Bị cáo tham gia tố tụng từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đến khi có bản án kết tội hoặc quyết định tuyên bố bị cáo vô tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quyền của bị cáo cũng bắt đầu có cùng với tư cách của bị cáo. Chuẩn bị xét xử là thủ tục bắt đầu của quá trình xét xử đảm bảo cho việc xét xử được diễn ra một cách thuận lợi và đạt được mục đích của hoạt động xét xử. Do đó, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, bị cáo có quyền trình bày về các tình tiết liên quan đến vụ án29. Theo quy định tại khoản 1 Điều 72 BLTTHS năm 2003 thì: “Bị cáo có quyền trình bày về những tình tiết của vụ án”. Lời khai của bị cáo là lời trình bày của người bị nghi thực hiện tội phạm và đã bị Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét
xử. Bị cáo là người hiểu rõ nhất về những tình tiết của vụ án. Vì vậy, lời khai của bị cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Tuy nhiên, bị cáo không có nghĩa vụ phải khai báo như người làm chứng, vì trình bày về những tình tiết của vụ án là “quyền” chứ không bắt buộc bị cáo phải trình bày. Do vậy, bị cáo có quyền “im lặng” không khai báo hoặc bị cáo có quyền bào chữa bằng cách đưa ra lời khai có lợi nhất cho mình (trong không ít trường hợp lời khai của họ không phản ánh đúng sự thật. Điển hình là: Vụ Lý Thị Ái phạm tội “mua bán trái phép chất ma túy” ở Cao Bằng. Lý Thị Ái từng bảy lần cùng đồng bọn tham gia mua bán trái phép 76 kg thuốc phiện. Trong phiên xử cách đây hai năm, Ái bị tuyên phạt chung thân, thay vì tử hình vì đang nuôi con nhỏ dưới ba tuổi. Tuy nhiên, cơ quan điều tra phát hiện bị cáo đã khai không đúng sự thật thời điểm đứa bé chào đời. Tháng 4/2002, TAND Hà Nội xét xử sơ thẩm đường dây ma túy lớn do Chu Văn Nhất cầm đầu. Cùng hầu tòa có Lý Thị Ái (thị trấn Trùng Khánh, Cao Bằng), Nguyễn Thị Hường và sáu người khác. Bản án tuyên Nhất và Hường án tử hình. Riêng Lý Thị Ái, luật sư bảo vệ quyền lợi xuất trình giấy khai sinh con của Ái sinh ngày 5/9/1998, vì vậy tòa xét bị cáo phạm tội trong lúc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên không áp dụng hình phạt tử hình mà chỉ tuyên án chung thân. Nguyễn Thị Hường sau đó có đơn gửi Cục cảnh sát tố cáo giấy khai sinh con của Ái ghi không đúng sự thật. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và VKSND Tối cao tiến hành xác minh, kết luận Lý Thị Ái sinh cháu Nguyễn Khánh Việt vào sáng 5/9/1997 tại Bệnh viện Trùng Khánh. Tháng 10/2003, Hội đồng xét xử tái thẩm TAND Tối cao quyết định hủy phần quyết định tội danh, hình phạt tù, phạt tiền, án phí hình sự sơ thẩm với Lý Thị Ái để điều tra xét xử lại. Chiều qua, Lý Thị Ái phải hầu tòa tại TAND Hà Nội. Trên cơ sở chứng cứ thu thập được, Hội đồng xét xử tuyên bị cáo có hành vi tham gia mua bán 76 kg thuốc phiện, không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt nào, Lý Thị Ái phải nhận án tử hình30).
Qua vụ án này, nhận thấy khi bị cáo khai báo trước cơ quan THTT, người THTT thì các cơ quan này phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để tiến hành xác minh sự thật của lời khai, có thể lời khai của họ là đúng, cũng có thể họ khai sai sự thật để tự bảo vệ mình (trọng vụ án trên Lý Thị Ái khai sai sự thật về thời điểm đứa con chào đời nhằm thoát tội tử hình) hoặc che dấu một đồng phạm hay tội phạm nào đó. Vì vậy, việc sử dụng lời khai của bị cáo phải hết sức thận trọng (cho dù họ khai báo theo hướng nào cũng vậy).
30
Xem: Báo Việt báo, Mẹ khai gian tuổi con để thoát án tử hình, Anh Thư, http://vietbao.vn/An -ninh-Phap- luat/Me-khai-gian-tuoi-con-de-thoat-an-tu-hinh, [ truy cập16/04/2013].
Mặt khác, dù ở các mức độ khác nhau nhưng bị can, bị cáo đều chỉ là những người bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghi ngờ đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi của họ xâm phạm tới các khách thể được BLHS quy định là tội phạm. Họ là người tham gia tố tụng chiếm vị trí trung tâm trong TTHS. Tuy nhiên, vì chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, cho nên bị can, bị cáo chỉ là người bị tình nghi thực hiện tội phạm. Chính vì lẽ đó, ở các giai đoạn TTHS như: khởi tố, điều tra, truy tố bị can vẫn được cơ quan tiến hành tố tụng giải thích cho họ biết rõ về quyền và nghĩa vụ khi tham gia các hoạt động TTHS theo quy định tại điểm c - khoản 2 Điều 49 BLTTHS năm 2003. Theo đó, bị can có “quyền” trình bày lời khai, đây là quyền chứ không phải là nghĩa vụ, đồng nghĩa với việc ở cả giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, bị can đều có “quyền im lặng” không khai báo. Do đó, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì bị cáo cũng cần được các cơ quan tiến hành tố tụng giải thích cho bị cáo biết về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia TTHS, trong đó, bị cáo có quyền im lặng không bắt buộc phải khai báo các tình tiết liên quan đến vụ án. Vì vậy, ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, bị cáo vẫn được quyền im lặng.