0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG (Trang 26 -26 )

L ỜI CẢM ƠN

1.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Hiện nay trên thế giới, xu thế phát triển chung của các nước là hướng tới một nền kinh tế mà sản xuất công nghiệp là chủ đạo. Tuy nhiên, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của tất cả các nước. Do vậy sản xuất nông nghiệp luôn được duy trì và phát triển. Sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người và đồng thời cũng là nguồn thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

nhập đáng kể của các nước đang phát triển và kém phát triển. Mức độ sử dụng đất có thể trồng trọt được ở các khu vực trên thế giới cũng rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi khu vực.

Từ những năm 1980, Hiệp hội quốc tế các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên môi trường (IUCN), tổ chức FAO và chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã khởi xướng chương trình toàn cầu về bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu duy trì các nguồn gen, bảo vệ sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được. Thế giới đang trải qua “thập kỷ nhận thức về môi trường” (1971 - 1981) và “thập kỷ hành động” (1981 - 1991). Bảo vệ môi trường trở thành chiến lược toàn cầu và chiến lược của mỗi quốc gia. Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là sử dụng khoa học và hợp lý. Trong thực tế do quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử dụng đất còn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đai đang bị thoái hóa, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. Những diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó con người phải mở mang thêm diện tích đất canh tác trên các vùng không thích hợp. Hậu quả đã gây ra quá trình thoái hóa rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng.

Trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2. Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6%). Diện tích đất nông nghiệp giảm liên tục về số lượng và chất lượng. Ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hóa do những hành động của con người gây ra (Vũ Thị Phương Thuỵ và Đỗ Văn Viện, 1996).

Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỷ ha; còn lại phần đa là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Qui mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người trên toàn thế giới là 12.000m2, trong đó ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Mỹ 20.000m2, ở Bungari 7.000m2, ở Nhật Bản 650m2. Theo báocáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam Á bình quân đất canh tác trên đầu người của các nước như sau: Indonesia 0,12 ha; Malaysia 0,27 ha; Philipin 0,13 ha; Thái Lan 0,42 ha; Việt Nam 0,1 ha (Nguyễn Đình Bồng, 1995).

Báo cáo của Viện tài nguyên thế giới cho thấy gần 20% diện tích đất đai châu Á bị suy thoái do những hoạt động của con người. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất thông qua quá trình thâm

canh tăng vụđã phá hủy cấu trúc đất, xói mòn và suy kiệt dinh dưỡng. Đểđảm bảo đủ dinh dưỡng, đất không bị suy thoái thì N, P là hai yếu tố cần

phải được bổ sung thường xuyên. Trong quá trình sử dụng đất do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hóa đất như vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có dinh dưỡng kém lại không luân canh với cây họ đậu. Bên cạnh đó sự suy thoái đất còn liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung chủ yếu vào trồng cây lương thực như vậy gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất. Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn đến việc sử dụng phân bón hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều gây ảnh hưởng tới môi trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG (Trang 26 -26 )

×