Cơ sở hình thành đề xuất

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM cà PHÊ g7 của CÔNG TY TRUNG NGUYÊN (Trang 76)

4.1.1. Cơ sở từ dự báo nhu cầu thị trường café

Hình 4.1. Biểu đồ Tổng sản lượng cà phê hòa tan của Việt Nam (tấn)

Nguồn: Bộ NN & PTNT

Thị trường café hòa tan Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm trở lại đây, bình quân 7.9% / năm trong gián đoạn 2003-2008 và được giữ mức tăng trưởng cao khoảng 10.5 %/năm trong giai đoạn 2008-2013, theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor. Và theo sự báo của Ipsos Business Consultant về thị trường café Việt Nam, từ năm 2011, nhu cầu café hòa tan tăng nhanh. Do đó có thể nói G7 Trung Nguyên có cơ hội phát triển trong ngành café

Bên cạnh đó, thị trường cà phê Việt Nam đang nóng hơn bao giờ hết, đang được rất nhiều những thương hiệu café hòa tan tấn công. Theo ông Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc điều hành Archcafe JSC thì đối với dòng sản phẩm hào tan, thị trường còn rất nhiều ngách cho những sản phẩm sáng tạo. Theo ông Tấn- chuyên gia tư vấn doanh nghiệp nhận định : “ Những thương hiệu mới sẽ làm thay đổi cục diện thị trường, vì giới trẻ thay đổi rất nhanh, đó là lí do vì sao các hãng thức ăn nhanh như KFC, MCDonald’s, Lotteria… đều nhắm tới đối tượng khách hàng này. Thị trường café cũng vậy, nhiều sản phẩm đa dạng nhưng thiếu những luồng gió mới… Vì dù sao đi nữa, thị trường café Việt Nam vẫn còn rất lớn. cụ thể, mức tăng trưởng của café hòa tan trong tương lai dự báo đạt 15%, còn rang xay đạt khoảng 10%”. Còn theo dự báo của Euromonitor, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu kép ( CARG) của ngành café nói chung trong giai đoạn 2011- 2016 là 9,1%, còn tính riêng ngành café hòa tan là 11%. Điều này cho thấy, thị trường café hòa tan là thị trường đầy triển vọng, có tiềm năng phát triển trong thời gian tới, nhất là ở các ngách thị trường chưa được phát hiện. Trung Nguyên sẽ có thêm nhiều cơ hội để nghiên cứu thêm các dòng sản phẩm mới phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Với nguồn lực sẵn có từ nguồn café chất lượng vùng Ban Ma Thuột, Trung Nguyên có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển và các chi phí khác. Tuy nhiên theo tình hình hiện nay, thời tiết khô hạn làm sản lượng café bị giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp. Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam ( VICOFA), Tây Nguyên đang gặp đại hạn lớn nhất trong vòng 10 năm qua , hiện nay 70% diện tích café không có nước tưới, càng khiến nguy cơ sản lượng cà phê bị giảm thiểu nghiêm trọng trong thời gian tới. Do đó Trung Nguyên sẽ cần huy động nhiều hơn nguồn lực để đảm bảo đủ sản lượng cần thiết cho doanh nghiệp, tìm thêm nhiều nguồn cung ứng café để khắc phục vấn đề thiếu hụt café đầu vào.

4.1.2. Cơ sở từ phân tích mô hình SWOT của công ty

Bất cứ một công ty nào, dù lớn hay nhỏ đều sẽ có những điểm mạnh điểm yếu nhất định, bên cạnh đó là những cơ hội phát triền và thách thức cần vượt qua. Khi nắm rõ tất cả những yếu tố này sẽ có thể khắc phục khuyết điểm và càng phát huy tốt hơn để phát triển. Sau đây chính là mô hình SWOT của G7 Trung Nguyên để từ những yếu tố đã nêu có thể hình thành giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.

*Điểm mạnh (Strengths)

 G7 có Trung Nguyên-thương hiệu café nổi tiếng với chất lượng sản phẩm được nhiều người tín nhiệm, những chiến lược marketing rộng khắp và có quy mô lớn, công tác PR hiệu quả.

 Lợi thế sân nhà, nhân công rẻ,thấu hiểu văn hóa người tiêu dùng bản xứ, tinh thần văn hóa, dân tộc, sử dụng café Việt Nam chất lượng,mang phong cách Việt.

 Có thể quảng bá sản phẩm G7 qua chuỗi hệ thống những của hàng nhượng

quyền thương hiệu tại nước ngoài.

 Hệ thống sản xuất, công nghệ hiện đại, hệ thống nhà máy có công suất lớn 32.000 tấn/năm

 Số lượng nhân viên đông đảo có tay nghề, nhiệt tình và huyết tâm, được đào tạo bài bản.

 Đầu tư manh vào các lĩnh vực có liên quan tạo chỗ đứng vững chắc.

 Có văn hóa tổ chức chặt chẽ và thống nhất. *Điểm yếu (Weaknesses)

 Chưa có nhiều sản phẩm xuất sắc ấn tượng, khác biệt với các sản phẩm café hòa tan trên thị trưởng, mới chỉ có sản phẩm dành cho phái đẹp Passiona.

 Tập đoàn Trung Nguyên có quá nhiều dự án và tham vọng cùng lúc gây ra

phân tán lực lượng, nhân lực, tài lực.

 Sức thuyết phục từ thông điệp “ người Việt dùng hàng Việt” đang giảm dần, người tiêu dùng cần một G7 mới mẻ và chất lượng tốt hơn.

 Đội ngũ nhân viên bán hàng chưa có thâm niên và nhiều kinh nghiệm.

 Sự thay đổi bao bì liên tục làm cho khách hàng không phân biệt thật giả được nếu có hàng giả trà trộn.

* Cơ hội (Opportunitise)

 Quy mô thị trường lớn, nhu cầu có khả năng thanh toán ngày một tăng.

 G7 đi tiên phong cuộc cách mạng “tinh thần Việt” thể hiện ước mơ người

Việt Nam, tư duy sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết vươn mình thành thương hiệu số 1.

 Thị trường ngành Café hòa tan tăng trưởng mạnh và ổn định.

 Nhà nước đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi

 Chính trị trong nước ổn định, dễ dàng kêu gọi đầu tư nước ngoài.

*Thách thức (Threats)

 Kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến sức khỏe con người.

 Cạnh tranh với các đối thủ với tiềm lực mạnh.

 Có khả năng giá nguyên liệu tăng vì điều kiện tự nhiên khô hạn, sản lượng café giảm.

 Nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

 Chi phí để duy trì quá trình khép kín từ sản xuất đến thu hoạch và phân phối là khá lớn.

Trên cơ sở phân tích SWOT của doanh nghiệp từ đó đề xuất giải pháp từ mô hình SWOT:

♦Kết hợp S-O

 Tiếp tục xây dựng thương hiệu mạnh chiếm lĩnh thị trường.

 Phát huy nguồn lực nhằm tìm kiếm và sáng tạo ra thêm nhiều sản phẩm mới cũng như cải biến sản phẩm.

 Tận dụng chính sách nhà nước phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu mới,chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn tăng khả năng canh tranh.

♦Kết hợp S-T

 Tận dụng nguồn lực để hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. .

 Tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ trong nước và hiện đại hóa công nghệ sản xuất hạ giá thành sản phẩm cạnh tranh với doanh nghiệp ngoài nước.

 Chủ động đầu tư phát triển cá nguồn nguyên liệu cafe mới, công nghệ mới để mở rộng thêm dòng sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng.

♦Kết hợp W-O

 Xúc tiến hoạt động markeing rộng khắp trên mọi miền đất nước, nhấn mạnh hơn nữa vai trò của tinh thần dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa.

 Tìm hiểu kĩ về nhu cầu thị trường để có những chiến lược sản phẩm, mở rộng dòng phù hợp.

 Tập trung nguồn lực hơn vào mảng café hòa tan.

♦Kết hợp W-T

 Tăng cường hoạt động Marketing nhằm giữ vững thị phần, lôi kéo khách hàng của đối thủ.

 Phát triển thêm nhiều sản phẩm có ích cho sức khỏe nhưng vị café đậm đà, các sản phẩm café hòa tan định vị sang trọng đẳng cấp.

 Tập huấn kĩ năng bán hàng cho nhân viên.

 Đưa ra các chương trình PR, quảng cáo, marketing để giới thiệu rộng rãi các sản phẩm hiện có của công ty đến người tiêu dùng.

4.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chiến lược của doanh nghiệp.

Nhìn chung chiến lược sản phẩm của Trung Nguyên đối với dòng sản phẩm café hòa tan G7 đã rất thành công, tạo được tiếng vang trên thị trường café và gặt hái khá nhiều thành quả nhất định. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường đang nóng

lên từng ngày với sự tham gia của rất nhiều thương hiệu khác nhau nên Trung Nguyên cần cải tiến hơn nữa trong chiến lược của mình để tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu. Và một giải pháp được đề ra cho Trung Nguyên đó là mở rộng thêm dòng sản phẩm café có chức năng chữa bệnh đái tháo đường.

“ Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng ở khắp mọi miền cả nước và tạo ra gánh nặng kinh tế cho gia đình, xã hội trong quá trình điều trị căn bệnh này”, đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên trong buổi hội thảo “ Bệnh đái tháo đường trong mối quan tâm về y tế toàn cầu” do Bộ Y tế và Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức ngày 29/5/2014 tại Hà Nội.

Bà Xuyên báo cáo,theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế ( IDF) trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới. Nghiên cứu tạo các địa phương cho thấy, toàn quốc hiện có khoảng 5 triệu bệnh nhân đái tháo đường, điều đáng nói là cứ 10 ca đái tháo đường thì có 6 ca được chuẩn đoán là có biến chứng cực kì nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lòa, tàn phế và thậm chí tử vong. Người bị đái tháo đường có nguy cơ tử vong sớm cao gấp 2 lần so với những người không bị đái tháo đường. Căn bệnh này đã gây ra 5,1 triệu trường hợp tử vong trên toàn cầu năm 2013, trong đó 1,9 triệu người ở khu cực Tây Thái Bình Dương. Ở VIệt Nam, khoảng 150 người tử vong mỗi ngày liên quan đến căn bệnh này, tương đương 54.943 trường hợp tử vong ở người trưởng thành mỗi năm (Nguồn: Theo Thanh Quang- báo pháp

luật ). Vì lí do đó, hiện nay bệnh đái tháo đường đang là vấn đề nhức nhối cần giải

quyết hiện nay. Và việc cho ra đời một sản phẩm có chức năng chữa trị bệnh này là vô cùng đúng đắn vì đây là phân khúc khá lớn trong thị trường hiện nay và đang bị bỏ ngõ bởi các đối thủ cạnh tranh khác.

Các nhà khoa học Mỹ cho biết uống café điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type II. Theo tiến sĩ Martin thuộc đại học Vanderbilt ( Mỹ), chất axit chlorogenic có trong café giúp cơ thể xử lí tốt lượng đường glucoso trong

máu. Bên cạnh đó, một nhóm nghiên cứu người Anh chứng minh rằng café có thể giảm nguy cơ hạ đường huyết đối với những bệnh nhân tiểu đường type I. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Diabetes Care. Tiến sĩ Tristan Richardson thuộc bệnh viện hoàng gia Bournermouth đã theo dõi 19 bệnh nhan tiểu đường type I để tìm hiểu vai trò của cafein trong việc chựa trị căn bệnh này. Kết quả là các bệnh nhân có ít chứng hạ đường huyết vào ban đêm: thời gian tì lệ đường huyết trong máu thấp 49 phút với nhóm sử dụng thuốc có chứa cafein và 132 phút với nhóm dùng thuốc giả dược. Từ đó có thể thấy chất cafein trong café có khả năng chữa trị căn bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh đó, theo tài liệu của Viên dược liệu Việt Nam, Nhân sâm cũng có chức năng trị bệnh đái tháo đường. Trong thử nghiệm lâm sàn trên bệnh nhân đái tháo đường, nhân sâm có tác dụng hạ đường máu rõ rệt. Nếu dùng nhân sâm phối hợp insullin và thời gian hạ máu kéo dài.

Từ đó ta có thể sáng tạo ra loại café chiết xuất nhân sâm nhắm đến phân khúc những người đang bị hoặc có nguy cơ bị mắc bệnh đái tháo đường. Sản phẩm định vị là thực phẩm chức năng, chất lượng tốt và giá cao vì được chiết xuất từ nguyên liệu quý, nhân sâm hảo hạng

Đây sẽ là sản phẩm café đặc chế hòa tan có lượng cafein thấp vừa đủ ( 150ml) và chiết xuất nhân sâm (15ml), không đường, vị thanh do nhân sâm mang lại cảm giác dễ uống vừa có tác dụng chữa bệnh.

Trước khi tung sản phẩm này ra thị trường Trung Nguyên cần cung cấp thông tin về căn bệnh tiểu đường và mức nguy hại của nó đến người tiêu dùng qua một số chương trình PR hoặc quảng cáo. Sau đấy sẽ tung sản phẩm ra và nhấn mạnh vào tính năng cũng như xây dựng hình ảnh định vị cho sản phẩm.

TÓM TẮT CHƯƠNG IV

Sau phần phân tích những chiến lược sản phẩm của café hòa tan G7 của công ty Trung Nguyên trong chương III có thể thấy được chiến lược của Trung Nguyên cho dòng café hòa tan G7 khá thành công. Dù vậy bất kì một chiến lược nào cũng sẽ có những ưu nhược điểm cùng những cơ hội và thách thức riêng, điều

này đã được phân tích rõ trong chương IV “CÁC ĐỀ XUẤT GIÚP TRUNG

NGUYÊN HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM”.

Bên cạnh đó chương cũng trình bày về xu hướng phát triển thị trường café hòa tan tại Việt Nam thời gian tới, đây cũng là một cơ sở khác để người viết hình thành đề xuất giải pháp cho sản phẩm G7 của Trung Nguyên để cải thiện chiến lược sản phẩm. Các dòng sản phẩm của G7 hiện nay khá đa dạng nhưng vẫn còn ít dòng sản phẩm café chức năng ngoài sản phẩm G7 hòa tan Passiona hướng tới phái đẹp có chức năng làm đẹp.Từ đó người viết đề xuất mở rộng thêm sản phẩm trong mảng này, cụ thể là café chiết xuất nhân sâm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường – căn bệnh khá nguy hiểm hiện nay. Mong sẽ đóng góp một chút ý tưởng giúp sản phẩm café hòa tan G7 hoàn thiện hơn chiến lược sản phẩm của mình để tiếp tục thành công trên con đường kinh doanh và thực hiện sứ mệnh mang tinh hoa thiên nhiên trong từng giọt café Việt đến tận tay người tiêu dùng, tiếp tục nhân rộng tinh thần dân tộc, nâng cao giá trị Việt.

KẾT LUẬN

Chiến lược sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp.Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược giá, phân phối và chiêu thị mới triển khai và phối hợp một cách hiệu quả. Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu marketing được đặt ra trong từng thời kì.

Qua bài nghiên cứu” Chiến lược sản phẩm G7 của hãng café Trung Nguyên giai đoạn 2012-2015”, người viết nhận ra rằng dù một thương hiệu có lớn đến đâu, có lão làng đến đâu cũng khôn tránh khỏi thiếu sót trong chiến lược sản phẩm. Vì thế việc thừa nhận lỗi sai, và thực hiện tốt công tác kiểm tra điều chỉnh sẽ hạn chế được những hậu quả xấu.

Vì đây là đề án đầu tiên người viết thực hiện nên vẫn còn rất nhiều sai xót trong các khâu như tổng hợp thông tin, phân tích thông tin,…..vì thế rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía người đọc. Từ đó người viết có thể rút kinh nghiệm cho những đề án tiếp theo của bản thân. Và mong muốn có thể đóng góp một số thông tin cho những bạn có cùng đề tài phân tích. Chân thành cảm ơn cô ThS. Nguyễn Thị Mai Lan đã có những hướng dẫn vô cùng đáng giá để người viết có thể hoàn thành bài nghiên cứu này.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình “ Marketing căn bản” - Khoa Marketing, Đại học Tài chính Marketing, NXB Lao động- xã hội.

2. “ Marketing căn bản” – Philip Kotler.

3. “Quản trị sản phẩm” – Khoa Marketing, Đại học Tài chính Marketing, NXB Thống kê 2002. 4. http://www.trungnguyen.com.vn/ 5. http://www.cafe.net.vn/ 6. http://giacaphe.com/ 7. http://vinacafebienhoa.com/ 8. http://nescafe.com/ 9. https://www.nestle.com.vn/ 10. http://brandsvietnam.com/ 11. http://marketingnongnghiep.com/ 12. http://nhuongquyen.org/ 13. http://www.kyluc.vn/ 14. http://doanhnhanonline.com.vn 15. http://euromonitor.com/ 16. http://dna.com.vn/ 17. http://gos.gov.vn 18. http://countrymeters.info/ 19. http://vinaresearch.jp/ 20. http://dantri.com/ 21. http://baomoi.com/ 22. http://baohaiduong.com/ 23. http://songmoi.vn/

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM cà PHÊ g7 của CÔNG TY TRUNG NGUYÊN (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w