Phương pháp đánh giá khả năng bền vững của các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 36)

L ỜI CẢM ƠN

2.4.3. Phương pháp đánh giá khả năng bền vững của các loại hình sử dụng đất

- Bền vững về kinh tế: Có hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận (dựa trên cơ sởđánh giá hiệu quả kinh tế, thu nhập trên công lao động và hiệu quả

đồng vốn).

Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên 1 ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT), sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụđược tạo ra trong một thời kỳ nhất định.

+ Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và CPTG, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

+ Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG, đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ), quy đổi bao gồm: GTSX/công LĐ; GTGT/công LĐ; thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng loại cây trồng, nhằm so sánh chi phí cơ hội của từng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

người lao động.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội.

+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha)

+ Giá trị sản xuất trên công lao động (GTSX/công LĐ) và giá trị gia tăng trên công lao động (GTGT/công LĐ)

+ Đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Đánh giá hiệu quả môi trường: Xác định cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp.

- Bền vững về môi trường: Độ che phủ tối thiểu đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%); đa dạng sinh học; duy trì, cải thiện được độ phì nhiêu của đất sản xuất nông nghiệp đảm bảo cho mục tiêu sản xuất lâu dài theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)