lịch lần này tại Việt Nam
Sau khi tìm hiểu về các hành vi truy cập thông tin truyền miệng điện tử của du khách, nghiên cứu cũng đã khảo sát về dự định tiếp tục truyền miệng về chuyến đi của họ tại Việt Nam trên mạng Internet. Khách du lịch được yêu cầu đánh giá ở các mức độ từ 1: Chắc chắn không 5: Chắc chắn có. Câu trả lời của du khách được trải rộng ra từ 1 cho 5 cho thấy tính đại diện tốt của mẫu. Với trung bình các kết quả nhận được là 3,55 nghĩa là nhìn chung các du khách đều cho biết rằng họ sẽ tiếp tục truyền miệng về chuyến đi này. Kết quả này cũng cho thấy sự tương đương giữa nhóm người xây dựng thông tin và nhóm người tìm kiếm thông tin, bởi vì kết quả về trung bình mức độ truy cập thông tin truyền miệng điện tử được thấy ở bảng 4.10 đạt được là 3, 48. Với hệ thống cung cấp thông tin trước đây bằng hệ thống web 1.0, số lượng người cung cấp thông tin thường rất ít so với nhóm tìm kiếm thông tin thì nay mức độ tạo và truy cập thông tin đã san bằng và thay đổi vị trí cho nhau như đã thấy ở kết quả khảo sát.
Trong tổng số 110 du khách được khảo sát, như đã biết là có 3 du khách trả lời là họ không truy cập các thông tin truyền miệng điện tử. Tuy vậy, các du khách này vẫn được hỏi xem họ có dự định truyền miệng về chuyến du lịch này không. Các du khách này đều có câu trả lời ở mức 2 là “Có lẽ không”, tuy nhiên câu trả lời là không tuyệt đối cho thấy rằng trong tương lai họ vẫn có khả năng trở thành những người tiếp theo xây dựng thông tin truyền miệng về Việt Nam trên Internet.
Bảng 4.18 Dự định truyền miệng điện tử của du khách
Tổng số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Kiểm định Skewness Kiểm định Kurtosis Dự định truyền miệng 110 1 5 3,55 1,05 -0,480 -0,740
- 111 -
Tóm tắt chương 4
Một số kết quả nghiên cứu quan trọng đã đạt được:
(1) Internet là nguồn thông tin quan trọng nhất đối với du khách và là nguồn thông tin có ảnh hưởng thứ hai trong quyết định lựa chọn Việt Nam là điểm đến.
(2) Các trang web chủ yếu được du khách quốc tế đến Việt Nam lựa chọn để truy cập thông tin truyền miệng điện tử bao gồm các trang web chuyên về du lịch như Tripadvisor, Lonelyplanet, Wikitravel, Travelfish; trang web đặt vé khách sạn như: Booking.com, Expedia, Agoda và một số trang truyền thông xã hội khác như Facebook, Wikipedia.
(3) Công cụ tìm kiếm (search engines như Google) có một vai trò nhất định đối với việc tìm kiếm thông tin truyền miệng điện tử vì sự dễ dàng trong truy cập và tính rộng rãi, đa dạng của nguồn thông tin.
(4) Truyền miệng điện tử có vai trò quan trọng trong các lựa chọn trong chuyến đi của du khách.
(5) Truyền miệng điện tử ảnh hưởng đến Số ngày ở lại thông qua tác động lên Hình ảnh điểm đến.
(6) Đa phần các du khách đều có dự định tiếp tục truyền miệng về chuyến đi đến Việt Nam lần này của họ trên mạng Internet.
- 112 -
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
Các khảo sát và phân tích ở chương 4 đã cho ra nhiều kết quả quan trọng để tham khảo xây dựng các chiến lược marketing cho toàn ngành du lịch Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch nói riêng. Các chiến lược marketing thông qua Internet và Truyền miệng điện tử sẽ đóng vai trò thúc đẩy quảng bá hình ảnh điểm đến Việt Nam ra thế giới, tạo nên những nhóm khách du lịch tiềm năng mới. Quản lí tốt các thông tin truyền miệng điện tử sẽ làm tăng các ấn tượng tích cực của du khách đối với hình ảnh điểm đến Việt Nam trước chuyến đi và có thể ảnh hưởng đến quyết định ở lại dài ngày của du khách, là một mấu chốt để tăng nguồn thu nhập cho ngành du lịch Việt Nam.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã có nhận xét về những hạn chế của ngành du lịch Việt Nam trong
những năm qua, trong đó công tác quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài được cho là còn yếu, mới chỉ tập trung quảng bá hình ảnh, chưa quảng bá và tạo dựng được sản phẩm đặc thù và thương hiệu du lịch, hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch thấp [3]. Một chiến lược quảng bá du lịch tốt cần đi song song với sự phát triển chất lượng sản phẩm du lịch. Đặc biệt là trong thời đại của Internet và truyền thông xã hội, những nhận xét, điểm tốt, điểm xấu về một sản phẩm vẫn đang được nói đến hàng ngày trên mạng Internet qua con mắt của những người đã thực sự trải nghiệm sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là những quảng bá quá đà, thiếu sự thật sẽ dễ dàng bị du khách “lật tẩy” và gây những ấn tượng không tốt đối với các du khách tiềm năng khác. Theo Andy Sernovitz, marketing truyền miệng chỉ hiệu quả khi chúng ta có sản phẩm và dịch vụ tốt (trang 17) [1]. Trong marketing truyền miệng, chính bản thân chất lượng sản phẩm sẽ tự quảng bá cho bản thân nó, trong đó các nhà quản lí du lịch, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò như chất xúc tác tạo điều kiện và không gian cho du khách nói về sản phẩm của mình, và quản lí các thông tin đó để quay trở lại phát triển các sản phẩm du lịch.
Từ các phân tích trên, các giải pháp được đưa ra để nâng cao hiệu quả hoạt động ngành du lịch trong chương này bao gồm (1) phát huy các yếu tố thuộc về hình ảnh điểm đến và xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng (2) xây dựng chiến lược marketing thông qua kênh truyền miệng điện tử đối với quản lí ngành và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch.
- 113 -
Nguồn: Tác giả
Hình 5.1 Giải pháp marketing truyền miệng điện tử cho du lịch Việt Nam