Khảo sát tác dụng dƣợc lý của cao đặc bào chế từ bài thuốc EZ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế cao đặc và một số tác dụng dược lý của cao đặc bào chế được từ bài thuốc EZ (Trang 31)

2.2.3.1. Khảo sát tác dụng kháng khuẩn

- Vi khuẩn thí nghiệm: Vi khuẩn Gr (+), vi khuẩn Gr (-).

- Phƣơng pháp: Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn bằng phƣơng pháp khuếch tán dùng khoanh giấy lọc.

- Nguyên tắc: Mẫu thử (có chứa hoạt chất thử) đƣợc đặt lên lớp thạch dinh dƣỡng đã cấy VSV kiểm định, hoạt chất từ mẫu thử khuếch tán vào môi trƣờng

thạch sẽ ức chế sự phát triển của VSV kiểm định tạo thành vòng vô khuẩn. Vùng ức chế càng lớn thì tác dụng của thuốc càng mạnh.

- Chỉ tiêu quan sát: Đƣờng kính vòng vô khuẩn.

- Chỉ tiêu đánh giá: So sánh đƣờng kính vòng vô khuẩn của mẫu thử với nhau và so sánh với chất tham chiếu.

Đƣờng kính vòng vô khuẩn đƣợc đánh giá theo công thức:

̅ ∑ √∑ ̅

Trong đó:

̅: Đƣờng kính trung bình vòng vô khuẩn.

Di: Đƣờng kính vòng vô khuẩn thứ i (đƣợc xác định bằng thƣớc kẹp Palmer, độ chính xác 0,02mm)

S: Độ lệch thực nghiệm chuẩn có hiệu chỉnh.

n: Số thí nghiệm làm song song (thông thƣờng n=3) [3], [28], [32].

2.2.3.2. Độc tính cấp

- Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lƣợng từ 18-22g.

- Phƣơng pháp nghiên cứu: Xác định độc tính cấp trên chuột nhắt trắng bằng đƣờng uống theo phƣơng pháp Litchfield – Wilcoxon và hƣớng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [36], [41].

Từng lô chuột nhắt trắng, đƣợc uống mẫu thuốc nghiên cứu theo liều tăng dần đến liều cao nhất có thể cho chuột uống.

- Chỉ tiêu quan sát: Chuột chết hoặc các biểu hiện bất thƣờng khác.

- Chỉ tiêu đánh giá: Tìm liều cao nhất không gây chết chuột (0%), liều thấp nhất gây chết chuột hoàn toàn (100%) và các liều trung gian. Từ đó xây dựng đồ thị tuyến tính để xác định LD50 của thuốc thử [15], [27], [32], [50], [55].

2.2.3.3. Khảo sát tác dụng chống viêm cấp theo phương pháp gây viêm tai chuột

- Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lƣợng từ 18-22g.

- Phƣơng pháp: Nghiên cứu theo phƣơng pháp thực nghiệm trên mô hình gây viêm ở tai chuột nhắt trắng bằng dầu croton đƣợc tiến hành dựa theo mô hình do Tubaro và cộng sự đƣa ra (1985) [33].

Tác nhân gây phù tai chuột là dầu croton. Bôi croton lên vị trí cố định ở mặt ngoài của tai phải chuột, tai trái không bôi để đối chiếu. Sau 2 giờ, giết chuột, dùng dụng cụ đục lỗ hai bên tai chuột ở cùng vị trí. Cân, tính giá trị chênh lệch giữa hai tai. Tính kết quả trung bình và so sánh.

- Chỉ tiêu quan sát: Chênh lệch độ dày, khối lƣợng giữa hai bên tai chuột. - Chỉ tiêu đánh giá: Tính mức độ ức chế viêm tai chuột theo công thức và so sánh giữa các lô thử và lô chứng:

Trong đó: X%: Mức độ ức chế viêm tai chuột. m: Khối lƣợng tai [32], [39], [46].

2.2.3.4. Khảo sát tác dụng chống viêm cấp theo phương pháp gây phù chân chuột

- Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lƣợng từ 18-22g.

- Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phù chân chuột gây bằng carrageenin theo Winter và cộng sự, trích dẫn bởi Levy và cộng sự, 1968.

Tác nhân gây phù chân chuột là carrageenin. Gây phù bằng cách tiêm dƣới da dung dịch carrageenin. Đo thể tích ban bàn chân trƣớc và sau khi tiêm (2 giờ, 4 giờ, 6 giờ và 24 giờ). Tính kết quả trung bình và so sánh.

- Chỉ tiêu quan sát: Chênh lệch thể tích chân chuột.

- Chỉ tiêu đánh giá: Tính mức độ phù chân chuột theo công thức và so sánh giữa các lô thử và lô chứng theo công thức Fontaine.

+ Độ tăng thể tích chân của từng chuột:

Trong đó: Vt: Thể tích chân chuột sau khi gây viêm.

+ Tác dụng chống viêm của thuốc đƣợc đánh giá bằng khả năng ức chế phản ứng phù (I%):

̅ ̅

̅

Trong đó: ̅ : Trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô đối chứng. ̅ : Trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô uống thuốc.

̅ : Trung bình thể tích chân chuột trƣớc khi gây viêm. I%: Mức độ ức chế phù [25], [32], [39], [46].

2.2.3.5. Khảo sát tác dụng chống viêm mạn theo phương pháp gây u hạt thực nghiệm

- Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lƣợng từ 18-22g.

- Phƣơng pháp: Phƣơng pháp gây u hạt trên chuột nhắt trắng bằng amiant theo phƣơng pháp của Ducrot, Julou và cộng sự, (1963).

Vê tròn mẩu sợi amiant và tiệt khuẩn theo quy định. Cấy amiant vào vùng lƣng phía trên của chuột rồi khâu lại. Hàng ngày cho chuột uống thuốc mỗi buổi sáng trong 10 ngày. Tiến hành mổ chuột lấy amiant.

- Chi tiêu quan sát: Trọng lƣợng hạt hạt amiant. - Chỉ tiêu đánh giá: Tính mức độ ức chế sự tạo hạt

̅

̅ Trong đó X%: Mức độ ức chế sự tạo hạt.

m: Khối lƣợng u hạt [25], [32], [39].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế cao đặc và một số tác dụng dược lý của cao đặc bào chế được từ bài thuốc EZ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)