3.1.1. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
* Tồn tại:
Thực hiện nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, Điều 10 - Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến
hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Điều luật quy định “quyền” chứng minh vô tội cho bị can, bị cáo mà không
phải là nghĩa vụ đã thể hiện sự tôn trọng quyền con người và đây là biều hiện của quyền im lặng. Như vậy, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án tại Điều 10 nêu trên chỉ gián tiếp quy định quyền im lặng của bị can, bị cáo mà không đặt ra đối với người bị bắt, bị tạm giữ; cũng như chưa có quy định chính thức nào về quyền im lặng của người bị tình nghi trong Bộ luật TTHS năm 2003. Có thể coi đây là một hạn chế lớn của pháp luật TTHS Việt Nam về bảo đảm quyền con người.
* Nguyên nhân:
Do bấp cập trong quy định của điều luật không phù hợp với bản chất Nhà nước pháp quyền, với đường lối đổi mới tư pháp, dẫn đến nội dung của quy định thể hiện không chính xác, rõ ràng và đầy đủ chính sách tố tụng hình sự (điển hình là nguyên tắc xác định sự thật của vụ án thể hiện chưa đầy đủ về chủ thể thực hiện quyền chứng minh mình vô tội), làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung trong xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tình nghi nói riêng trong TTHS.
* Giải pháp:
Để bảo đảm quyền con người của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo cần hoàn thiện Điều 10 Bộ luật TTHS năm 2003 theo hướng: bổ sung chủ thể là “người bị tình nghi” vào nguyên tắc xác định sự thật vụ án như sau: “Trách nhiệm
chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Người bị tình nghi có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Nếu sửa đổi như thế này
im lặng, họ không cần thiết và không có nghĩa vụ phải đưa ra các chứng cứ chứng minh là mình vô tội, mà nghĩa vụ chứng minh một người là có tội hay không có tội thuộc về Nhà nước. Vì tất cả những con người này đều là đối tượng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghi ngờ họ đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Bên cạnh đó, người viết nhận thấy, muốn đảm bảo được quyền của con người một cách tích cực hơn thì pháp luật TTHS Việt Nam nên ghi nhận rõ ràng thành một quy định độc lập mang tính nguyên tắc “quyền im lặng”. Bởi vì, nếu quy định “quyền im lặng” thành một nguyên tắc cụ thể, thì trên thực tế khi các cơ quan THTT, người THTT, tiến hành các hoạt động TTHS (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) phải tuân thủ các nguyên tắc mà BLTTHS quy định, trong đó có nguyên tắc tôn trọng “quyền im lặng” của người bị tình nghi trong các hoạt động TTHS. Một khi người bị tình nghi tham gia các hoạt động TTHS thì các cơ quan THTT, người THTT sẽ có nghĩa vụ giải thích cho người bị tình nghi rằng họ có “quyền im lặng” không nhất thiết phải khai báo các tình tiết liên quan đến vụ án nếu như họ không muốn. Do đó, khi người bị tình nghi một mình đối diện với cơ quan điều tra khi tiến hành hỏi cung, họ sẽ không phải trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi vì nếu họ không khai báo thành khẩn thì họ sẽ bị dùng nhục hình bức cung làm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Từ đó, quyền và lợi ích của con người nói chung, quyền và lợi ích của người bị tình nghi nói riêng không chỉ được đảm bảo trong giai đoạn điều tra mà còn được đảm bảo trong tất cả các giai đoạn TTHS.