* Tồn tại:
Theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 48 và điểm c, khoản 2 Điều 49 BLTTHS năm 2003 thì: người bị tạm giữ, bị can có quyền “trình bày lời khai”. Điều này có nghĩa là trình bày lời khai là quyền của người bị tạm giữ, bị can chứ không phải là nghĩa vụ của họ. Vì vậy, họ có quyền im lặng không cần thiết phải khai báo những tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ án. Nhưng trên thực tế, có một số trường hợp điều tra viên đã vi phạm quy định này như đã dùng hình thức hỏi cung trái pháp luật (bức cung, ép cung bị can). Cá biệt, có một số trường hợp người bị tình nghi im lặng không khai báo, điều tra viên còn tra tấn, bức cung, dùng nhục hình để lấy cho bằng được lời khai của người bị tình nghi theo ý muốn của mình. Đây chính là biểu hiện của sự vi phạm nghiêm trọng quyền của con người nói chung trong xã hội, quyền im lặng của người bị tình nghi nói riêng trong TTHS. Ví dụ: vụ “Bốn công an bị tố dùng nhục hình gây chết người” như đã phân tích ở phần 3.1.3; vụ “Cảnh sát dùng nhục hình với xe ôm”; và điển hình nhất là vụ “Hai công an dùng nhục hình bức cung osin lĩnh án”. Bị chủ nhà nghi ngờ ăn cắp tiền, osin Trần Thị Lan ở Nha Trang đã bị các điều tra viên đánh đập trong quá trình lấy lời khai. Chiều 9/1/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt hai bị cáo gồm Trần Bá Tuấn( SN 1976, trú 205, chung cư A, Nha Trang), Nguyễn Đình Quyết (SN 1984, trú 186/22/7 Lê Hồng Phong, Nha Trang) nguyên là điều tra viên của công an Thành phố Nha Trang mỗi bị cáo chín tháng tù treo về tội “dùng nhục hình” bức cung (quy định tại Điều 298 BLHS hiện hành). Đồng thời Hội đồng xét xử buộc hai bị cáo phải liên đới bồi thường cho người bị hại ba triệu đồng. Theo tiến trình vụ án, ngày 30/10/2010, bà Lan đã ngất xỉu tại nhà tạm giữ nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu, kết luận của bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, bà Lan bị “đa chấn thương”, trong đó có nhiều vết thương ở vùng đùi, tay, ngực…Qua lời khai của bà Lan, trong hai ngày tạm giữ hai điều tra viên này đã thay phiên nhau đánh đập bà Lan bằng tay, dùi cui cao su, roi điện, đạp vào bụng, dùng cán chổi lông gà đánh vào mu bàn tay, ngón tay; dùng chân ghế đặt lên mu bàn chân của bà
Lan rồi ngồi nhún lên… quá đau, bà Lan tự nhận là mình trộm tiền43.
Qua vụ án trên, nhận thấy rằng hành vi của hai điều tra viên là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm tới hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến
43 Xem: Báo Dân trí, Hai công an dùng nhục hình bức cung osin lĩnh án, Trịnh Anh,
http://www.baodantri.com.vn/ phapluat/Hai-cong-an-dung-nhuc-hinh-buc-cung-osin-linh-an, [ truy cập ngày 09/04/2013].
hành tố tụng, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự của công dân được luật hình sự bảo vệ. Trong vụ án trên, hành vi dùng nhục hình bức cung của hai điều tra viên đã xâm phạm đến sức khỏe, danh dự của bà Lan một cách tàn nhẫn. Họ là cánh tay đắc lực của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm của cơ quan Nhà nước, nhưng khi thực thi nhiệm vụ của mình, họ lại không tuân thủ pháp luật TTHS, không tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là họ không bảo vệ cho người bị tình nghi được quyền im lặng không phải trả lời các câu hỏi của cơ quan điều tra, mà lại tra tấn, dùng nhục hình bức cung để lấy cho bằng được lời khai của bà Lan theo ý muốn chủ quan của mình. Từ đó làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và hình ảnh tốt đẹp của người cán bộ công an nhân dân nói riêng, đã tạo bức xúc trong dư luận xã hội.
* Nguyên nhân:
Do các điều tra viên có thái độ không khách quan, họ cho rằng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người phạm tội, phải xứng đáng bị trừng trị và phải có nghĩa vụ khai báo trước cơ quan có thẩm quyền, nên các điều tra viên đã áp dụng các biện pháp trái pháp luật như: tra tấn, bức cung, dùng nhục hình để thu thập lời khai và ép người bị tình nghi phải khai báo về tội lỗi của mình trong quá trình hỏi cung bị can, mà họ lại quên đi khía cạnh con người với các quyền và lợi ích được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Ví vụ: vụ “Cảnh sát dùng nhục hình với xe ôm”. Ngày 6/3/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên trong phiên sơ thẩm đối với Lang Thành Dũng (nguyên cán bộ đội cảnh sát điều tra về tội phạm trật tự xã hội Công an Thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa) chín tháng tù, cho hưởng án treo về tội “dùng nhục hình” theo Điều 298 BLHS hiện hành. Theo hồ sơ vụ án khoảng 2h 45 ngày 22/7/2011, hai nam du khách từ Hà Nội đến Công an Thành phố Nha Trang trình báo bị mất bảy triệu đồng vào đêm ngày 21/7 khi đi massage, họ nghi người lái xe ôm cùng tiếp viên dàn dựng đánh cắp. Sau khi điều tra được tung tích của nghi phạm liên quan đến vụ mất tiền trên, Dũng và Hiền ( Hiền là sinh vên trung cấp cảnh sát đang thực tập) trực tiếp còng tay hai nghi phạm là Nguyễn Tường Vũ và Trương Chí Bình đưa về trụ sở. Khi tiến hành điều tra xét hỏi Vũ và Chí, cán bộ Dũng đã tát anh Bình; đấm, tát, dùng dùi cui cao su đánh khi anh Vũ không khai nhận hành vi phạm tội của mình và không chịu ký vào biên bản lời khai, làm anh Vũ bị choáng xỉu, ù tai, khó thở, phải cấp cứu điều trị tại bệnh viện tỉnh từ ngày 22/7 đến ngày 1/8/2011. Hiền có tham gia đánh, nhưng với vai trò thứ yếu và
đang là sinh viên thực tập nên không cần xử lý hình sự44. Qua đó, cho thấy cán bộ Dũng đã không tôn trọng sự thật khách quan, không tiến hành các thủ tục TTHS đúng pháp luật để xác minh sự thật của vụ án, mà lại dùng nhục hình để lấy lời khai của người bị tình nghi. Điều tra viên Dũng đã vi phạm nghiêm trọng quyền con người, không để người bị tình nghi được quyền im lặng không khai báo, vì trình bày lời khai là “quyền” chứ không phải là nghĩa vụ của họ mà nghĩa vụ chứng minh người bị tình nghi có tội hay vô tội là thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong vụ án trên, quyền và lợi ích hợp pháp của anh Bình đã bị xâm phạm, cần có giải pháp để khắc phục tình trạng nêu trên, để người dân có thể tin tưởng vào cơ quan bảo vệ pháp luật.
* Giải pháp:
Từ thực tiễn nêu trên, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc TTHS, đặc biệt là đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự. Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc của TTHS, các điều tra viên còn phải triệt để tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa và tôn trọng sự thật khách quan khi tiến hành hỏi cung bị can. Mặt khác, những hành vi sai phạm phải được chấm dứt, phát hiện để ngăn chặn kịp thời và các cá nhân thực hiện những hành vi sai phạm đó cũng cần phải bị nghiêm trị trước pháp luật.
Việc các điều tra viên tuân thủ các nguyên tắc TTHS và pháp luật xã hội chủ nghĩa thì trên thực tế không chỉ là cơ sở đảm bảo cho các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (người bị tình nghi) trong các giai đoạn TTHS không bị xâm phạm, mà còn đảm bảo cho hoạt động điều tra vụ án hình sự nói riêng, quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung được thuận lợi, đạt được mục đích đề ra đó là: “Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chống và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” (Điều 1 BLTTHS năm 2003).
Tóm lại, qua nghiên cứu nhận thấy quyền con người của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo cơ bản đã được đảm bảo trong TTHS. Bên cạnh đó, quyền con người của nghi phạm ở nước Mỹ, Đức (đặc biệt là “quyền im lặng” của người bị tình nghi) luôn được đảm bảo một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, từ gốc độ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của con người nói chung trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là quyền im lặng của người bị tình nghi nói riêng trong TTHS thì cũng còn nhiều
44 Xem: Báo Người đưa tin, Những vụ cảnh sát dùng nhục hình gây bức xúc dư luận, Anh Tuấn,
http://www.nguoiduatin.vn/Nhung-vu-canh-sat-dung-nhuc-hinh-gay-buc-xuc-du-luan-xa-hoi-canh-sat-dung- nhuc-hinh-voi-xe-om, [ truy cập ngày 09/04/2013].
hạn chế (quy định chưa đầy đủ, rõ ràng…) về mặt pháp lý trong việc quy định “quyền im lặng” của người bị tình nghi, cũng như những bất cập về mặt thực tiễn trong việc thực hiện “quyền” của người bị tình nghi vẫn chưa được đảm bảo. Chính vì lẽ đó, để đảm bảo quyền con người (quyền im lặng) của người bị tình nghi cần tìm hiểu về nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên, sau đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm “Hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam về quyền im lặng của
KẾT LUẬN
Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của con người nói chung trong xã hội, đặc biệt là đảm bảo “quyền im lặng” của người bị tình nghi nói riêng trong TTHS là vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều trong khoa học luật TTHS nước ta. Đây là một vấn đề khó nhưng rất quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, nên người viết chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam về quyền im lặng của người
bị tình nghi trong vụ án hình sự”. Với khả năng có hạn, người viết đã cố gắng
nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc bảo đảm quyền con người của người bị tình nghi, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền im lặng của người bị tình nghi trong hoạt động tư pháp tố tụng hình sự ở nước Mỹ, Đức, sau đó liên hệ đến quyền im lặng của pháp luật Việt Nam, và đạt được một số kết quả khiêm tốn sau đây:
Một là, luận văn đã góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận về quyền con người, quyền im lặng, người bị tình nghi; làm rõ được bản chất của quyền im lặng, và sau đó so sánh được cơ sở lý luận về quyền im lặng trong hoạt động tư pháp TTHS giữa Đức, Mỹ và liên hệ đến pháp luật Việt Nam; đồng thời làm rõ được vai trò của quyền im lặng.
Hai là, luận văn đã phân tích một cách có hệ thống những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền im lặng của người bị tình nghi. Đầu tiên là phân tích các quy định mang tính nguyên tắc liên quan đến quyền im lặng, tiếp đó phân tích các quy định cụ thể trong các giai đoạn tố tụng liên quan tới quyền im lặng.
Ba là, từ những vấn đề lý luận chung về quyền im lặng của người bị tình nghi và phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền im lặng nêu trên, người viết đã tìm ra được những hạn chế về mặt pháp lý trong việc quy định “quyền im lặng” của người bị tình nghi, bất cập về mặt thực tiễn trong việc áp dụng “quyền” của người bị tình nghi trong TTHS Việt Nam và tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Để từ đó, người viết đưa ra được một số giải pháp cụ thể nhằm “hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam về quyền im lặng
của người bị tình nghi trong vụ án hình sự”.
Có thể khẳng định rằng, “quyền im lặng” của người bị tình nghi là một quyền năng rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người. Thông qua đó, người bị tình nghi được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia các hoạt động TTHS. Tôn trọng quyền im lặng của người bị tình nghi là Nhà nước đã tôn trọng quyền con người của họ. Mặt khác, quy định người bị tình nghi
có “quyền im lặng” trong suốt quá trình TTHS không chỉ đảm bảo tốt hơn cho họ mà còn tạo điều kiện cho luật sư được hành nghề, và cơ quan điều tra cũng rất có lợi trong việc không phải khó lý giải mối nghi ngờ về kết quả điều tra khi mà việc lấy lời khai chỉ có cơ quan điều tra và người bị tình nghi.
“Hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam về quyền im lặng của người bị tình
nghi trong vụ án hình sự” là một mảng đề tài khó nghiên cứu, khó tìm tài liệu để
viết, nên quá trình thực hiện luận văn còn tồn tại những khía cạnh mà người viết chưa thể nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện trong phạm vi nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, “quyền im lặng” của người bị tình nghi đã và đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển đề tài một cách toàn diện và sâu sắc hơn là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với người bị tình nghi nói riêng và hoàn thiện pháp luật TTHS nói chung.
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001).
2. Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
4. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
5. Nghị Quyết 388/NQ – UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban hường vụ Quốc Hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
Giáo trình, sách tham khảo và tạp chí
1. Bộ tư pháp – Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nhà xuất bản tư pháp Hà Nội – 2005.
2. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự (Xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩm), Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh – 2007.
3. Lương Thị Mỹ Quỳnh, Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc
tội trong tố tụng hình sự, Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh – 2011.
4. Lại Văn Trình, Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh –
2011.
5. Mạc Giáng Châu – Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt
Nam (Học phần 2), Trường Đại học Cần Thơ, Khoa luật - 2010.
6. Nguyễn Hà Thanh, Hai mô hình tố tụng hình sự đặc trưng trên thế giới, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp số 134, tháng 11 năm 2008.
7. Trần Ngọc Đường, Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội –
pháp số 4 (189), tháng 2 năm 2011.
Các trang thông tin điện tử
1. Xem: Báo Công an, Chuyện pháp định bị cáo tự “bơi” vì tòa truất quyền mời
luật sự bào chữa, Hoàng Chính Cương, http://www.congan.vn/Chuyen-phap-
dinh-bi-cao-tu-boi-vi-toa-truat-quyen-moi-luat-su-bao-chua, [truy cập ngày 14/04/2013].
2. Xem: Báo Dân trí, Hai công an dùng nhục hình bức cung osin lĩnh án, Trịnh
Anh,http://www.baodantri.com.vn/phapluat/Hai-cong-an-dung-nhuc-hinh- buc-cung-osin-linh-an, [truy cập ngày 09/04/2013].
3. Xem: Điều 14.3 (g) Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm
1966 của Liên hợp quốc, http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index.php, [truy cập ngày 20/02/2013].
4. Xem: Http://tks.edu.vn/law-1028/Bo-luat-to-tung-hinh-su-Duc, [truy cập
ngày 18/01/2013].
5. Xem: Báo Luật minh gia, Chỉ định luật sư bào chữa là rất cần thiết,