Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của VPBank

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại VPBANK (Trang 64)

Giai đoạn 2012 – 2015 là một giai đoạn quan trọng, mang tính then chốt với đặc điểm nổi bật là tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trở nên sâu rộng, quyết liệt và nhanh chóng hơn. Chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của VPBank hướng tới mở rộng khả năng “cung” dịch vụ của hệ thống ngân hàng, đồng thời góp phần kích “cầu” về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế. Trong đó, công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin là nền tảng cho phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng, đồng thời khuôn khổ thể chế trở thành tiền đề góp phần quan trọng đảm bảo dịch vụ ngân hàng phát triển an toàn và hiệu quả. Đến năm 2015, VPBank phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu và nằm trong top 5 ngân hàng Thương mại cổ phẩn Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được trong những năm qua, đặt trong mối liên hệ dự báo tương lai, trong môi trường kinh tế đất nước hiện nay, VPBank đã định hướng chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ thông qua các hoạt động như: phát triển mạng lưới - tăng cường khai trương các điểm giao dịch trên toàn quốc, nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra các sản phẩm cạnh tranh... Bên cạnh đó, các hoạt động về Marketing luôn được đẩy mạnh nhằm xây dựng hình ảnh, thương hiệu tăng cường sự nhận biết của khách hàng đối với VPBank. Cụ thể, những định hướng lớn để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở VPBank trong thời gian tới bao gồm:

- Xây dựng một hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại

Hoạt động ngân hàng bán lẻ hiện đại đòi hỏi phải được triển khai dựa trên nền tảng kỹ thuật tiên tiến và hạ tầng kỹ thuật này cần được nâng cấp, đổi mới liên tục theo yêu cầu phát triển thị trường. Bộ phận có tầm quan trọng sống còn của hạ tầng kỹ thuật đối với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại là hạ tầng về công nghệ thông tin và các hệ thống thông tin quản lý. Nếu không có một nền tảng công nghệ tiên tiến hiện đại thì không thể xây dựng một hệ thống các kênh cung ứng dịch vụ có tính chuẩn mực cao và cũng không thể tạo ra được những sản phẩm đủ tiêu chuẩn quốc tế.

Để có được kênh phân phối sản phẩm theo quy chuẩn quốc tế, trước hết ngân hàng phải cấu trúc lại quy trình giao dịch bao gồm hệ thống giao dịch trực tiếp (giao dịch tại quầy) và hệ thống giao dịch gián tiếp (được thực hiện gián tiếp thông qua thiết bị công nghệ). Kết hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với các công ty, tổ chức cung ứng dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng và công cộng nhằm cung ứng các dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện lợi tới khách hàng. Tăng cường sự liên kết và hợp tác của các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt sớm hình thành hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ thống nhất giữa VPBank với các ngân hàng khác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, bảo đảm tương thích lẫn nhau, an toàn, hiệu quả và tin cậy. Phát triển hệ thống quản lý và xử lý giao dịch tập trung, hệ thống giao dịch trực tuyến, đồng thời thiết lập hệ thống điểm giao dịch tự động, phát triển cơ sở chấp nhận thẻ và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác của ngân hàng. Đồng thời, triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, giao dịch trực tuyến đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế. Quảng bá rộng rãi các loại thẻ nội địa và quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh, các hệ thống giao dịch tự động.

- Xây dựng hệ thống các sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển những dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại

Thực hiện nội dung này, các sản phẩm mới trước khi đưa vào ứng dụng đều phải được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Những sản phẩm này chủ yếu thuộc nhóm sản phẩm phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và những sản phẩm đã và đang ứng dụng nhưng chưa đủ tiêu chuẩn hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế sẽ dần từng bước được điều chỉnh lại hoặc được thay thế bằng những sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu cầu thị trường. Trong số những sản phẩm này, dịch vụ thanh toán cần được ưu tiên và tập trung phát triển trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu thanh toán nội địa cũng như thanh toán quốc tế. Tập trung hiện đại hóa hạ tầng công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán ngân hàng đảm bảo an toàn và tin cậy. Phát triển hệ thống thanh toán vận hành an toàn, hiệu quả, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, trọng tâm là nâng cấp hệ thống thanh toán liên ngân hàng và hệ thống thanh toán nội bộ. Ngoài ra, một số sản phẩm ít có liên quan đến hoạt động quốc tế và công nghệ như dịch vụ tiết kiệm hoặc dịch vụ tài khoản cá nhân, doanh nghiệp cũng cần có sự chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.

Về dịch vụ huy động vốn, VPBank định hướng sẽ đưa ra những dịch vụ ngân hàng trọn gói và đa tiện ích, gắn dịch vụ huy động vốn với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tín dụng và quản lý tài sản.

Về dịch vụ tín dụng, thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hữu hiệu, hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, nhất là thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh. Mở rộng các loại hình cho vay, mở rộng và đa dạng hoạt động cấp tín dụng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng định hướng phát triển các dịch vụ tài chính phi ngân hàng như dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư, quản lý tài sản theo ủy quyền của khách hàng… Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng gắn kết với các dịch vụ tài chính phi ngân hàng, hình thành hệ thống dịch vụ ngân hàng trọn gói, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của xã hội để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng rộng rãi hơn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại VPBANK (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w