Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật tths việt nam về quyền im lặng của người bị tình nghi trong vụ án hình sự (Trang 32)

Đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định tại Điều 132 Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Điều 11 BLTTHS năm 2003 theo đó: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào

chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Đây là một quyền quan trọng của người bị

tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Vì vậy, ngay sau khi ra quyết định tạm giữ cơ quan điều tra phải có trách nhiệm giải thích cho họ biết rõ về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia TTHS, trong đó, họ có “quyền” tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa thay. Quyền này luôn luôn có hai cách thực hiện:

Một là, người bị tình nghi có “quyền” tự mình bào chữa, có nghĩa là họ có quyền dùng những lý lẽ và chứng cứ để gỡ tội và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong quá trình tham gia tố tụng. Quyền tự bào chữa không phải là một quyền độc lập, tách rời với các quyền khác của người bị tình nghi, mà quyền tự bào chữa chính là tổng hòa các quyền của người bị tình nghi trong TTHS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vì, khi tham gia vào quá trình tố tụng, ngoài việc người bị tình nghi đưa ra những lý lẽ, chứng cứ để gỡ tội cho mình, thì họ còn có thể thực hiện quyền tự bào chữa của mình thông qua việc thực hiện các quyền như: quyền trình bày lời khai, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu… tuy nhiên, đây là “quyền” chứ không phải là nghĩa vụ của họ. Vì vậy, họ có quyền im lặng không nhất thiết phải trình bày lời khai, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu để chứng minh sự vô tội của mình. Việc thực hiện các quyền này của người bị tình nghi không chỉ nhằm gỡ tội cho họ, mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong các hoạt động TTHS. Thông qua quyền tự bào chữa của người bị tình nghi, thì Nhà nước đã cho phép họ tự vệ, chống lại sự buộc tội của cơ quan THTT, người

24

Xem: Võ Thị Kim Oanh – Nguyễn Ngọc Kiện, Hoàn thiện các quy định về người bị tình nghi trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4 (189), tháng 2 năm 2011, tr.28.

THTT. Mặt khác, pháp luật TTHS năm 2003 quy định: tự bào chữa là “quyền” chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với người bị tình nghi, cho nên người bị tình nghi cũng có “quyền im lặng” nếu thấy không cần thiết phải thực hiện quyền tự bào chữa của mình.

Hai là, vì pháp luật TTHS đảm bảo cho người bị tình nghi được “quyền” nhờ người khác bào chữa thay mình, cho nên nếu người bị tình nghi không muốn tự mình bào chữa hoặc không có khả năng tự bào chữa (người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất lẫn tinh thần) thì họ có quyền “im lặng” để nhờ người bào chữa nói thay mình hoặc tòa án sẽ cử người bào chữa thay cho họ. Do đó, để tôn trọng quyền bào chữa của người bị tình nghi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong TTHS, đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện và đầy đủ, ngăn ngừa sự phiếm diện, chủ quan. Nếu người bị tình nghi không muốn tự mình bào chữa khi tham gia các hoạt động TTHS, thì Nhà nước phải tôn trọng “quyền được im lặng” của họ và tạo điều kiện để người bị tình nghi được “quyền” nhờ người khác bào chữa thay, hoặc Tòa án sẽ cử người bào chữa thay cho họ (trong trường hợp người bị tình nghi là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất lẫn tinh thần) để trợ giúp cho họ về mặt pháp lý và tham gia tranh luận tại phiên tòa công khai. Theo khoản 1 Điều 56 Bộ luật TTHS năm 2003 thì người bào chữa thay cho bị cáo là: luật sư, người đại diện hợp pháp cho bị cáo, bào chữa viên nhân dân. Có như vậy, thì pháp luật mới đảm bảo cho người bị tình nghi có quyền bào chữa (quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa thay). Nhận thấy pháp luật TTHS Việt Nam đảm bảo được quyền bào chữa của người bị tình nghi, đồng thời Nhà nước còn tôn trọng sự lựa chọn của họ, đó là người bị tình nghi có “quyền” tự bào chữa hoặc “quyền” nhờ người khác bào chữa thay mình. Qua đó, có thể khẳng định rằng tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa là “quyền” chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với người bị tình nghi. Do đó, người bị tình nghi có “quyền im lặng” để nhờ người khác nói thay mình vì Nhà nước đã đảm bảo quyền bào chữa cho họ.

2.1.3. Nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chƣa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Nguyên tắc này không còn là riêng biệt trong pháp luật của mỗi quốc gia mà nó đã được toàn cầu hóa. Cụ thể được ghi nhận ở:

1. Bất kỳ một người nào bị cáo buộc trong việc thực hiện tội phạm đều có quyền được coi là chưa có tội khi lỗi của họ chưa được chứng minh bằng một phiên tòa công khai theo một thủ tục do pháp luật quy định và tại phiên tòa đó họ được hưởng tất cả những bảo đảm cần thiết cho việc bào chữa của mình;

2. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt bởi một hành vi mà Bộ lật hình sự không coi là tội phạm tại thời điểm thực hiện hành vi đó.

Điều 6.2 Công ước Châu Âu về quyền con người ghi nhận nguyên tắc này với nội dung: “Bất cứ người nào bị cáo buộc đã thực hiện hành vi phạm tội sẽ được coi là không có tội cho đến khi chứng minh được anh ta phạm tội theo quy định của pháp luật”. Như vậy, theo Công ước thì nguyên tắc này được coi là sự đảm bảo tố tụng đầu tiên khi bắt đầu khởi động hoạt động TTHS. Nguyên tắc này áp đặt nhiệm vụ đối với những người có thẩm quyền giải quyết vụ án với một thái độ nghiêm túc và hợp pháp.

Khía cạnh quan trọng và nền tảng nhất của nguyên tắc suy đoán vô tội đó chính là sự buộc tội. Điều này gắn liền với việc xem xét công bằng, không phiếm diện của Tòa án. Tòa án phải xem xét vấn đề theo hướng có lợi cho bị cáo mà không bị ràng buộc bởi bất cứ định kiến nào và chỉ có thể kết tội bị cáo trên cơ sở đã xem xét, đánh giá các chứng cứ được xem là hợp pháp và được thu thập theo một trình tự, thủ tục luật định. Như vậy, thì việc một người bị coi là có tội chỉ khi có sự kết tội của Tòa án và sự kết tội này phải dựa trên việc xem xét, đánh giá khách quan các chứng cứ đã được thu thập hợp pháp. Điều này có thể hiểu, nếu Tòa án coi bị cáo đã là người có tội, thì tại phiên tòa xét xử, tòa án sẽ không khách quan trong việc đánh giá các chứng cứ, đánh giá ý kiến tranh luận của bên buộc tội và bên bào chữa đưa ra. Và như vậy, quyền lợi của bị cáo sẽ không được đảm bảo.

Nếu một người bị cáo buộc là phạm tội mà Tòa án hay các cơ quan có thẩm quyền hiển nhiên coi người đó là có tội, hoặc sự phán quyết chỉ đơn thuần dựa trên lời nhận tội của bị cáo thì điều đó có nghĩa là nguyên tắc suy đoán vô tội đã bị vi phạm. Như vậy, vấn đề cốt lỗi và cơ bản của nguyên tắc chính là ở chỗ “mọi nghi

ngờ phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi”. Thẩm phán

không thể bắt đầu nhiệm vụ với sự suy đoán rằng bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội mà họ bị cáo buộc.

Đây cũng là nguyên tắc quan trọng đã được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận tại Điều 72 Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Điều 9 BLTTHS năm 2003, phản ánh sự đổi mới trong tư duy

pháp lý, có cơ sở khoa học, đảm bảo việc xử lý vụ án được khách quan, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung trước pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tình nghi nói riêng trước các cơ quan THTT. Nội dung của nguyên tắc này khẳng định: một người không thể bị coi là có tội cho đến khi cơ quan THTT, người THTT chứng minh được tội của người đó và không còn tồn tại bất cứ sự nghi ngờ cũng như chứng cứ nào chứng minh rằng người bị tình nghi là vô tội. Điều này có nghĩa là nghĩa vụ chứng minh một người là có tội thuộc về cơ quan THTT, người THTT, người bị tình nghi có “quyền” nhưng không buộc phải chứng minh là mình không có tội, đồng nghĩa với việc họ có “quyền giữ

im lặng”, không buộc phải chứng minh hay khai báo những tình tiết, sự kiện liên

quan đến vụ án. Về mặt thực tế, có thể họ là người phạm tội, nhưng nếu cơ quan THTT, người THTT không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, và hành vi của người đó xâm phạm đến các khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ, thì các cơ quan THTT, người THTT cũng không thể truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó. Chứng minh tội phạm là một quá trình, quá trình đó diễn ra ở cả giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Vì lẽ đó, khi các cơ quan THTT, người THTT không đủ chứng cứ để chứng minh một người nào đó là có tội, thì họ phải được suy đoán vô tội cho tới khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2.2. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG LIÊN QUAN TỚI QUYỀN IM LẶNG QUAN TỚI QUYỀN IM LẶNG

2.2.1. Quyền im lặng trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố

2.2.1.1. Quyền im lặng trong giai đoạn khởi tố bị can

Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự, khi có đủ căn cứ để xác định một người nào đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, và hành vi của người đó xâm phạm đến các khách thể được luật hình sự bảo vệ thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát sẽ ra quyết định khởi tố bị can. Sau đó cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Mặc dù bị can là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng với tư cách là một chủ thể của hoạt động tố tụng hình sự, họ luôn luôn được pháp luật tạo cho mọi khả năng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình; tại điểm c – khoản 2 Điều 49 của BLTTHS năm 2003 quy định: bị can có “quyền” trình bày lời khai, theo quy định này thì bị can có quyền trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án, có nghĩa là bị can có quyền đưa ra lời khai, đồ vật, tài liệu,

yêu cầu… và các chứng cứ khác để chứng minh là mình vô tội. Tuy nhiên, bị can cũng có quyền im lặng không khai báo, vì trình bày lời khai là “quyền” chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc của bị can. Mặt khác, theo quy định của pháp luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), việc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo khai báo gian dối thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “khai báo gian dối” theo quy định tại Điều 307 BLHS hiện hành, và việc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không khai nhận hành vi phạm tội của mình thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “từ chối khai báo” theo quy định tại Điều 308 BLHS hiện hành. Chính vì lẽ đó, trong giai đoạn khởi tố bị can thì bị can vẫn có quyền im lặng.

2.2.1.2. Quyền im lặng trong giai đoạn điều tra

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự do cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự tiến hành nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh về tội phạm. Giai đoạn điều tra là giai đoạn tiếp theo sau của giai đoạn khởi tố được tiến hành trên cơ sở quyết định khởi tố của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền25.

Trong hoạt động tố tụng thì hỏi cung bị can26 là một khâu quan trọng trong công tác điều tra, là một biện pháp điều tra đối với người đã bị khởi tố với tư cách là bị can nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, xác định rõ trách nhiệm hình sự của bị can và những người đồng phạm. Việc hỏi cung bị can phải dựa trên nguyên tắc thận trọng, khách quan, “trọng chứng hơn trọng cung” và phải tuân thủ những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục. Do đó, lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh kỹ càng, đối chiếu với lời khai của người bị hại, lời khai của người làm chứng, đảm bảo phù hợp với các chứng cứ, tình tiết khác của vụ án.

Hỏi cung bị can phải được tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị

can nhằm nhanh chống làm rõ hành vi phạm tội của bị can, giúp cho việc điều tra,

xử lý vụ án kịp thời, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đồng thời tạo điều kiện cho bị can đưa ra các chứng cứ, yêu cầu, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Thông thường, việc hỏi cung bị can được thực hiện tại nơi tiến hành điều tra như CQĐT, tại nơi tạm giam bị can, tại hiện trường… Tuy nhiên theo quy định tại

25 Xem: Mạc Giáng Châu – Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam (Học phần 2), Trường Đại học Cần Thơ, Khoa luật năm 2010, tr.16.

khoản 1- Điều 131 của Bộ luật TTHS năm 2003 thì có thể hỏi cung bị can tại nơi ở của họ và thường xảy ra trong các trường hợp như: thi hành lệnh bắt, khám xét nhà; khi cần tạo cho bị can nhớ lại những tình tiết, diễn biến của vụ việc đã xảy ra tại nhà bị can.

Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của BLTTHS

năm 2003 và việc này phải được ghi vào biên bản hỏi cung bị can27. Đây là một thủ

tục bắt buộc khi tiến hành hỏi cung bị can lần đầu tiên. Vì vậy, quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can trước khi tiến hành điều tra luôn được bảo đảm, tại điểm c – khoản 2 Điều 49 quy định: bị can có “quyền” trình bày lời khai. Theo đó, việc trình bày lời khai là “quyền” đó không phải là nghĩa vụ của bị can. Tức là bị can có quyền im lặng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật hình sự, trong tường hợp người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo khai báo gian dối thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “khai báo gian dối” theo quy định tại Điều 307 BLHS hiện hành; việc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không khai nhận hành vi phạm tội của mình trong quá trình điều tra vụ án hình sự, đồng nghĩa với việc “im lặng không khai báo” thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “từ chối khai báo” theo quy định tại Điều 308 Bộ luật hình sự hiện hành. Bởi vì, chủ thể của hai tội

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật tths việt nam về quyền im lặng của người bị tình nghi trong vụ án hình sự (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)