5. Kết cấu đề tài
2.4.3. Quy trình phục vụ
Theo tiêu chuẩn, nhân viên được chia làm 3 ca: sáng, chiều và tối. Nhân viên ca sáng được phân công vệ sinh 16 phòng trong ca làm việc. Nên mỗi nhân viên phục vụ phòng luôn phải tự sắp xếp thời gian, chạy đua với thời gian để đảm bảo hoàn thành công việc, cũng như việc họ luôn phải chịu áp lực công việc rất cao, vừa phải đảm bảo vệ sinh phòng đúng theo quy trình, tiêu chuẩn vệ sinh mà khách sạn đề ra, vừa phải hoàn thành công việc đúng thời gian quy định. Nên khó tránh những sai sót trong quá trình thực hiện công việc, mà những sai sót này lại là nguyên nhân gây nên những lời than phiền của khách khi lưu trú tại khách sạn. Những than phiền của khách như vệ sinh phòng chưa đạt tiêu chuẩn, đặt thiếu đồ dùng trong phòng... Trên thực tế, đối với một phòng trống dơ (Vacant Dirty), cần phải mất 30 - 45 phút mới có thể dọn dẹp phòng sạch theo đúng các tiêu chuẩn vệ sinh, nhưng nhân viên phục vụ phòng chỉ cần 20 – 30 phút để vệ sinh phòng trống dơ, phòng đang có khách ở là 10 - 20 phút. Thời gian cần thiết dành cho việc dọn dẹp vệ sinh một phòng như vậy là vẫn chưa đủ. Thao tác của nhân viên phải thực hiện nhanh để kịp thời gian nên hầu như nhiều nơi nhân viên làm vệ sinh không kỹ như các góc tường, bên dưới giường, chân tivi, gương, bồn tắm, tường trong nhà vệ sinh... Do đó, không đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết và mất thời gian cho việc kiểm tra, giám sát và thực hiện lại công việc.
2.4.4. Công tác quản lý chất lƣợng phục vụ phòng
Công tác quản lý chất lượng phục vụ phòng là nhiệm vụ của các giám sát viên. Các giám sát viên sẽ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát trực tiếp những nhân viên thuộc quyền quản lý của mình đảm bảo mọi công việc hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo và duy trì đúng tiêu chuẩn chất lượng phục vụ đã đề ra.
Hiện tại, bộ phận Housekeeping có 5 giám sát tầng (Floor Supervisor). Họ phải thực hiện các công việc như: phân chia lịch làm việc cho nhân viên và tự phân công ca trực cho mình tùy theo công suất phòng dự báo cho từng ngày, giám sát và kiểm tra chất lượng vệ sinh phòng để bàn giao cho bộ phận tiền sảnh (Front Office) kinh doanh phòng, giám sát và xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhân viên, của khách lưu trú tại khách sạn nếu vượt quá khả năng giải quyết của nhân viên. Kết hợp với bộ phận tiền sảnh tổ chức đón tiếp khách. Kiểm tra tình trạng phòng nếu thấy không đủ tiêu chuẩn để bán cho khách thì thông báo cho Trưởng bộ phận và những bộ phận liên quan để giải quyết. Nhận thông tin phản hồi từ nhân viên về ý kiến hay nhu cầu của từng vị khách để có thể phục vụ họ một cách chu đáo nhất. Đảm bảo để các vật dụng cung cấp cho khách và phương tiện làm việc cho nhân viên để họ thực hiện công việc của mình. Đảm bảo đúng các tiêu chuẩn của bộ phận và khách sạn đã đề ra. Đào tạo huấn luyện về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cũng như việc thông tin lại cho nhân viên về chính sách cũng như hướng phát triển sắp tới của khách sạn.
Tùy vào công suất phòng và sự phân công ca trực, ca sáng có ít nhất 3 giám sát viên, được phân chia các tầng khác nhau và quản lý các nhân viên trong tầng đó. Giám sát viên thực hiện công việc dựa trên sự quản lý con người. Do đó, đòi hòi những giám sát viên phải có nghệ thuật lãnh đạo và quản lý. Việc quản lý những mối quan hệ giữa con người và con người không hề đơn giản. Họ luôn phải tự trau dồi kiến thức và kỹ năng quản trị, để có thể nâng cao trình độ và nhận thức của nhân viên trong lúc phục vụ khách. Đảm bảo khách lưu trú phải nhận được chất lượng phục vụ tuyệt vời vượt hơn cả sự mong đợi của họ và vào mỗi lúc khách hàng cần. Những biện pháp, ý kiến được đưa ra thảo luận vào đầu mỗi ca làm việc nhằm giúp cho nhân viên hoàn thành tốt vai trò của mình, cũng như nâng cao mức độ hài lòng
Chất lượng phục vụ phòng được đánh giá bởi cảm nhận chủ quan của từng khách hàng. Đối với mỗi vị khách khác nhau, nhân viên chính là người tiếp xúc trực tiếp với họ nên sẽ hiểu rõ khách hàng mong muốn điều gì. Nên giám sát viên không thể chỉ đảm bảo chất lượng phục vụ phòng một cách khô cứng qua các tiêu chuẩn, quy định mà bộ phận hay khách sạn đã đưa ra, mà quan trọng là phải làm cho nhân viên hiểu được rằng: những tiêu chuẩn phục vụ chỉ là nền tảng để từ đó, người nhân viên có thể linh hoạt phục vụ theo ý muốn của khách hàng. Những tiêu chuẩn này sẽ không phải là rào cản hạn chế sự sáng tạo, linh hoạt trong cung cách phục vụ, mà đó chính là cơ sở để mang đến cho mỗi khách hàng sự thỏa mãn trong nhu cầu và sự hài lòng nhất khi lưu lại khách sạn. Đó mới chính là mục tiêu của bộ phận Housekeeping.
Chất lượng phục vụ phòng được đánh giá dựa trên nhiều nhân tố tác động khác nhau. Nhưng xét ở một khía cạnh là công tác quản lý chất lượng, các giám sát tầng tại Grand Sài Gòn đang từng ngày được hoàn thiện và nâng cao cả về mặt chuyên môn và nghiệp vụ, cùng với đội ngũ nhân viên luôn nhiệt tình và hăng say với công việc, mang đến cho khách những trải nghiệm mới với cung cách phục vụ chuyên nghiệp khi chọn khách sạn Grand là điểm dừng chân của mình.
2.5. Đánh giá chất lƣợng dịch vụ phòng ở khách sạn Grand Sài Gòn 2.5.1. Điểm mạnh
Khách sạn có nét độc náo của kiến trúc pháp cổ xưa.
Có vị trí nhuận lợi ngay trung tâm thành phố, gần các khu hành chính, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng. Danh tiếng và uy tín được tạo lập từ khi mới hình thành giúp khách sạn trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi đến thành phố Hồ Chí Minh.
Không gian phòng thoáng mát, rộng rãi, đa số các phòng đều có cửa sổ nhìn ra bờ sông Sài Gòn hoặc quang cảnh đường phố.
Được Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là khách sạn đạt tiêu chuẩn bốn sao. Tất cả các nhân viên buồng đều ăn mặc đúng tác phong, gọn gàng, sạch sẽ. Làm việc đúng giờ đúng thời hạn, thực hiện đúng quy trình của khách sạn đề ra.
Trực thuộc tổng công ty Du lịch Sài Gòn nên có sự hỗ trợ rất tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh nghiệm quản lý và đào tạo nhân viên… Ngoài ra còn đem lại một lượng khách cho khách sạn thông qua mối quan hệ của công ty.
Hầu hết nhân viên buồng đều còn trẻ, năng động, cóc sức khỏe tốt nên rất năng động, linh hoạt và nhiệt tình trong công việc.
Tất cả nhân viên buồng đều niềm nở, tỏ lòng hiếu khách đối với khách điều đó tạo cho khách cảm giác thoải mái trong quá trình lưu trú.
Luôn đáp ứng được nhu cầu của khách một cách nhanh nhất.
Mọi phàn nàn của khách được giải quyết một cách khéo léo và nhanh chóng. Các tầng trưởng và các superior luôn có sự kiểm tra giám sát một cách triệt để các buồng sau khi nhân viên dọn dẹp nên kịp thời sửa chữa các thiếu sót, đảm bảo các buồng đều ở tình trạng vệ sinh sạch sẽ và sẵn sàng trước khi khách tới khách sạn.
Điều đặc biệt là các nhân viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, trung thực và hiếu khách chính vì vậy mà riêng bộ phận buồng vẫn thường xuyên nhận được những good commend (lời khen ngợi) từ phía khách hàng.
Về trang thiết bị tại bộ phận lưu trú chất lượng đảm bảo được duy trì hài hòa: đồ gỗ đạt chất lượng cao, thiết kế kiểu dáng đẹp, đồng bộ về màu sắc thể hiện được sự sang trọng, lịch sự. Các trang thiết bị như: điện thoại, tập gấp, sách báo giới thiệu về khách sạn, bảng giá, đồng hồ….được sắp xếp hài hòa.
Với những cố gắng không ngừng của khách sạn GRAND đã xây dựng được cho mình hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cấu sử dụng của khách. Thành công đã giúp cho khách sạn thu hút được một lượng lớn khách khá ổn định tạo vị thế vững chắc trên thị trường kinh doanh khách sạn trên địa bàn Thành Phố.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân tồn tại
Bên cạnh những thành công mà khách sạn đã đạt được, Khách sạn còn những hạng chế sau:
Do nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc cải tạo các khu nhà còn hạn chế chỉ cải tạo nâng cấp chứ không có điều kiện xây dựng mới. Vì thế hệ thống cơ sở vật chất không được đảm bảo số lượng, chất lượng, cũng như tính đồng bộ.
Do muốn giữ nguyên lối kiến trúc cổ ở khu A nên cơ sở hạ tầng khu vực này đang bắt đầu bị xuống cấp.
Một số phòng của khách sạn đã xuống cấp các vách tường có hiện tượng bông tróc, giấy gián tường có hiện tượng bị thấm màu, các bộ ghế do có từ lâu nên có hiện tượng nứt gãy và màu sơn đen ố.
Văn phòng của bộ phận housekeeping có diện tích nhỏ gây khó khăn cho nhân viên khi hội họp
Đồ dụng cụ làm phòng của nhân viên còn sơ sài lạc hậu chưa đảm bảo được chất lượng làm phòng.
Số phòng còn ít không đủ đáp ứng nhu cầu của khách vào mùa cao điểm.
Nhiều trang thiết bị chất lượng không đảm bảo phải thường xuyên sửa chữa.
Vẫn còn một số nhân viên còn chậm trong công việc, chưa linh hoạt trong việc giải quyết các phàn nàn của khách.
Một số hành lang có nhiều vết dơ và trầy xướt nhưng chưa được tu sửa gây mất mỹ quan.
Trong quy trình phục vụ nhân viên buồng còn bỏ qua một số bước nhỏ nhưng có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý khách.
Tất cả hành lang đều chưa có thùng đựng rác nên nhiều khi khách ra hành lang ngắm cảnh và hút thuốc nhưng không có thùng rác nên khách phải cầm rác về phòng gây bất tiện cho khách.
Khăn còn hơi khô và đồ hàng vải nhà giặt giặt chưa sạch.
Công suất phòng vào mùa thấp điểm vẫn còn thấp.
Tiểu kết chƣơng 2
Với những nhu cầu tất yếu hiện nay việc đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người, xã hội các dịch vụ cơ sở lưu trú ngày càng được mở rộng. Khách sạn Grand nắm bắt được nhu cầu của thị trường đã ngày càng phát triển hơn nổi bậc là việc xây thêm khu mới với 20 tầng mang phong cách hiện đại với vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng. Khách sạn đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của khách sạn, đặt biệt việc đầu tư mới hoàn toàn trang thiết bị, đội ngũ nhân viên với hệ thống bộ máy ngày càng được nâng cao, chặt chẽ…cộng thêm sự nhiệt tình, nhạy bén, ham học hỏi trong
công việc. Khách sạn với vị trí khá thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sự phát triển, bên cạnh đó với tổ chức họp tác mạnh mẽ với cách Công ty lữ hành trong và ngoài nước đã tạo nên nguồn khách đa dạng và phong phú cho khách sạn. Qua đó, thấy được vị thế sức mạnh của khách sạn ngày càng vươn lên, phát triển mạnh mẽ để cạnh tranh với các đối thủ khác trong khu vực thành phố cũng như quốc tế
CHƢƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ PHÒNG Ở KHÁCH SẠN GRAND SÀI
GÒN
3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu kinh doanh của khách sạn 3.1.1. Phƣơng hƣớng
Trong kinh doanh Khách sạn bộ phận buồng là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Vì vậy, việc phát triển kinh doanh buồng là phương hướng chính trong nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong một vài năm tới phương hướng phát triển kinh doanh của bộ phận buồng như sau:
Duy trì và nâng cao tỷ trọng của kinh doanh bộ phận buồng trong tổng doanh thu của khách sạn.
Nâng cao công suất sử dụng các loại buồng
Nâng cấp trang thiết bị trong phòng, trang thiết bị trong phục vụ mới, hiện đại giúp quá trình phục vụ của nhân viên được thuận tiện, dễ dàng. Đáp ứng những yêu cầu bổ sung của khách hàng trong phạm vi có thể.
Giảm chi phí, tăng doanh thu trong kinh doanh buồng nâng cao thu nhập cho nhân viên trong bộ phận buồng.
Nhân viên phục vụ phải làm việc đúng quy trình đảm bảo nhanh, gọn, chính xác hạn chế tối đa sai sót, đạt tiêu chuẩn hạng buồng.
Hướng tới mục tiêu chung của khách sạn cũng như của bộ phận buồng là nâng cao chất lượng phục vụ tiếp tục bổ sung hoàn thiện đội ngủ nhân viên. Tiếp tục đào tạo nghiệp vụ để khách hàng đánh giá đúng về chất lượng và giá cả.
Bộ phận phục vụ buồng liên tục phối hợp với bộ phận kỹ thuật bảo trì định kỳ các trang thiết bị của buồng để đáp ứng, phục vụ cho khách hàng sản phẩm dịch vụ tốt nhất.
Tăng cường mở rộng liên doanh liên kết với các ngành kinh tế khác trong nước, nước ngoài. Tận dụng vốn sản xuất và kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến.
Tăng cường liên kết giữa các cơ sở lưu trú với nhau, giữa các cơ sở lưu trú với các điểm du lịch, các công ty lữ hành…
Phối hợp chặt chẽ với các nghành cơ quan, chức năng phát hiện, ngăn ngừa, chống lại các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn trong khách sạn và khu vực xung quanh.
Lượng khách nước ngoài đến khách sạn trong những năm tới có khả năng gia tăng, nếu chúng ta làm tốt hơn về công tác quảng bá, tiếp thị du lịch, cải thiện thủ tục xuất nhập cảnh thì sẽ đón khách vào nước ta nhiều hơn.
Nếu làm được những điều trên kết hợp với những điều mà trước giờ khách sạn đã và đang thực hiện thì công việc kinh doanh khách sạn sẽ ổn định và phát triển nhanh.
Mở rộng quy mô kinh doanh trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.
Các kế hoạch chi phí phải được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hợp lý cho từng loại chi phí và cho từng bộ phận nghiệp vụ kinh doanh.
Việc thực hành tiết kiệm phải được thực hiện ở mọi khâu, bộ phận kinh doanh trên tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh
Thực hiện chế độ kích thích kinh tế đối với người lao động như: tiền lương, tiền thưởng…
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức lao động, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tăng tỷ lệ nhân viên nghiệp vụ, bố trí sử dụng lao động theo thời vụ hợp lý, nâng cao năng suất lao động, giảm lao động dư thừa.
Sắp xếp lao động phù hợp trong những mùa cao điểm và thấp điểm để đảm bảo công việc luôn diễn ra trôi chảy để không gây áp lực công việc cho nhân viên.
3.1.2. Mục tiêu
Trong tương lai với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế sẽ kéo theo sự ra đời của hàng loạt những khách sạn lớn vì vậy sự cạnh tranh gay gắt là điều không thể tránh khỏi. Để khẳng định được vị thế vững chắc trong ngành nhà hàng – khách sạn thì khách sạn Grand phải vạch ra những mục tiêu cụ thể như:
Nâng cao chất lượng phục vụ phòng, thỏa mãn tối đa nhất nhu cầu và mong đợi của khách khi đến với khách sạn.
Thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của khách hàng hiện có và kéo được một lượng khách hàng tiềm năng.
Thực hiện những chính sách giảm giá, khuyến mãi vào từng mùa phù hợp để sử dụng tối đa công suất phòng.
Nâng cao cơ sở vật chất và trình độ đội ngũ nhân viên để phấn đấu đạt