Xét xử là giai đoạn quan trọng của quá trình giải quyết vụ án. Tại phiên tòa, các vật chứng, tình tiết của vụ án sẽ được đưa ra xem xét một cách công khai, minh bạch. Đồng thời trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết bị cáo có tội hoặc vô tội. Do đó, quyền của bị cáo tập trung nhất ở trong giai đoạn xét xử và gắn với thủ tục xét hỏi tại phiên tòa.
Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử31, do đó bị cáo có
quyền được Hội đồng xét xử giải thích quyền và nghĩa vụ khi tham gia phiên tòa32.
Khi bị cáo tham gia phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp bị cáo hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Bởi vì, thủ tục khi bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa có nghĩa vụ giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị cáo. Cần phải xem xét quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong một thể thống nhất, nó luôn tác động qua lại lẫn nhau. Quyền của bị cáo luôn gắn liền với nghĩa vụ của bị cáo, muốn thực hiện quyền thì bị cáo phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Tham gia phiên tòa vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của bị cáo. Khi bị cáo thực hiện nghĩa vụ tham gia phiên tòa, thì bị cáo sẽ có quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ của họ khi tham dự phiên tòa.
31
Xem: Khoản 1 – Điều 50, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Do trình độ dân trí và kiến thức pháp luật của đa số bị cáo còn hạn chế nên không phải bị cáo nào cũng có kiến thức pháp luật để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của họ. Chính việc được giải thích quyền và nghĩa vụ sẽ giúp bị cáo hiểu rõ vai trò và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời giúp bị cáo có cơ hội được hiểu rõ quyền của họ, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với bị cáo, vì chỉ khi thật sự biết quyền của bị cáo khi tham gia tố tụng, bị cáo mới có thể thực hiện đúng quyền mà luật đã dành cho họ như: yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.v.v… Chính vì bị cáo được giải thích quyền tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa (theo điểm e – khoản 2 – Điều 50 của BLTTHS năm 2003), tức bào chữa là “quyền” chứ không phải là nghĩa vụ, cho nên nếu không có khả năng để tự mình bào chữa hoặc không muốn mình tự bào chữa thì bị cáo có “quyền im lặng” và nhờ người khác bào chữa để giúp đỡ bị cáo về mặt pháp lý tham gia tranh luận tại phiên tòa công khai. Như vậy, quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ khi tham gia phiên tòa có ý nghĩa quan trọng đối với bị cáo, giúp bị cáo hiểu và thực hiện được các quyền mà luật đã dành cho họ.
Xét hỏi tại phiên tòa là một thủ tục rất quan trọng của giai đoạn xét xử tại phiên tòa. Trong đó, Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng tiến hành việc nghiên cứu và kiểm tra chứng cứ, kết luận điều tra, bản cáo trạng một cách công khai về những tình tiết của vụ án. Xét hỏi là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử và cũng là giai đoạn quan trọng nhất để xác định sự thật vụ án. Tại phiên tòa Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa tiến hành hỏi bị cáo, xem xét các chứng cứ tài liệu, nhằm kiểm tra các chứng cứ và làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án, trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử xác định có hay không có tội phạm xảy ra, có đúng bị cáo là người thực hiện hành vi phạm tội hay không; nếu có thì đó là tội gì; nguyên nhân và điều kiện phạm tội; động cơ, mục đích; mức độ
thiệt hại… từ đó có quyết định đúng đắn33
.
Khi tiến hành việc xét hỏi, có thể những câu hỏi và những câu trả lời tại phiên tòa không khác với những câu hỏi và câu trả lời ở giai đoạn điều tra, nhưng nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng ở việc hỏi và trả lời diễn ra một cách công khai, minh bạch, đó là hình thức kiểm nghiệm kết quả điều tra của cơ quan điều tra. Ngoài ra, việc xét hỏi tại phiên tòa còn nhằm mục tiêu làm rõ các tình tiết mới phát sinh, những tình tiết mà Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong phạm vi thời
33
Xem: Mạc Giáng Châu – Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam (Học phần 2), Trường Đại học Cần Thơ, Khoa luật, năm 2010, tr.50.
gian và nhiệm vụ của mình chưa có điều kiện tiếp cận. Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật TTHS năm 2003, trước khi tiến hành việc xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung nếu có. Và sau khi Kiểm sát viên đọc xong bản cáo trạng, việc xét hỏi được tiến hành. Vì vậy, quyền của bị cáo trong thủ tục xét hỏi có ý nghĩa quan trọng cho việc tìm ra sự thật của vụ án.
Khi tham gia xét hỏi, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa hỏi bị cáo để làm rõ về những tình tiết của vụ án. Bị cáo có quyền trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử, của Kiểm sát viên, của người bào chữa, nhưng bị cáo cũng có “quyền im lặng” không trả lời những câu hỏi của Hội đồng xét xử, của Kiểm sát viên hoặc của người bào chữa34, đồng thời bị cáo cũng có quyền không khai báo những vấn đề liên quan đến vụ án để thực hiện quyền bào chữa của mình. Ví dụ: “ Vụ án Đặng Trần Hoài phạm tội hiếp dâm trẻ em, giết người, cướp tài sản- tại Tây Sơn, Hà Nội”. 12h30' ngày 25/10/2012, dù Đặng Trần Hoài không khai một lời trước tòa, vật vã gào khóc bên vành móng ngựa, Tòa án nhân dân Hà Nội cho rằng đủ cơ sở xác định bị cáo đã phạm tội Giết người, Hiếp dâm trẻ em và Cướp tài sản. 8h20', phiên tòa bắt đầu. Nhưng ngay từ lúc vị đại diện Viện Kiểm sát công bố bản cáo trạng thì Hoài bắt đầu "cò quay". Cắt ngang lời của Viện Kiểm sát, Hoài oai oái kêu mệt và đòi được ngồi thay vì phải đứng trước vành móng ngựa nghe đọc bản cáo trạng như qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Ít phút sau, cho dù không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, Hoài vẫn ngồi xuống ghế, hai tay bám chặt lấy vành móng ngựa, đầu gục xuống rũ rượi, miệng lảm nhảm: "Đau đầu quá, đau đầu quá". Kết thúc thủ tục đọc cáo trạng, khi vị chủ tọa phiên tòa hỏi: "Bị cáo có nghe rõ nội dung bản cáo trạng không?" thì Đặng Trần Hoài lại kêu oai oái: "Không nghe thấy gì cả". Chủ tọa phiên tòa yêu cầu đại diện lực lượng dẫn giải bị cáo cho biết về tình hình sức khỏe của Đặng Trần Hoài trước phiên xử và câu trả lời là: "Bị cáo hoàn toàn bình thường, sức khỏe tốt". Phần thẩm vấn bắt đầu ngay sau đó. Tuy nhiên, trước tất cả các câu hỏi của HĐXX, Đặng Trần Hoài đều “im lặng”. Kể cả khi Hội đồng xét xử cho phép luật sư Nguyễn Anh Thơm (người được tòa cử bào chữa cho bị cáo) xét hỏi bị cáo thì bị cáo vẫn “im lặng” không trả lời các câu hỏi của luật sư biện hộ cho mình. Nhận định bị cáo không còn khả năng giáo dục cải tạo, Hội đồng xét xử tuyên phạt án tử hình về tội “hiếp dâm trẻ em”, tử hình do “giết người”, năm năm tù vì “cướp tài sản”. Hình phạt chung cho ba tội là “tử
34 Xem: Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự (Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩm), Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2007, trang 89,90 và Khoản 4 – Điều 209, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
hình”35. Nhận thấy, vì theo quy định tại khoản 4 Điều 209 BLTTHS năm 2003 đã gián tiếp quy định “quyền im lặng” của bị cáo trước các câu hỏi của Hội đồng xét xử, của Kiểm sát viên, của người bào chữa, nên trong vụ án trên bị cáo Đặng Trần Hoài vẫn có “quyền im lặng” trước các câu hỏi của HĐXX, của Kiểm sát viên và của người bào chữa. Chính vì vậy, người tiến hành tố tụng không được xem hành vi của Hoài là “ngoan cố”, chống đối không khai báo, vì khai báo thành khẩn, trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa không phải là nghĩa vụ của bị cáo mà là “quyền” của bị cáo.
Trường hợp, bị cáo khai báo gian dối thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội khai báo gian dối” theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật hình sự hiện hành. Trong thực tế, có một số trường hợp một người nhận tội thay cho người khác. Tuy nhiên, hành vi khai sai sự thật của người này không được xem là hành vi khách quan của tội “khai báo gian dối” vì dấu hiệu chủ thể không thỏa mãn. Ví dụ: Do có mâu thuẫn từ trước, sáng 25/2/2012, ông Minh tới quán cà phê của chị gái mình gây sự rồi đập phá bàn ghế. Chiều cùng ngày, Hồ Tấn Hoàng về nhà biết chuyện đã nhờ mẹ gọi điện thoại cho người này tới nói chuyện, đồng thời thủ sẵn một con dao với ý định sẽ hù dọa ông cậu. Khi người cậu tới, Hoàng dùng tuýp sắt trong quán của mẹ đập vào xe máy của cậu. Bị đánh lại, Hoàng dùng dao đâm liên tiếp ba nhát khiến nạn nhân tử vong. Sau khi sự việc xảy ra, thương con, mẹ của Hoàng đã “đầu thú”, tự nhận là người gây ra án mạng bằng hai nhát dao. Tuy nhiên, lời khai này lại không khớp với kết quả khám nghiệm tử thi cùng các chứng cứ khác. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an đã nhanh chóng phát hiện ra hung thủ đích thực là Hoàng. Sau đó Hoàng bị bắt, khởi tố, truy tố về tội giết người. Ngày 31/7, Tòa án nhân dân Đà Nẵng phạt Hoàng sáu năm sáu tháng tù. Với mẹ của Hoàng, kết luận điều tra và cáo trạng đều ghi rõ hành vi nhận tội thay cho con của bà này có dấu hiệu phạm tội che giấu tội phạm nhưng xuất phát từ tình thương con nên không xử lý hình sự. Tại phiên tòa, đại diện VKS cũng cho rằng hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội che giấu tội phạm nhưng cơ quan tố tụng xem xét miễn trách nhiệm hình sự với lý do như đã nói36.
Nhận thấy, qua vụ án trên, nếu không xuất phát từ tình thương con của mẹ thì mẹ của Hoàng chỉ bị truy tố về tội “che dấu tội phạm” chứ không bị truy tố về tội “khai báo gian dối”- theo quy định tại Điều 307 BLHS hiện hành. Hành vi khai
35 Xem: Báo mới, Kẻ cuồng dâm và trò điên bất thành, Hà Tuấn Anh, http://www.baomoi.com/Ke-cuong- dam-va-tro-dien-bat-thanh, [truy cập ngày 16/04/2013].
36
Xem: Báo Pháp luật, Người nhận tội thay, Dương Hằng, http://vnexpress/phapluat.vn/2012, [ truy cập ngày 14/04/2013].
sai sự thật của mẹ Hoàng là sai trái nhưng nếu truy cứu bà về tội “khai báo gian dối” là không đúng quy định của pháp luật, vì không thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Người truy cứu sẽ gây oan cho bà. Bởi lẽ, theo Điều 307 Bộ luật hình sự hiện hành, chỉ xử lý về tội “khai báo gian dối” khi người khai sai sự thật có tư cách tố tụng nhất định là: “người giám định, người phiên dịch, người làm
chứng”. Như vậy, chỉ khi nào mẹ của Hoàng được các cơ quan tố tụng xác định là
nhân chứng trong vụ án và được giải thích rõ về quyền, nghĩa vụ của người làm chứng nhưng vẫn khai báo gian dối, không đúng sự thật thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, mẹ của Hoàng chưa được cơ quan tố tụng triệu tập với tư cách là người làm chứng của vụ án, cho nên nếu có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà, thì cơ quan tố tụng cũng không thể truy cứu bà về tội “khai báo gian dối”.
Do đó, trường hợp tại phiên tòa bị cáo khai báo gian dối thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội khai báo gian dối” theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật hình sự hiện hành. Vì chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, là người làm chứng, chứ không phải là bị cáo. Do không thỏa mãn dấu hiệu về chủ thể của tội phạm, cho nên nếu bị cáo khai báo gian dối thì cũng không cấu thành tội “khai báo gian dối” theo quy định tại Điều 307 Bộ luật hình sự hiện hành.
Tuy nhiên, để khuyến khích bị cáo khai báo đúng sự thật và tự nguyện khai báo, nếu trong giai đoạn điều tra họ không khai báo hoặc khai báo gian dối nhưng tại phiên tòa bị cáo lại thành khẩn khai báo, thì theo điểm p – khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự hiện hành: việc thành khẩn khai báo là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi Tòa án quyết định hình phạt. Mặt khác, nếu bị cáo khai báo không thành khẩn thì pháp luật không coi đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự hiện hành. Trong trường hợp bị cáo không chịu khai báo thì việc đó không ảnh hưởng đến tiến trình tố tụng, tức là các cơ quan tiến hành tố tụng bằng khả năng nghiệp vụ của mình vẫn tiến hành bình thường việc thu thập, kiểm tra và đánh giá tất cả các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội để xác định rõ hành vi phạm tội của bị cáo.
Tóm lại, từ những phân tích nêu trên, mặc dù pháp luật Việt Nam không
có một quy định chính thức, hay một điều luật nào quy định một cách cụ thể, rõ ràng về “quyền im lặng” của người bị tình nghi, nhưng đã mặc nhiên thừa nhận quyền im lặng của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong suốt quá trình tố tụng hình sự.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN
IM LẶNG CỦA NGƢỜI BỊ TÌNH NGHI