Nguyên tắc suy đoán vô tội

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật tths việt nam về quyền im lặng của người bị tình nghi trong vụ án hình sự (Trang 47)

* Tồn tại:

Có thể nói, nguyên tắc suy đoán vô tội trong TTHS là một thành tựu của khoa học pháp lý hiện đại trên thế giới. Đối với hầu hết các quốc gia, nguyên tắc suy đoán vô tội giữ một vị trí vô cùng quan trọng, định hướng cho toàn bộ quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự.

Tuy nhiên liên hệ với Điều 9 của Bộ luật TTHS năm 2003 quy định nguyên tắc “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của

Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”, cho thấy quy định này là chưa hoàn thiện về nội

dung cũng như hình thức thể hiện. Bởi vì: quy định này mới chỉ thể hiện được một phần nội dung (đó là việc một người bị coi là có tội và phải chịu hình phạt chỉ khi có sự kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật) chứ chưa thể hiện chính xác nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội như nhận thức chung về nguyên tắc này là: việc một

người bị coi là có tội chỉ khi có sự kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật và sự kết tội này phải dựa trên việc xem xét, đánh giá khách quan các chứng cứ đã được thu thập một cách hợp pháp, và “mọi nghi ngờ không làm rõ được phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi”; Ngoài ra, nội dung của nguyên tắc còn chưa chỉ rõ ai là người được suy đoán vô tội. Theo quy định của điều luật thì dường như bất kỳ ai cũng là đối tượng của việc suy đoán vô tội. Thực ra, chỉ những người bị tình nghi thực hiện tội phạm (người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo) mới cần được suy đoán vô tội.

* Nguyên nhân:

Do trình độ, năng lực và quan điểm, nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng còn nhiều hạn chế.

Một người được coi là không có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là nguyên tắc quan trọng của TTHS. Còn người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới chỉ bị nghi là phạm tội và đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với họ, BLTTHS quy định có thể áp dụng một số biện pháp cưỡng chế nhất định với căn cứ, điều kiện rõ ràng để đảm bảo cho quá trình tố tụng được chính xác, khách quan và phòng ngừa tội phạm. Các cơ quan THTT hình sự chỉ áp dụng các biện pháp đó trong phạm vi, điều kiện, căn cứ do pháp luật quy định. Thế nhưng, người tiến hành tố tụng coi họ là người phạm tội phải xứng đáng bị trừng phạt nghiêm khắc mà quên đi khía cạnh con người với các quyền và lợi ích được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Thậm chí ở gốc độ nào đó họ cần được chú trọng vì đang ở trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không ngẫu nhiên mà nhà làm luật quy định nhiệm vụ của BLTTHS là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trình trạng do trình độ năng lực hạn chế nên nhận thức không đúng về các quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm quyền con người của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo; quan niệm tiêu cực đối với bị can, bị cáo; quan niệm áp dụng các quy định của BLTTHS thế nào để thuận tiện cho hoạt động của cơ quan THTT, cho được việc mình của người THTT, không lưu tâm đến lời bào chữa, có định kiến với bị cáo sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi xét xử… đã ảnh hưởng không ít đến việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong xét xử vụ án hình sự nói chung, quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng.

* Giải pháp:

Do vậy, để ngày càng tăng cường hơn nữa việc bảo đảm quyền của người bị tình nghi, cần sửa đổi Điều 9 của BLTTHS năm 2003 theo hướng đổi tên và hoàn thiện nội dung của nguyên tắc như sau:

“Điều 9. Nguyên tắc suy đoán vô tội

- Người bị tình nghi được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Trong quá trình chứng minh, mọi nghi ngờ không thể làm rõ được phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi”.

Nếu sửa đổi như thế này, thì trên thực tế khi các cơ quan THTT, người THTT không có đủ chứng cứ để chứng minh được tội của người bị tình nghi theo quy trình TTHS thì mọi nghi ngờ phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi, và họ phải được suy đoán vô tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bản án kết tội đó phải được Tòa án xem xét, đánh giá một cách khách quan các chứng cứ đã được thu thập hợp pháp. Bên cạnh đó, khi tiến hành xét xử Tòa án sẽ khách quan hơn trong việc đánh giá các chứng cứ, người bị tình nghi không phải chịu định kiến từ phía cơ quan Nhà nước rằng một khi họ phạm tội thì họ được xem là có tội. Từ đó, sẽ đảm bảo được quyền của người bị tình nghi khi tham gia TTHS. Chính vì vậy, mà xã hội sẽ có cái nhìn tích cực hơn về cơ quan bảo vệ pháp luật, đồng thời còn tạo điều kiện để khi được minh oan (được tuyên bố vô tội) người bị tình nghi sẽ không phải mặc cảm vì mình là tội phạm và luôn được xã hội đón nhận để họ làm ăn mưu sinh.

3.1.3. Các quy định về quyền của ngƣời bị tạm giữ (Điều 48 – BLTTHS), bị can (Điều 49 – BLTTHS), bị cáo (Điều 50 – BLTTHS):

* Tồn tại:

Các quyền của người bị tạm giữ như: được biết lý do mình bị tạm giữ, trình bày lời khai, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu… (khoản 2 Điều 48 BLTTHS), của bị can như: được biết mình bị khởi tố về tội gì, trình bày lời khai, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu nhận các quyết định tố tụng… (khoản 2 Điều 49 BLTTHS), của bị cáo như: nhận các quyết định tố tụng, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa, kháng cáo bản án, quyết định… (khoản 2 Điều 50 BLTTHS). Nhận thấy rằng quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định khá đầy đủ trong BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, quyền được tôn trọng quyền

im lặng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì không được quy định một cách cụ thể trong điều luật. Chính vì lẽ đó, mà trong thực tế các quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thường bị xâm phạm và nguy cơ xâm phạm cao bằng các hình thức truy bức, dùng nhục hình… từ phía cơ quan THTT, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự của công dân.

Ví dụ: “Vụ bốn công an bị tố dùng nhục hình gây chết người. Sau hơn ba giờ có mặt tại trụ sở công an xã, ông Nguyễn Mậu Thuận (sinh năm 1958, đội 13, ở Thôn Đoài, Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội), đã tử vong với rất nhiều bầm tím trên cơ thể. Liên quan đến cái chết bất thường của ông Thuận, chiều ngày 1/9/2012, công an huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án và bắt giam bốn cảnh sát cố ý gây thương tích làm chết người đó là: Hoàng Ngọc Tuyên (SN 1980), Nguyễn Trọng Kiên (SN 1991), Đoàn Văn Tuyến (SN 1983), Hoàng Ngọc Thức (SN 1988). Theo kết quả điều tra, công an huyện Đông Anh làm rõ: hồi 8h15 ngày 30/8, Ủy ban nhân dân xã Kim Nỗ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phá vỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng của hộ gia đình ông Nguyễn Mậu Diệp (bố ông Nguyễn Mậu Thuận, SN 1958). Quá trình cưỡng chế không xảy ra sự việc cản trở của hộ gia đình ông Diệp. Sau đó, ông Nguyễn Mậu Thuận được mời đến trụ sở công an xã để tiến hành việc lấy lời khai. Theo điều tra, các công an viên xã đã sử dụng khóa số tám khóa tay ông Thuận ra phía sau, rồi đưa ông Thuận vào ngồi ghế gỗ trong phòng làm việc. Ông Thuận không khai mà đã chửi bới lại công an viên. Các công an viên này tiếp tục sử dụng bốn khóa số tám khóa hai chân, hai tay của ông Thuận vào chân ghế, nhưng ông Thuận vẫn tiếp tục chửi lại các công an viên. Thấy vậy, Hoàng Ngọc Tuyên và Nguyễn Trọng Kiên dùng dùi cui đánh liên tiếp vào đùi phải và đùi trái ông Thuận. Ông Tuyên chỉ đạo Kiên dùng hai chiếc bút bi kẹp vào các ngón tay của ông Thuận rồi bóp mạnh. Tuyên hỏi ông Thuận và yêu cầu Kiên ghi lời khai nhưng ông Thuận không ký vào biên bản, Tuyên và Kiên tiếp tục đánh ông

Thuận”37

.

Qua vụ án trên đây, có thể thấy rằng cơ quan có thẩm quyền là các công an viên xã vốn là những người hiểu biết về pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của con người luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, vậy mà khi thực hiện nhiệm vụ của mình họ lại quên đi khía cạnh quyền con người , dẫn đến vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của con người, đặc biệt là quyền im lặng của người bị tình nghi khi tham gia TTHS. Mặc dù, họ vẫn biết ông Thuận là người đã lớn

37 Xem: Báo Người đưa tin, Những vụ cảnh sát dùng nhục hình gây bức xúc dư luận, Anh Tuấn, http://www.nguoiduatin.vn/nhung-vu-canh-sat-dung-nhuc-hinh-gay-buc-xuc-du-luan, [ truy cập ngày 9/04/2013].

tuổi, nhưng khi tiến hành lấy lời khai các công an viên lại dùng nhục hình xâm phạm một cách tàn nhẫn đến thân thể và sức khỏe của ông như sử dụng bốn khóa số tám khóa cả hai tay và hai chân ông Thuận, dùng dùi cui cao su đánh liên tiếp vào đùi phải và đùi trái của ông, lại còn dùng hai chiếc bút bi kẹp vào các ngón tay của ông Thuận rồi bóp mạnh, do lớn tuổi, sức khỏe yếu mà ông bị dùng nhục hình trong tình trạng say rượu cho nên đã dẫn đến tử vong. Các công an viên đã không tôn trọng quyền con người, đặc biệt là không tôn trọng “quyền im lặng” của ông Thuận khi tiến hành lấy lời khai. Giá như pháp luật TTHS Việt Nam quy định một cách cụ thể và rõ ràng về quyền im lặng của người bị tình nghi thì sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung, bảo vệ các quyền của ông Thuận nói riêng khỏi tình trạng bị tra tấn, dùng nhục hình thế này.

Mặt khác, trong quá trình tố tụng, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền sử dụng bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ mình khỏi sự buộc tội mà không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Trong các biện pháp đó, biện pháp giữ im lặng trong quá trình tố tụng được pháp luật tố tụng hình sự nhiều nước quy định. Bộ luật TTHS nước ta cũng đã đề cập đến vấn đề này tại khoản 4 Điều 209 BLTTHS năm 2003, nhưng chỉ mới ở giai đoạn xét xử và nội dung cũng chưa rõ ràng đây là quyền của bị cáo hay chỉ là một tình huống trong thủ tục xét hỏi tại phiên tòa.

* Nguyên nhân:

Những bất cập, hạn chế trong hoạt động TTHS vi phạm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua nghiên cứu cho thấy có một số nguyên nhân đó là do bất cập trong các quy định của BLTTHS năm 2003:

- Nội dung một số quy định của BLTTHS thể hiện không chính xác, rõ ràng hoặc không đầy đủ chính sách tố tụng hình sự.

- Quyền của người tham gia tố tụng, nhất là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vẫn chưa được quy định đầy đủ, hạn chế việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đó là BLTTHS không quy định “quyền im lặng” của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và không được coi sự im lặng đó như là một sự nhận tội.

* Giải pháp:

Từ những hạn chế trong quy định “quyền” của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nêu trên, có thể đưa ra giải pháp như sau: bổ sung vào khoản 2 quy định về

“quyền im lặng” của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tại Điều 48, 49, 50 của BLTTHS năm 2003, và cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không được suy đoán sự im lặng của họ như là một sự thừa nhận tội lỗi của mình. Bên cạnh đó, khi cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra,Viện kiểm sát, Tòa án) tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử phải có nghĩa vụ thông báo và giải thích cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo biết rõ về các quyền của họ khi tham gia TTHS, trong đó họ có quyền được giữ im lặng không bắt buộc phải khai báo. Nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không được thông báo về các quyền của mình trong TTHS thì chứng cứ buộc tội họ sẽ bị bác bỏ, trừ khi họ biết rõ quyền của mình hoặc chấp thuận các chứng cứ đó trước tòa.

Quy định như vậy, thì trên thực tế cũng giống như pháp luật TTHS của Mỹ và Đức là quyền của con người luôn được Nhà nước đảm bảo một cách tích cực, đảm bảo cho người bị tình nghi được “quyền im lặng” không chỉ trong giai đoạn điều tra mà trong tất cả các giai đoạn của quá trình TTHS, việc thẩm tra người bị tình nghi phải tuân thủ quy định về tôn trọng quyền im lặng của họ. Người bị tình nghi hoàn toàn có quyền được im lặng trước mọi câu hỏi của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án, đồng thời cơ quan THTT phải có nghĩa vụ thông báo và giải thích cho người bị tình nghi rằng họ có quyền được giữ im lặng khi tham gia các hoạt động TTHS. Có như vậy, thì mới đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của con người nói chung trong xã hội, đảm bảo quyền im lặng của người bị tình nghi nói riêng trong tố tụng hình sự, đồng thời bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm của mình, tránh sự vi phạm quyền con người.

3.2. VỀ MẶT THỰC TIỄN

3.2.1. Quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo

* Tồn tại:

Bào chữa là một trong những hình thức để người bị tình nghi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Bào chữa là quyền năng tố tụng đặc thù của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được pháp luật ghi nhận và bảo đảm cho phép người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác thực hiện các hành vi tố tụng và biện pháp bào chữa theo quy định của pháp luật nhằm minh oan, bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật TTHS năm 2003 thì: “Người bị tạm giữ, bị

chữa là “quyền” của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc họ. Do đó, nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không muốn mình tự bào chữa hoặc không có khả năng để tự bào chữa cho mình (người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất lẫn tinh thần) thì họ có quyền im lặng và được quyền nhờ người khác bào chữa thay cho mình hoặc cơ quan THTT, người THTT cử người bào chữa cho họ. Nhưng trong thực tế, cơ quan THTT đã vi phạm quy định này, có trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không được im lặng để nhờ người khác bào chữa thay mà phải tự mình bào chữa.

Ví dụ: vụ án “mua dâm người chưa thành niên” và “môi giới mại dâm” đối với nguyên Hiệu trưởng Sầm Đức Xương và hai học trò cũ Nguyễn Thúy Hằng và

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật tths việt nam về quyền im lặng của người bị tình nghi trong vụ án hình sự (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)