Thông tin chuyến du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu truyền miệng điện tử – ảnh hưởng của truyền miệng điện tử lên hình ảnh điểm đến và độ dài thời gian ở lại của khách du lịch quốc tế đến việt nam (Trang 76)

Bảng 4.2 Thông tin về số lần đến Việt Nam và cách tổ chức chuyến đi lần này đến Việt Nam của du khách được khảo sát.

Số quan sát Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy % % Số lần đến Việt Nam Lần đầu 110 98 89,1 89,1 Lần thứ hai 8 7,3 96,4 Lần thứ ba 2 1,8 98,2 Lần thứ tư 2 1,8 100,0 Cách tổ chức chuyến đi Chỉ đi độc lập 110 78 70,9 70,9

Chỉ đi theo tour 8 7,3 78,2

Kết hợp đi độc

lập và đi tour

24 21,8 100

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Số lần đến Việt Nam

Trong các du khách được khảo sát, số du khách lần đầu đến Việt Nam vẫn chiếm số đông là 89,1%. Như vậy tỉ lệ khách quay trở lại Việt Nam trong khảo sát này là 10,9%, thấp hơn so với tỉ lệ khách quay trở lại Việt Nam được khảo sát năm 2009 là 39,6%. Mặc dù số lượng mẫu của nghiên cứu này so với khảo sát trên là khá nhỏ tuy nhiên cũng phản ánh phần nào thực trạng của du lịch Việt Nam hiện nay. Một mặt ngành du lịch đang có nhiều chính sách thay

- 63 -

đổi tích cực trong việc xây dựng nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng và quảng bá du lịch nhằm xây dựng một ngành công nghiệp không khói có tính chuyên nghiệp so với các nước trong khu vực. Một mặt khác tình trạng chèo kéo, chặt chém khách du lịch ngày lại trở nên hoành hành và vẫn tiếp tục gây nhiều bức bối cho du khách. Một ví dụ cho tình trạng này là trường hợp của Matt Kepnes – một blogger có tính ảnh hưởng cao trong cộng đồng du lịch đã đăng tải bài viết “Why I’ll never return to Vietnam”, được Huffingtonpost đăng lại vào 30/1/2012, và nhận được một số bình luận đồng quan điểm với anh1. So với các nước trong khu vực, Việt Nam với một số lượng các di tích lịch sử, di sản và sự đa dạng về tự nhiên, tuy nhiên vẫn chưa nắm bắt và phát huy được những điều du khách cần để có thể khiến du khách quay trở lại Việt Nam. Bên cạnh đó, tỉ lệ khách du lịch quay trở lại Việt Nam là phụ thuộc vào ấn tượng của khách du lịch trong quá khứ, sự chuyển biến tích cực của nền du lịch cũng không thể dịch chuyển tỉ lệ này ngay trong thời gian ngắn. Ngoài việc giữ chân các khách du lịch đang đến Việt Nam, ngành du lịch cũng cần tiếp tục quảng bá những thay đổi tích cực của Việt Nam ra thế giới để thu hút một số lượng đông các du khách đã tới Việt Nam trước đó.

Nguồn: Số liệu khảo sát 2013

Hình 4.4 Tỉ lệ quay trở lại Việt Nam của du khách được khảo sát

Cách tổ chức chuyến đi

Trong nghiên cứu này chia cách tổ chức chuyến đi của du khách thành ba nhóm, khác so với cách chia hai nhóm của tổng cục thống kê. Vì trên thực thế ngoài việc khách du lịch có thể mua một gói tour cho trọn chuyến du lịch ở

1

Xem chi tiết bài viết tại http://www.nomadicmatt.com/travel-blogs/why-ill-never-return-to-vietnam/

89%

11%

Tỉ lệ quay trở lại Việt Nam của du khách được khảo sát

Đến lần đầu Quay trở lại

- 64 -

Việt Nam hay đi du lịch độc lập, một số khách du lịch chọn cách kết hợp cả hai hình thức tùy theo các địa điểm du lịch khác nhau với các gói tour trong ngày hay ngắn ngày, chủ yếu ở các địa điểm thiếu thông tin hoặc phương tiện thuận lợi, hoặc về các lợi ích chi phí. Đa số khách du lịch trong khảo sát này là khách đi du lịch độc lập, chiếm 70,9%, kế đến là khách kết hợp đi du lịch độc lập và đi tour, số khách chỉ đi theo tour chiếm tỉ lệ khá thấp. Nguyên nhân của sự chênh lệch tỉ lệ này là do khảo sát sử dụng phương pháp thu mẫu thuận tiện, trong khi khách du lịch đi theo tour lại có sự eo hẹp và phụ thuộc về thời gian, để phỏng vấn du khách và có được một mẫu trả lời chính xác cần một khoảng đủ dài, dẫn đến khó khăn trong thu mẫu nhóm khách này.

- 65 -

Bảng 4.3 Thống kê về những người đi cùng và chỗ ở của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được khảo sát.

Số quan

sát

Phần trăm

%

Người đi cùng Gia đình/Họ hàng 110 8,2

Bạn bè 110 31,8 Người yêu 110 32,7 Vợ/chồng 110 16,4 Một mình 110 14,5 Chỗ ở Khách sạn 5 sao 110 17,3 Khách sạn 4 sao 110 20,9 Khách sạn 3 sao 110 39,1 Khách sạn 2 sao 110 10,0 Khách sạn 1 sao 110 9,1 Khách sạn chưa xếp sao 110 10,0 Nhà nghỉ, nhà khách 110 26,4 Biệt thự du lịch 110 1,8 Căn hộ du lịch 110 2,7 Thuyền du lịch 110 1,8 Hostel 110 1,8

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Người đi cùng

Nhóm khách được khảo sát chủ yếu đi thành từng nhóm hai người, chiếm phần đông là bạn bè, người yêu và vợ chồng. Một số khách lựa chọn cách đi du lịch một mình, nằm ở nhóm dưới 55 tuổi, chiếm chủ yếu ở nhóm từ 25-34 tuổi. Các du khách đi một mình thường có thời gian ở lại Việt Nam tương đối dài hơn các nhóm khác (xem chi tiết ở phân tích thời gian ở lại của khách du lịch, trang 103). Số liệu nhìn chung cho thấy có sự phân phố rộng ở các nhóm đối tượng khác nhau, nên có thể đại diện tốt cho mẫu.

- 66 -

Chỗ ở

So với các loại hình du lịch năm 2009, hiện nay khách du lịch còn có một số sự lựa chọn khác về chỗ ở như là ở trên thuyền du lịch hoặc ở tại các hostel. Với hệ thống biển đảo và sông ngòi dày đặc thì du lịch bằng thuyền cũng trở thành một trong những hình thức thu hút khách du lịch hiện nay, điển hình như các thuyền du lịch khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đồng bằng sông Cửu Long hay các thuyền du lịch ở vịnh Hạ Long, bao gồm nhiều phòng và các khu vực ăn uống sinh hoạt cho khách du lịch. Một loại hình khác khá phổ biến ở các nước trên thế giới hiện nay dành cho khách du lịch với chi phí thấp là Hostel. Sự khác biệt của hostel so với các khách sạn thông thường là các phòng ở đây có thể bao gồm nhiều giường và giường tầng, mọi tiện nghi được đơn giản hóa và khách du lịch thường thuê theo giường hơn là thuê phòng. Nhìn chung, loại hình chỗ ở của khách du lịch trong khảo sát này là khá phong phú, trải ra ở các loại hình khác nhau, trong đó chiếm đa số là nhóm các loại hình có mức giá trung bình như khách sạn 3 sao hay nhà nghỉ, nhà khách (chiếm hơn 50%). Nhóm khách ở các loại hình chỗ nghỉ cao cấp (khách sạn 4 sao, 5 sao, thuyền du lịch) cũng chiếm tỉ trọng khá lớn. Theo xếp hạng chỉ số cạnh tranh du lịch lữ hàng (TTCI - xem 3.2.1) năm 2012, giữa 139 quốc gia, mức giá trung bình cho loại hình chỗ ở cao cấp nhất (first class) ở Việt Nam là US$126, xếp hạng 57/139 quốc gia, thấp hơn ở Singapore, Hoa Kì, Nhật Bản, Úc hay Vương quốc Anh do đó khách du lịch có thể tốn được mức chi phí thấp hơn khi lựa chọn loại hình này ở Việt Nam.

- 67 -

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013

Hình 4.5 Tỉ lệ du khách phân theo loại hình chỗ ở và cách tổ chức chuyến đi

Theo hình thức tổ chức chuyến đi, có thể thấy nhóm khách chỉ đi theo tour có xu hướng lựa chọn loại hình chỗ ở cao cấp từ khách sạn 3 sao đến 5 sao, trong khi hai nhóm còn lại có sự phân bố rộng ở các loại hình chỗ ở khác nhau, tập trung nhiều nhất ở loại hình khách sạn 3 sao và nhà khách, nhà nghỉ. Mặc dù nhóm khách đi du lịch độc lập thông thường có mức chi tiêu thấp

(xem phần Chi tiêu, hình 4.6), tuy nhiên có thể thấy trong nhóm này vẫn bao

gồm các du khách thực hiện chuyến đi theo loại hình tương đối cao cấp và ở tại các khách sạn 4 hay 5 sao (chiếm 20,6%).

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Chỉ đi độc lập Chỉ đi theo tour Kết hợp đi độc lập và đi tour 8,4% 30,0% 18,4% 12,1% 50,0% 13,2% 29,0% 20,0% 26,3% 7,5% 7,9% 6,5% 7,9% 7,5% 7,9% 23,4% 10,5% 1,9% 0,9% 5,3% 1,9%0,9% 2,6%

Tỉ lệ du khách phân theo loại hình chỗ ở và cách tổ chức chuyến đi Hostel Thuyền du lịch Căn hộ du lịch Biệt thự du lịch Nhà khách, nhà nghỉ Khách sạn chưa xếp sao Khách sạn 1 sao Khách sạn 2 sao Khách sạn 3 sao Khách sạn 4 sao Khách sạn 5 sao

- 68 -

Chi tiêu

Việc hỏi các du khách về mức chi tiêu của họ cho chuyến du lịch này đã gây khó khăn cho một số du khách trong việc trả lời vì họ không thể tính được chính xác khoản tiền này, do đó dữ liệu được để trống đối 5 du khách và số lượng quan sát trong thống kê này còn lại là 105 du khách. Chi tiêu bình quân một ngày và chi tiêu bình quân một lượt khách trong khảo sát này đều thấp hơn số liệu của các chỉ tiêu này trong khảo sát năm 2009, mặc dù theo số liệu năm 2011 thì các chỉ tiêu này lại đang có xu hướng tăng lên. Điều này được giải thích do có sự chệnh lệch về cơ cấu du khách về cách tổ chức chuyến đi đã trình bày ở trên. Khảo sát này cho thấy du khách đi theo tour có mức chi thường cao hơn so với khách du lịch tự do (hình 4.6). Chi tiêu của khách du lịch phân bố ở một khoảng khá rộng, độ lệch chuẩn lớn cho thấy mẫu có khả năng đại diện tốt cho tổng thể.

Bảng 4.4 Chi tiêu của khách du lịch được khảo sát

Đơn vị: USD Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi tiêu bình quân

một lượt khách

105 70 4700 989,03 786,0

Chi tiêu bình quân một ngày

105 12,0 429,0 77,31 73,3

Nguồn: Số liệu thống kê 2013

Theo cách tổ chức chuyến đi, nhóm khách đi theo tour luôn có mức chi tiêu cao hơn xét về cả mức chi tiêu trung bình một ngày hay mức chi tiêu cho cả chuyến đi trung bình một lượt khách. Số liệu này cũng cho thấy có sự phù hợp với loại hình chỗ ở của các nhóm du khách. Như đã phân tích, các nhóm du khách đi theo hình thức tour thường ở lại tại các khách sạn cao cấp 4 hoặc 5 sao nên ảnh hưởng đến mức chi tiêu chung của họ (thống kê năm 2009 và

2011 cho thấy Thuê phòng chiếm 27%  28% tổng chi tiêu của du khách – xem hình 3.9 ). Tỉ lệ khách ở lại tại khách sạn 4 sao và 5 sao thấp dần từ nhóm

đi du lịch theo hình thức kết hợp đi độc và đi tour đến nhóm chỉ đi theo tour

- 69 -

Nguồn: Số liệu khảo sát 2013

Hình 4.6 Chi tiêu bình quân một ngày và tổng chi tiêu của khách du lịch được khảo sát (chia theo cách tổ chức chuyến đi)

Thời điểm du khách được phỏng vấn so với độ dài chuyến đi

Chỉ tiêu thống kê này được chia thành các nhóm được phỏng vấn vào 3 ngày đầu, 3 ngày cuối (nếu thời gian ở lại dưới 6 ngày và thời điểm được phỏng vấn cùng thuộc vào 3 ngày đầu và 3 ngày cuối thì được xếp vào 3 ngày đầu), và các thời điểm khác của chuyến đi. Kết quả thống kê này cho thấy 81,3% du khách là ở thành phố Hồ Chí Minh vào những ngày đầu hoặc cuối chuyến đi, có nghĩa là thành phố Hồ Chí Minh có thể là điểm xuất phát hoặc điểm kết thúc cuộc hành trình của họ. Điều này đã cho thấy vai trò của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tại thành phố Hồ Chí Minh trong hành trình của du khách cho dù kế hoạch chuyến đi của họ có khác nhau. Kết quả này chứng minh cho phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh dựa trên điều kiện về giao thông hạ tầng là thích hợp và có thể giúp cho nghiên cứu có được sự đa dạng trong mẫu khảo sát.

0,00 200,00 400,00 600,00 800,00 1000,00 1200,00 1400,00

Chi tiêu bình quân một ngày

Chi tiêu bình quân một lượt khách 69,73 916,28 132,86 1319,29 84,50 1117,00 U SD

Chi tiêu bình quân một ngày và chi tiêu bình quân một lượt du khách quốc tế đến Việt Nam

(chia theo cách tổ chức chuyến đi)

Chỉ đi độc lập

Chỉ đi theo tour

Kết hợp đi độc lập và đi tour

- 70 -

Nguồn: Số liệu khảo sát 2013

Hình 4.7 Thời điểm khách du lịch được phỏng vấn so với độ dài chuyến đi.

Một phần của tài liệu truyền miệng điện tử – ảnh hưởng của truyền miệng điện tử lên hình ảnh điểm đến và độ dài thời gian ở lại của khách du lịch quốc tế đến việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)