L ỜI CẢM ƠN
3.4.4. Lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững trên địa bàn huyện
Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các LUT có hiệu quả kinh tế cao, kết hợp với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, chúng tôi tiến hành đánh giá định tính tổng hợp đối với các loại hình sử dụng đất trên từng dạng địa hình tương đối của từng tiểu vùng. Các chỉ tiêu được sử dụng đánh giá cụ thể như sau:
Bảng 3.13: Phân cấp chỉ tiêu đánh hiệu quả của các loại hình sử dụng đất
TT Chỉ tiêu Cao (A) Trung
bình (B) Thấp (C) 1 Kinh tế GTGT (tr.đồng/ha) > 100 80-100 < 80 2 Xã hội
- Thu hút lao động (công) > 900 800-900 < 800 - Giá trị ngày công lao động (1000đ) > 90 70-90 < 70 - Khả năng tiêu thụ sản phẩm > 80% 70 - 80 % < 70%
3 Môi trường
- Khả năng che phủ % cải tạo đất > 60% 40 – 60% < 40% - Mức độ sử dụng phân bón & TBVTV Ít Trung bình Cao
Dựa vào mức độ phân cấp ở trên cùng với kết quảđánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, chúng tôi tiến hành đánh giá tổng hợp mức độ hiệu quả các LUT. Kết quảđược thể hiện ở bảng như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Bảng 3.14: Đánh giá khả năng sử dụng bền vững các loại hình sử dụng đất TT LUT Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường Khả năng SDBV Vùng 1
1 LUT Chuyên lúa C C B C
2 LUT Lúa - Màu B A A A
3 LUT Chuyên màu A A B A
4 LUT cây ăn quả C C B C
Vùng 2
1 LUT Chuyên lúa B C B B
2 LUT Lúa - Màu A A A A
3 LUT cây ăn quả C C B C
Vùng 3
1 LUT Chuyên lúa B C B B
2 LUT Lúa - Màu A B A A
3 LUT Chuyên màu B B B B
4 LUT cây ăn quả C C B C
5 LUT Chuyên cá A B B B
Nhận xét chung: Từ kết quả các chỉ tiêu đánh giá cho thấy điều kiện đất đai khí hậu khá phù hợp với các loại cây trồng, đem lại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện là khá cao, có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất theo hướng bền vững. Đa số các loại cây hoa màu, cây công nghiệp đều cho hiệu quả cao.
Đối với từng vùng sản xuất thì mức độ sản xuất bền vững của các LUT cụ thể như sau:
- Vùng 1: Các LUT được đánh giá là sử dụng bền vững nhất bao gồm: LUT Lúa - màu với 2 kiểu sử dụng đất chính là Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây; Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang và LUT chuyên màu với 1 kiểu sử dụng đất chính là Bí xanh - Cà chua - Dưa chuột. Cây trồng chủđạo của vùng là Lúa, Ngô và các loại rau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73
Lúa - màu với 3 kiểu sử dụng đất chính là Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc; Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu - Rau đông; Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu - Khoai tây và LUT cây ăn quả với kiểu sử dụng đất là cây Bưởi diễn - Đây là kiểu sử dụng đất phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng ở vùng 2, cho hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Do vậy, trong tương lai cần phát triển kiểu sử dụng đất này. Cây trồng chủđạo của vùng là Lúa, Ngô, Khoai tây, Lạc và cây ăn quả.
- Vùng 3: Các LUT được đánh giá là sử dụng bền vững nhất bao gồm: Lúa - màu với 3 kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu - Khoai tây, Khoai lang - Lúa - Khoai lang, Lúa xuân - Đậu tương hè - Ngô thu đông - Khoai tây và LUT chuyên màu. Các kiểu sử dụng đất chuyên màu là thế mạnh sản xuất của vùng. Do vậy, trong tương lai cần có những phương án quy hoạch phát triển thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các kiểu sử dụng đất này. Cây trồng chủ đạo của vùng là Lúa, Khoai tây và các loại rau.
Trên góc độđánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp toàn huyện thì mức độ sản xuất bền vững của các LUT cụ thể như sau:
- Đối với LUT chuyên lúa: Được xác định là LUT có khả năng sử dụng bền vững ở mức độ trung bình. Trong tương lai, vẫn tiếp tục đầu tư phát triển LUT này, ngoài ra, cần đưa các giống cây trồng cho năng suất và chất lượng cao vào sản xuất góp phần đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của huyện.
- Đối với LUT Lúa - màu: Đây là LUT có khả năng sử dụng bền vững ở mức cao nhất trên địa bàn huyện Hiệp Hoà. Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thì nó còn mang lại nhiều lợi ích cho môi trường đất, nước. Sự luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn đã góp phần thay đổi môi trường đất từ yếm khí sang háo khí sau 2 vụ trồng lúa làm cho việc phân giải chất hữu cơ tốt hơn, tăng cường cải thiện chếđộ khí cho đất, đặc biệt là các cây trồng công nghiệp ngắn ngày nhưđậu tương, lạc.
- Đối với LUT chuyên màu: Đây là LUT đạt khả năng sử dụng bền vững ở mức độ khá cao. Bao gồm các cây có giá trị hàng hoá cao như su hào, cải bắp, rau, dưa chuột, bí xanh... được trồng quanh năm, hệ số sử dụng rất cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới cần hạn chế việc sử dụng vượt tiêu chuẩn các hàm lượng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm nông sản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74
- Đối với LUT cây ăn quả: Đây là LUT có khả năng sử dụng bền vững trên địa bàn là thấp. Nguyên nhân là do hệ thống cây ăn quả có khả năng thích nghi với tính chất thổ nhưỡng của vùng chưa cao dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao.
- Đối với LUT chuyên cá: Là LUT có khả năng sử dụng bền vững ở mức trung bình. LUT này mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước là khá lớn nếu không nuôi trồng thuỷ sản theo đúng quy trình kỹ thuật. Do vậy, để nâng cao khả năng sử dụng của LUT thì trong giai đoạn tới, cần phải hướng dẫn, tập huấn cho người dân về quy trình kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản.
Như vậy, hầu hết các LUT đều có khả năng sử dụng bền vững trong tương lai tại tất cả các vùng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, riêng LUT cây ăn quả chúng ta cần nghiên cứu đưa các giống cây ăn quả mới thích hợp với điều kiện đất đai của từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của LUT này.
Để phát huy hết tiềm năng thì trong định hướng sử dụng đất của huyện cần quan tâm tới việc thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các loại cây trồng hàng hóa cần được đưa vào sản xuất nhiều hơn nữa. Cơ cấu cây trồng 3 vụ cần được quan tâm phát triển vì đây là loại hình sử dụng đất bền vững. Việc luân canh các cây lương thực và cây màu cần áp dụng đểđảm bảo yêu cầu bảo vệ cải tạo đất. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV. Đối với vùng nuôi trồng thủy sản cần có biện pháp đầu tư cơ sở hạ tầng để có thể nuôi trồng theo phương thức thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.