Bào chế cao phải qua hai GD: GD chiết xuất và GD cô lại các dịch chiết.
GD I: Chiết xuất dƣợc liệu bằng dung môi thích hợp.
Tùy thuộc vào bản chất dƣợc liệu, dung môi, tiêu chuẩn chất lƣợng các thành phẩm cũng nhƣ điều kiện quy mô sản xuất và trang thiết bị, có thể sử dụng các phƣơng pháp chiết xuất nhƣ: ngâm, hầm, sắc, ngấm kiệt, chiết xuất ngƣợc dòng, chiết xuất bằng thiết bị siêu âm, và các phƣơng pháp khác…
Dƣợc liệu phải đƣợc chế biến (thái, bào, sao tẩm…) theo yêu cầu từng loại. Lƣợng dung môi và thời gian chiết xuất tùy loại dƣợc liệu.
Dụng cụ chiết thƣờng là nồi đất, đồ nhôm, inox, thủy tinh, không dùng đồ sắt, gang…
GD II: Cô cao.
+ Cao lỏng: Sau khi thu dịch chiết, tiến hành lọc, cô dịch chiết bằng các phƣơng pháp khác nhau để thu đƣợc cao lỏng có tỷ lệ quy ƣớc (01ml cao lỏng tƣơng ứng 01g dƣợc liệu dùng chế cao). Trong trƣờng hợp bào chế cao lỏng bằng phƣơng pháp ngâm nhỏ giọt thì phải để riêng phần dịch chiết đầu đậm đặc, khối lƣợng bằng 4/5 lƣợng dƣợc liệu đem chiết. Sau đó cô đặc các thành phần dịch chiết tiếp theo bằng đun cách thủy hoặc cô dƣới áp suất giảm ở nhiệt độ không quá 60oC, cho đến khi loại hết dung môi. Hòa tan cắn thu đƣợc trong dịch chiết đầu đậm đặc
và nếu cần thì thêm dung môi để thu đƣợc cao lỏng đạt tỷ lệ hoạt chất quy định. Để cao lỏng ở chỗ mát trong thời gian ít nhất 1 ngày, lọc.
+ Cao đặc và cao khô: Dịch chiết cô đặc để độ ẩm còn lại không quá 20%. Trong trƣờng hợp chế cao khô, tiếp tục sấy khô để độ ẩm còn lại không quá 5%. Để đạt thể chất quy định, quá trình cô đặc và sấy khô dịch chiết thƣờng đƣợc tiến hành trong các thiết bị cô dƣới áp suất giảm, ở nhiệt độ không quá 60oC. Nếu không có thiết bị cô đặc và sấy dƣới áp suất giảm thì đƣợc phép cô cách thủy và sấy ở nhiệt độ không quá 80o
C. Tuyệt đối không đƣợc cô trực tiếp trên lửa. Trƣờng hợp muốn thu cao thuốc chứa tỷ lệ tạp chất thấp, phải tiến hành loại tạp bằng phƣơng pháp thích hợp tùy thuộc vào bản chất của dƣợc liệu, dung môi và phƣơng pháp chiết xuất [16].
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU