• Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án
• Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án
• Phân tích khía cạnh tài chính của dự án
• Phân tích khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án
Kết quả nghiên cứu của giai đoạn này là báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ được trình lên chủ đầu tư xem xét, cho ý kiến bổ sung và hoàn chỉnh nội dung dự án. Nếu đạt yêu cầu thì sẽ được trình lên ban giám đốc ký duyệt rồi tiến hành giao nộp và lưu trữ hồ sơ.
Qua phân tích quy trình lập dự án ta thấy hai quy trình trên được công ty sử dụng đồng thời. Đối với dự án có quy mô nhỏ quá trình nghiên cứu được gom lại làm một bước, công ty thường sử dụng quy trình thông thường. Với những dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp công ty sử dụng quy trình theo cấp độ nghiên cứu.
1.3.4.3. Nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án đầu tư
1.3.4.3.1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án: dự án:
* Môi trường kinh tế vĩ mô:
Nghiên cứu môi trường vĩ mô nhằm đánh giá khái quát quy mô và tiềm năng của dự án trên cơ sở phân tích các tác động của môi trường vĩ mô như: môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa, xã hội, các điều kiện tự nhiên thiên nhiên và các quy hoạch, kế hoạch. Việc nghiên cứu này nhằm đánh giá khái quát ảnh hưởng của chúng đến quá trình hình thành, thực hiện dự án sau này theo hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là những thuận lợi khi triển khai thực hiện dự án: chủ đầu tư lưu ý khai thác những thuận lợi đó khi phân tích, lựa chọn dự án; khía cạnh thứ hai là những khó khăn, trở ngại cần khắc phục khi thực hiện hoạt động đầu tư đó. Từ đó đưa ra các căn cứ để xác định sự cần thiết để đầu tư.
Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến ý tưởng đầu tư và chi phối hoạt động của dự án. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lập dự án đầu tư.
Môi trường kinh tế vĩ mô được đánh giá qua các nội dung chủ yếu sau:
− Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của ngành có liên quan đến dự án. Nhân tố này thể hiện ở tốc tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người, liên quan đến chi phí bổ sung khi thực hiện dự án, đồng thời tình hình phát triển kinh tế cao liên quan đến nhu cầu về sản phẩm sẽ cao, và cũng liên quan đến đầu vào và đầu ra trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư.
− Yếu tố lãi suất: lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của dự án. Do vậy, trong điều kiện lập dự án thì phải xem xét mức lãi suất cao hay thấp. Nếu lãi suất cao thì hoạt động đầu tư phải được xem là có hiệu quả rất cao thì mới đạt được hiệu quả. Với lãi suất thấp thì chi phí sử dụng vốn sẽ nhỏ hơn và sẽ khuyến khích chủ đầu tư.
− Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát cao hay thấp đều ành hưởng đến hiệu quả đầu tư.
− Tình hình ngoại thương và các định chế có liên quan như: tình hình xuất- nhập khẩu, thuế xuất- nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái… đều có ảnh hưởng đến các dự án, đặc biệt là các dự án xuất khẩu các sản phẩm và những dự án nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.
− Tình hình thâm hụt ngân sách: tác động đến chi phí sử dụng vốn của dự án.
* Môi trường pháp lý
Khi lập dự án đầu tư phải nghiên cứu môi trường pháp lý, thể hiện trước hết là hệ thống luật pháp; các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước như: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, đặc biệt là chính sách khuyến khích đầu tư. Ngoài ra còn phải nghiên cứu các căn cứ pháp lý cụ thể liên quan đến hoạt động của dự án như:
− Căn cứ pháp lý về tư cách pháp nhân, tiềm lực tài chính và năng lực kinh doanh của chủ đầu tư.
− Các văn bản giao nhiệm vụ hoặc cho phép lập dự án của cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan trực tiếp quản lý chủ đầu tư.
− Các chứng từ pháp lý về khả năng huy động vốn và năng lực kinh doanh của chủ đầu tư.
− Các thoat thuận về việc sử dụng tài nguyên, đất đai, huy động tài sản hoặc hợp tác sản xuất…
Ví dụ: dự án “đầu tư xây dựng trạm viễn thông cam lộ Tỉnh Quảng Trị” thì căn cứ pháp lý là:
+ Căn cứ luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4.
+ Căn cứ nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999, nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của chính phủ; nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999; nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/4/2000 và nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
+ Căn cứ nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
+ Căn cứ thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ.
+ Căn cứ vào điều lệ hoạt động của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông.
* Môi trường chính trị- văn hóa- xã hội:
Môi trường chính trị được thể hiện ở bảo vệ tính mạng chủ đầu tư, bảo vệ tài sản, bảo tồn vốn và có lãi.
Môi trường văn hóa, xã hội được thể hiện ở số dân số, số lao động, chất lượng lao động và được đánh giá qua năng suất lao động, tập quán lao động, trình độ văn hóa- giáo dục; cơ cấu về độ tuổi, giới tính. Từ đó tác động đến các khoản chi phí đầu vào, tác động đến nguồn lao động huy động cho dự án, tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho dự án.
* Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên :
Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên được thể hiện ở địa hình, địa chất, khí hậu, nguồn nước, chất đất và các nguồn tài nguyên có
ảnh hưởng đến việc lựa chọn, đến việc thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án sau này. Tùy vào dự án mà yếu tố môi trường tự nhiên sẽ được nghiên cứu dưới các mức độ khác nhau nhằm đảm bảo sự thành công của mỗi công cuộc đầu tư cụ thể.