Những nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 32)

L ỜI CẢM ƠN

1.4.2. Những nghiên cứu trong nước

Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về sử dụng đất, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học đã chú trọng đến công tác lai tạo và chọn lọc giống cây trông mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn để đưa vào sản xuất. Làm phong phú hơn hệ thống cây trồng, góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995); đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền; phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng; Lê Hồng Sơn (1995) với nghiên cứu "ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng đồng bằng sông Hồng" hay hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Dương của tác giả Vũ Thị Bình (1993); Đánh giá kinh tếđất lúa vùng đồng bằng sông Hồng, Quyền Đình Hà, (1993).

Ở nước ta, khi trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, phần lớn diện tích đất nông nghiệp đều tập trung vào sản xuất lương thực, thực phẩm. Song song với việc nâng cao mức sống, đòi hỏi phát triển các cây thức ăn cao cấp hơn như cây họđạm (đậu, đỗ...), cây có dầu (lạc, vừng...), rau củ và các loại cây ăn quả có giá trị hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường đất.

Bên cạnh việc nghiên cứu ra các giống cây trồng mới đưa vào sản xuất thì các nhà khoa học còn tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dựa vào việc nghiên cứu đưa ra các công thức luân canh mới bằng các phương pháp đánh giá hiệu quả của từng giống cây trồng, từng công thức luân canh. Từđó, các công thức luân canh mới tiến bộ hơn được áp dụng để khai thác ngày một tốt hơn tiềm năng đất đai.

Từ đầu thập kỷ 20, chương trình quy hoạch tổng thể được tiến hành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Những công trình nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của Đào Thế Tuấn (1992) cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam. Công trình nghiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng do Đào Thế Tuấn (1998) chủ trì và hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long do Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Các đề tài nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng miền núi, vùng trung du và vùng đồng bằng nhằm đánh giá hiệu quả cây trồng trên từng vùng đất đó. Từđó định hướng cho việc khai thác tiềm năng đất đai của từng vùng sao cho phù hợp với quy hoạch chung của nền nông nghiệp cả nước, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng.

Vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lợi đất đai, khí hậu để bố trí hệ thống cây trồng thích hợp cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập như Vũ Thị Ngọc Trân, Ngô Thế Dân.

Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (1994); phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng (Nguyễn Như Hà, 2000); đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997) cho thấy đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3- 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủđộng đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong các phương thức luân canh như cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp. Tại huyện Hiệp Hoà những nghiên cứu vềđánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm sử dụng đất bền vững hay theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá còn chưa nhiều. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Hiệp Hoà trong những năm tới theo hướng hiệu quả, bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đây chính là lý do thúc đẩy chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang".

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Chương 2

NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp, hệ thống cây trồng và các yếu tố liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điu kin t nhiên, kinh tế, xã hi có liên quan đến s dng ngun tài nguyên đất nông nghip huyn Hip Hòa nguyên đất nông nghip huyn Hip Hòa

- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thuỷ văn.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tình hình dân số, lao động, dịch vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi,...).

- Đánh giá những thuận lợi và hạn chế trong sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện.

2.3.2 Thc trng phát trin ngành nông nghip huyn Hip Hòa

- Ngành nông nghiệp: đánh giá tình hình phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi trong vài năm gần đây.

2.3.3 Điu tra xác định các loi hình s dng đất sn xut nông nghip đại din

3 tiu vùng và các loi hình đất sn xut nông nghip ca huyn.

- Điều tra các loại hình sử dụng đất chính theo từng tiểu vùng, sau đó tổng hợp các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện

- Mô tả các loại hình sử dụng đất: công thức luân canh, diện tích, phân bố ở địa hình nào, điều kiện tưới tiêu, các loại cây trồng trong LUT (giống, năng suất, sản lượng)…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

2.3.4 Đánh giá hiu qu ca các loi hình s dng đất

- Đánh giá hiệu quả về kinh tế của các loại hình sử dụng đất. - Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất. - Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất.

2.3.5. Đề xut hướng s dng đất hiu qu và bn vng cho sn xut nông nghip và các gii pháp cho s dng đất trong vùng nghiên cu. nghip và các gii pháp cho s dng đất trong vùng nghiên cu.

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp chn đim nghiên cu

- Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Những xã được chọn là những xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp hàng hóa khác nhau, đại diện cho các vùng sinh thái của huyện.

- Chọn hộđiều tra: Hộđược chọn điều tra với tiêu chí là các hộ có trồng với diện tích khá lớn một trong các loại cây trồng phổ biến của huyện.

Đểđảm bảo tính khách quan của đề tài trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất và dựa vào địa hình của huyện chúng tôi tiến hành phân làm 3 tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng 1 (vùng Thượng huyện): Có địa hình cao hơn so với các vùng khác trong huyện. Đất đai vùng này chủ yếu là các nhóm đất hình thành trên phù sa cổ nhưđất bạc màu trên phù sa cổ và đất nâu vàng trên phù sa cổ. Đất nghèo dinh dưỡng, hay bị khô hạn. Xã đại diện nghiên cứu là xã Thanh Vân.

- Tiểu vùng 2 (vùng Trung huyện): Có địa hình vàn cao và vàn. Đặc điểm của đất ở vùng này là có hàm lượng mùn trung bình đến khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu khá, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau, có giá trị kinh tế cao. Xã đại diện nghiên cứu là xã Thường Thắng.

- Tiểu vùng 3 (vùng Hạ huyện): Có địa hình thấp, vàn thấp và trũng. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, độ chua pH từ 4,0 - 5,3, lân dễ tiêu nghèo. Xã đại diện nghiên cứu là xã Xuân Cẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

2.4.2 Phương pháp điu tra thu thp tài liu, s liu

- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ trung ương đến huyện, xã như: Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp bộ Nông nghiệp & PTNT; viện quy hoạch bộ Tài nguyên & Môi trường, khoa Tài nguyên & Môi trường ĐHNNHN, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bắc Giang, Phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp - kinh tế; UBND các xã.

- Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ trực tiếp thông qua các bộ câu hỏi có sẵn. Tiến hành phỏng vấn điển hình với số lượng 150 phiếu với 3 tiểu vùng: Tiểu vùng 1 với 50 phiếu, tiểu vùng 2 với 50 phiếu, tiểu vùng 3 với 50 phiếu.

2.4.3. Phương pháp đánh giá kh năng bn vng ca các loi hình s dng đất da trên cơ sđịnh tính theo 3 tiêu chí da trên cơ sđịnh tính theo 3 tiêu chí

- Bền vững về kinh tế: Có hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận (dựa trên cơ sởđánh giá hiệu quả kinh tế, thu nhập trên công lao động và hiệu quả

đồng vốn).

Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên 1 ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT), sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụđược tạo ra trong một thời kỳ nhất định.

+ Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và CPTG, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

+ Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG, đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ), quy đổi bao gồm: GTSX/công LĐ; GTGT/công LĐ; thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng loại cây trồng, nhằm so sánh chi phí cơ hội của từng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

người lao động.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội.

+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha)

+ Giá trị sản xuất trên công lao động (GTSX/công LĐ) và giá trị gia tăng trên công lao động (GTGT/công LĐ)

+ Đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Đánh giá hiệu quả môi trường: Xác định cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp.

- Bền vững về môi trường: Độ che phủ tối thiểu đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%); đa dạng sinh học; duy trì, cải thiện được độ phì nhiêu của đất sản xuất nông nghiệp đảm bảo cho mục tiêu sản xuất lâu dài theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các nông dân sản xuất giỏi trong huyện về vấn đề sử dụng đất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Chương 3

KT QU VÀ THO LUN 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Hoà

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hiệp Hòa là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục Quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi Thái Nguyên), cách thành phố Bắc Giang 30 km, cách Hà Nội 60 km, có tổng diện tích đất tự nhiên là 20.305,98 ha (chiếm 5,25% diện tích toàn tỉnh). Nằm trong tọa độđịa lý: Từ 1050 52' 40" đến 10602'20" độ kinh Đông, từ 210 13' 20" đến 210 26' 10" vĩđộ Bắc.

Ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên;

- Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang; - Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Vị trí địa lý huyện Hiệp Hòa khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang, có mạng lưới giao thông chính hợp lý (một tuyến đường quốc lộ, có cầu Vát bắc qua sông Cầu về thành phố Hà Nội lên thành phố Thái Nguyên, ba tuyến đường tỉnh lộ và có sông Cầu bao quanh phía Tây và phía Nam) tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên…

Trung tâm huyện Hiệp Hòa là thị trấn Thắng, vốn là một thị trấn có từ lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, ngoài ra Hiệp Hòa còn có An toàn khu cách mạng Hoàng Vân ven sông Cầu trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Với vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thông đầy đủ thủy bộ, đặc biệt từ khi khai thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, nâng cấp quốc lộ 1A và quốc lộ 1B Hà Nội đi Lạng Sơn, quốc lộ 37 đi thành phố Thái Nguyên huyện Hiệp Hòa lại càng có thêm vị thếđể nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ mới tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên trước xu thế chuyển đổi sang kinh tế thị trường mạnh như hiện nay cũng sẽ tạo ra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)