Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật tths việt nam về quyền im lặng của người bị tình nghi trong vụ án hình sự (Trang 30)

Đây là nguyên tắc rất quan trọng của hoạt động tố tụng hình sự. Chúng ta xác định rằng tố tụng hình sự là hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Giải quyết vụ án hình sự là làm rõ thực tế khách quan của vụ án hình sự và áp dụng các quy định của pháp luật vào việc xử lý vụ án. Như vậy, nội dung cơ bản của việc giải quyết vụ án hình sự là làm rõ sự thật của vụ án. Chính vì lẽ đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo (theo Điều 10 BLTTHS năm 2003).

Vì các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm cho nên trách nhiệm chứng minh tội phạm một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan này có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động nhằm làm sáng tỏ mọi chứng cứ, tình tiết của tội phạm, xác định người phạm tội. Từ đó, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Điều tra viên,

Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm23. Chính vì lẽ đó, thực hiện nguyên tắc xác

định sự thật của vụ án, Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS 2003) quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố

tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.

Theo quy định này, có nghĩa là bất kỳ công dân nào khi bị tạm giữ, tạm giam, bị đưa ra xét xử không cần thiết phải đưa ra những chứng cứ, lý lẽ để chứng minh là mình vô tội. Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh là mình không liên quan đến thời gian, địa điểm hay nghi can của một vụ án nào đó. Tức là không có nghĩa vụ trả lời các câu hỏi của cơ quan điều tra như: Ngày hôm đó anh, chị ở đâu và làm gì, hôm đó anh, chị đi đâu và gặp ai hay có biết người này, người kia không,…Và những câu hỏi tương tự như vậy. Đó là việc của cơ quan điều tra phải đưa ra chứng cứ để chứng minh rằng ngày đó, vào thời điểm đó người đang bị điều tra có mặt hay có liên quan đến địa điểm và thời gian xảy ra một vụ án nào đó, có liên quan đến một nghi can nào đó.

Mặt khác, việc xác định sự thật của vụ án là một nguyên tắc rất quan trọng của TTHS, bảo đảm việc xử lý vụ án được công minh, không để lọt tội phạm, đồng thời không làm oan người vô tội. Vì thế, nguyên tắc trên còn nhấn mạnh rằng cơ quan THTT trong quá trình điều tra phải gánh vác nghĩa vụ chứng minh từng vấn đề một liên quan đến tội phạm. Bị can, bị cáo có quyền chứng minh là mình vô tội, nhưng họ cũng có “quyền im lặng” không phải chứng minh sự vô tội của mình, vì đây là “quyền” chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo không đưa ra hoặc không đưa ra được những chứng cứ chứng minh mình vô tội thì không phải vì thế mà có thể coi là họ đã phạm tội. Do đó, muốn xác định một người là có tội hay không có tội thì các cơ quan THTT phải có những chứng cứ chứng minh tội phạm của người đó.

Bên cạnh đó, quy định trên còn thể hiện thái độ của Nhà nước đối với quyền của công dân. Dù với tư cách là bị can, bị cáo nhưng họ cũng cần phải được đối xử một cách công bằng, nhân đạo như một con người, trong đó nghĩa vụ chứng

23

Xem: Bộ tư pháp- Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, , Nxb tư pháp Hà Nội, năm 2005, tr.26,27.

minh một người là có tội hay vô tội thuộc về Nhà nước. Điều luật quy định về “quyền” chứng minh vô tội cho bị can, bị cáo mà không phải là nghĩa vụ đã thể hiện sự tôn trọng quyền con người và đây chính là biểu hiện của “quyền im lặng” tồn tại trong chuẩn mực pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) quốc tế (BLTTHS năm 2003 chưa quy định chính thức về quyền im lặng của bị can, bị cáo, mà chỉ gián tiếp thừa nhận “quyền im lặng” của bị can, bị cáo). Tuy nhiên, nguyên tắc tại Điều 10 lại không đặt ra đối với người bị tình nghi (thường được coi là người bị bắt và bị tạm giữ). Sau khi bắt và tạm giữ người, cơ quan điều tra củng cố tài liệu, chứng cứ buộc tội bằng quyết định khởi tố bị can và trình Viện kiểm sát phê chuẩn24

.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật tths việt nam về quyền im lặng của người bị tình nghi trong vụ án hình sự (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)