Giai đoạn truy tố là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, do Viện
kiểm sát nhân danh Nhà nước thực hiện sự buộc tội bị can với một tội danh nhất định và khung hình phạt nhất định để đề nghị Tòa án xét xử28.
Giai đoạn truy tố do Viện kiểm sát thực hiện nhằm bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can là có căn cứ và hợp pháp, không để lọt tội phạm, đồng thời không làm oan người vô tội.
Ở giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát nhân danh Nhà nước căn cứ vào hoạt động điều tra và kiểm sát điều tra, bằng việc thực thi quyền công tố đánh giá sự việc đã xảy ra đủ yếu tố cấu thành tội phạm nào và đề nghị Tòa án xét xử. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát cũng không có quyền khẳng định một người là có tội mà chỉ căn cứ vào những gì đã chứng minh được, giới hạn những nội dung của vụ án bằng cách xác định hành vi được thực hiện đã phạm vào tội phạm nào, là căn cứ để Tòa án xem xét và đưa ra phán quyết cuối cùng.
Bên cạnh đó, bị can tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự nên quyền và nghĩa vụ của bị can gắn liền với giai đoạn điều tra và truy tố. Do đó, trước khi hỏi cung bị can thì Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích rõ cho bị can biết về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia điều tra vụ án hình sự, và một khi Viện kiểm sát ra quyết định truy tố cũng phải giải thích cho bị can biết rõ về quyền và nghĩa vụ của bị can khi tham gia tố tụng. Trong đó, bị can có “quyền” trình bày lời khai theo quy định tại điểm c – khoản 2, Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo quy định này thì bị can có quyền trình bày lời khai, thành khẩn khai báo các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ án. Bị can có thể nhận tội hoặc đưa ra các lý lẽ để bác bỏ sự cáo buộc của Viện kiểm sát. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện để bị can thực hiện quyền trình bày của mình. Tuy nhiên, bị can cũng có quyền im lặng không khai báo , vì trình bày lời khai là “quyền” chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc bị can. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hình sự, việc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo khai báo gian dối thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “khai báo gian dối” theo quy định tại Điều 307 BLHS hiện hành, và việc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không khai nhận hành vi phạm tội của mình thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “từ chối khai báo” theo quy định tại Điều 308 BLHS hiện hành. Vì
28
Xem: Mạc Giáng Châu – Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam (Học phần 2), Trường Đại học Cần Thơ, Khoa luật năm 2010, tr.29.
không thỏa mãn dấu hiệu về chủ thể của tội phạm, cho nên ở giai đoạn truy tố, bị can vẫn có quyền im lặng.