảng tổng hợp dữ liệu lịch sử các giao dịch theo ngày của từng công ty.
Tỷ lệ Amihud trung bình theo năm được tính như sau: Annual Ratioi = 1/D∑(|R|/VOLi,t)
Trong đó: D là Số ngày giao dịch trong năm
R là mức độ biến động về giá của cổ phiếu i ở ngày t (R=(Pt - Pt-1)/Pt-1
VOL là khối lượng giao dịch của cổ phiếu i trong ngày t