Phối hợp giữa ngành du lịch và cộng đồng cùng xây dựng một hình ảnh điểm đến tích cực trong mắt du khách. Trong đó cần tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, di tích lịch sử, và các giá trị di sản.
Phát triển chất lượng và đa dạng sản phẩm du lịch làm nền tảng cho công tác quảng bá du lịch. Có quy hoạch phát triển cụ thể sản phẩm du lịch đối với từng địa phương để tránh tình trạng trùng lắp trong các sản phẩm du lịch. Các địa phương cùng học hỏi nhau trong việc
- 122 -
làm du lịch, đặc biệt là đối với các thành phố đã thực hiện khá tốt công tác này như Hội An, thành phố Hồ Chí Minh…
Quản lí chặt chẽ hoạt động kinh doanh buôn bán trong các khu vực du lịch trọng điểm để tránh tình trạng chặt chém và chèo kéo gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh điểm đến Việt Nam.
Có sự thống nhất trong hệ thống các cơ quan và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Đảm bảo sự nhất quán giữa các tổ chức trong việc cùng nhau nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn ngành du lịch.
Quan tâm đến vấn đề phát triển du lịch thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; xem việc quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua kênh thông tin điện tử là một chiến lược quan trọng của ngành du lịch.
Tích cực học hỏi chính sách và phương pháp quản lí của các nước trên thế giới và trong khu vực. Tiếp thu các xu thế quản lí mới trên thế giới.
Xây dựng một nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lí và dịch vụ du lịch. Một nguồn nhân lực tốt mới có thể đưa ra được các chính sách phù hợp cho hoạt động của ngành du lịch, và đảm bảo các chính sách đó được thực hiện hiệu quả.