Đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất theo tiểu vùng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 63)

L ỜI CẢM ƠN

3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất theo tiểu vùng

Hiệu quả kinh tế của một loại hình sử dụng đất là một trong những tiêu chí quan trọng đểđánh giá sự phát triển bền vững của nó trong sự phát triển chung của cả ngành kinh tế. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng. Đánh giá hiệu quả kinh tế là một trong những cơ sởđể giải quyết sự cạnh tranh của nhiều loại cây trồng trên một vùng đất. Tuy nhiên, tuỳ từng vùng, tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển của từng giai đoạn mà dùng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế khác nhau, từđó lựa chọn ra các loại cây trồng phù hợp nhất cho vùng đó. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

Tổng hợp từ kết quả điều tra, chúng tôi tính toán được hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của các vùng trên địa bàn huyện như sau:

- Vùng 1: Vùng 1 có 11 kiểu sử dụng đất với nhiều công thức luân canh khác nhau. Điển hình là loại hình sử dụng đất: Lúa xuân - Lúa mùa, Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông, Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây, Lúa xân - Lúa mùa - Khoai lang và Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông.

Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 1 được tổng hợp trong bảng số liệu sau: Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 1 Đơn vị tính: 1000 đồng/ha TT Lodạụi hình sng đất ử Kiểu sử dụng đất Tính trên 1 ha GTSX CPTG GTGT HQĐV I Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 68.497,00 19.230,00 49.267,00 3,56

II Lúa - Màu

Lúa xuân - Lúa mùa -

Ngô đông 88.207,75 27.730,00 60.477,75 3,18 Lúa xuân - Lúa mùa -

Lạc 99.347,49 31.610,00 67.737,49 3,14

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Khoai tây

Lúa xuân - Lúa mùa -

Khoai lang 107.525,00 33.560,00 73.965,00 3,20 Lúa xuân - Lúa mùa -

Rau đông 99.952,00 31.450,00 68.502,00 3,18 Lúa xuân - Lúa mùa -

đậu tương 99.297,00 25.430,00 73.867,00 3,90 Lạc xuân - Lúa mùa -

Ngô đông 83.080,00 30.090,00 52.990,00 2,76

III Chuyên màu

Bí xanh - Cà chua - Dưa chuột 103.000,00 38.493,00 64.507,00 2,68 IV Cây ăn quả Vải thiều 28.209,24 8.440,00 19.769,24 3,34 Nhãn 28.777,25 6.752,00 22.025,25 4,26 Na 51.724,14 9.284,00 42.440,14 5,57

Qua bảng kết quả trên cho thấy các kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây, Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang, Bí xanh - Cà chua - Dưa chuột và Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông là những kiểu sử dụng đất mang lại giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác cao nhất, đồng thời cũng đòi hỏi chi phí trung gian cao hơn so với các công thức luân canh còn lại. Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây mang lại giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cao nhất vùng với 109.466,5 nghìn đồng/ha gấp 1,50 lần chuyên trồng lúa (68.497 nghìn đồng/ha). Kiểu sử dụng đất mang lại giá trị sản xuất và giá trị gia tăng thấp nhất là trồng cây vải thiều với 28.209,24 nghìn đồng/ha và lúa xuân – lúa mùa với 68.497 nghìn đồng/ha.

Trong các hệ thống sử dụng đất trên thì sản phẩm nông nghiệp chủ lực là: Lúa, ngô, khoai tây, khoai lang, cà chua, dưa chuột… Đây là những loại cây trồng có nhiều thế mạnh trong vùng, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa là những sản phẩm có giá trị hàng hoá cao. Nếu mở rộng được diện tích gieo trồng sẽ là tiềm năng lớn thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho người dân. Cây bí xanh, cà chua và dưa chuột là những cây trồng nhiều thuận lợi cả về tính chất đất đai, khả năng cung cấp nước tưới, khả năng đầu tư và việc bảo quản nên cho hiệu quả cao hơn cả. Tuy nhiên, diện tích đất trồng các loại cây trồng này còn chưa nhiều, trong tương lai cần mở rộng phát triển sản phẩm này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

- Vùng 2: Vùng 2 có 3 loại hình sử dụng đất với 14 kiểu sử dụng đất với nhiều công thức luân canh khác nhau. Điển hình là các kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - Lúa mùa, Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông, Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc, Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây, Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông và Khoai lang - Lúa - Khoai lang.

Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 2 được tổng hợp trong bảng số liệu sau: Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 2 Đơn vị tính: 1000 đồng/ha TT Lodại hình sử ụng đất Kiểu sử dụng đất Tính trên 1 ha GTSX CPTG GTGT HQĐV I Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 70.934,5 19.230,0 51.704,5 3,69

II Lúa - Màu

Lúa xuân - Lúa mùa

- Ngô đông 90.709,6 27.730,0 62.979,6 3,27

Lúa xuân - Lúa mùa

- Lạc 102.980,7 31.610,0 71.370,7 3,26

Lúa xuân - Lúa mùa

- Khoai tây 112.542,0 35.180,0 77.362,0 3,20

Lúa xuân - Lúa mùa

- Rau đông 93.343,8 31.450,0 61.893,8 2,97 Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu - Rau đông 124.535,4 40.470,0 84.065,4 3,08 Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu - Khoai tây 143.733,5 44.200,0 99.533,5 3,25

Khoai lang - Lúa -

Khoai lang 111.491,8 24.550,0 86.941,8 4,54

Lạc xuân - Lúa mùa

- Ngô đông 84.815,3 30.090,0 54.725,3 2,82

Lạc xuân - Lúa mùa

- Khoai tây 106.647,7 37.540,0 69.107,7 2,84 III Cây ăn quả Vải thiều 28.262,0 8.440,0 19.822,0 3,35 Nhãn 28.905,1 6.752,0 22.153,1 4,28 Na 52.413,8 8.355,6 44.058,2 6,27 Bưởi diễn 72.727,3 7.764,8 64.962,5 9,37

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Qua bảng kết quả trên ta thấy:

- LUT chuyên lúa có một kiểu sử dụng đất là Lúa xuân - Lúa mùa với GTSX/ha đạt 70.934,5 nghìn đồng/ha, GTGT/ha đạt 51.704,5 nghìn đồng/ha, hiệu quảđồng vốn đạt khá với 3,69.

- LUT Lúa - màu có 9 kiểu sử dụng đất. Trong đó, kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu - Khoai tây mang lại GTSX/ha cao nhất với 143.733,5 nghìn đồng /ha, GTGT/ha đạt 99.533,5 nghìn đồng/ha, tiếp đến là kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu - Rau đông với GTSX/ha đạt 124.535,4 nghìn đồng/ha, tuy nhiên CPTG lại khá cao với 40.470 nghìn đồng/ha cho nên GTGT/ha đạt 84.065,4 nghìn đồng/ha thấp hơn kiểu sử dụng đất Khoai lang - Lúa - Khoai lang (86,941,8 nghìn đồng/ha). Các kiểu sử dụng đất mang lại giá trị gia tăng khá cao đó là: Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây với 77.362,0 nghìn đồng/ha; Khoai lang - Lúa - Khoai lang với 86.941,8 nghìn đồng/ha, Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc với 71.370,7 nghìn đồng/ha, Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây với 69.107,7 nghìn đồng/ha.

- LUT cây ăn quả: Các cây ăn quảđược trồng chủ yếu trong vùng đó là Vải thiều, Nhãn, Na, Bưởi diễn. Trong đó thì giá trị sản xuất cũng như giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác của kiểu sử dụng đất trồng bưởi diễn là cao nhất với chi phí trung gian không quá cao, GTGT/ha đạt 64.962,5 nghìn đồng/ha, cao gấp 3,27 lần so với trồng cây Vải thiều, hiệu quả đồng vốn đạt cao nhất (9,37). Do vậy, trong tương lai cần có phương án quy hoạch phát triển mở rộng diện tích cây Bưởi diễn trong vùng.

Như vậy, các kiểu sử dụng đất được xác định là mang lại hiệu quả kinh tế cao trong vùng Trung huyện là: Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu - Khoai tây, Khoai lang - Lúa - Khoai lang, Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu - Rau đông, Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây, Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc và LUT cây ăn quả - Bưởi diễn.

- Vùng 3: Vùng 3 có 5 loại hình sử dụng đất với 18 kiểu sử dụng đất với nhiều công thức luân canh khác nhau. Điển hình là loại hình sử dụng đất: Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông, Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây, Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc, Khoai lang - Lúa - Khoai lang, Lúa xuân - Lúa mùa, Lúa xuân - Đậu tương hè - Ngô thu đông - Khoai tây.

Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 3 được tổng hợp trong bảng số liệu sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 3 Đơn vị tính: 1000 đồng/ha TT Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Tính trên 1 ha GTSX CPTG GTGT HQĐV I Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 69.842,5 15.384,0 54.458,5 3,63

II Lúa - Màu

Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 89.453,6 27.730,0 61.723,6 3,23

Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc 101.060,2 31.610,0 69.450,2 3,20

Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 113.747,7 35.180,0 78.567,7 3,23

Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông 94.583,4 31.450,0 63.133,4 3,01

Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông 83.374,3 30.090,0 53.284,3 2,77

Lúa xuân - Đậu tương hè - Ngô thu

đông - Khoai tây 132.217,2 40.320,0 91.897,2 3,28

Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu -

Khoai tây 143.823,8 44.200,0 99.623,8 3,25

Khoai lang - Lúa - Khoai lang 130.912,1 24.550,0 106.362,1 5,33

III Chuyên màu

Bí xanh - Đậu tương hè - Rau

thu đông 87.512,0 30.290,0 57.222,0 2,89

Hành tỏi - Cà Chua - Bắp cải 101.842,0 30.502,0 71.340,0 3,34

Đậu xanh - Đậu cô ve - Su hào 104.799,0 29.892,0 74.907,0 3,51

Lạc - Rau 99.854,3 30.654,5 69.199,8 3,26

Bí xanh - Cà chua - Su hào 101.598,7 31.685,5 69.913,2 3,21

IV Cây ăn quả Vải thiều 27.247,6 9.284,0 17.963,6 2,93

Nhãn 28.905,1 9.748,2 19.156,9 2,97

Na 52.413,8 10.918,0 41.495,8 4,80

V Chuyên cá 109.760,0 24.760,0 85.000,0 4,43

Qua bảng kết quả trên ta thấy:

- LUT chuyên lúa có một kiểu sử dụng đất là Lúa xuân - Lúa mùa với GTSX/ha đạt 69.842,5 nghìn đồng/ha, GTGT/ha đạt 54.458,5 nghìn đồng/ha, hiệu quảđồng vốn đạt khá cao với 3,63.

- LUT Lúa - Màu có 8 kiểu sử dụng đất. Trong đó, kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu - Khoai tây mang lại GTSX/ha là cao nhất với 143.823,8 nghìn đồng/ha, tuy nhiên do CPTG cao nên GTGT/ha đạt 99.623,8 nghìn đồng/ha, thấp hơn kiểu sử dụng đất Khoai lang - Lúa - Khoai lang (106,362,1 nghìn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

đống/ha) và hiệu quảđồng vốn của kiểu sử dụng đất Khoai lang - Lúa - Khoai lang đạt cao nhất là 5,33. Các kiểu sử dụng đất có GTGT/ha khá cao đó là: Lúa xuân - Đậu tương hè - Ngô thu đông - Khoai tây đạt 91.897,2 nghìn đồng/ha, Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đạt 78.567,7 nghìn đồng/ha, Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc đạt 69.450,2 nghìn đồng/ha.

- LUT chuyên màu: Loại hình sử dụng đất chuyên màu có 5 kiểu sử dụng đất. Giá trị kinh tế của các kiểu sử dụng đất mang lại khá cao. Trong đó, kiểu sử dụng đất có GTSX/ha cao nhất là Đậu xanh - Đậu cô ve - Su hào với 104.799 nghìn đồng/ha, GTGT/ha đạt 74.907 nghìn đồng/ha, tiếp đến là kiểu sử dụng đất Hành tỏi - Cà chua - Bắp cải và Bí xanh - Cà chua - Su hào với GTGT/ha lần lượt đạt là 101.842 nghìn đồng/ha và 101.598,7 nghìn đồng/ha.

Đây là vùng có diện tích đất chuyên trồng cây màu lớn nhất trong huyện và các cây màu chính là lợi thế của vùng. Do vậy, trong tương lai cần có phương án nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm cây màu, phát triển các loại cây màu một cách bền vững nhất.

- LUT cây ăn quả: Các loại cây ăn quả chủ yếu là Vải thiều, Nhãn, Na. Hiệu quả kinh tế mang lại của các loại cây ăn quả không cao do năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm không cao. Giá trị sản xuất bình quân trên một héc ta đất canh tác chỉđạt 28.641,9 nghìn đồng.

- LUT chuyên cá: Các loại cá được nuôi trồng chủ yếu là trắm, trôi, mè, rô phi,… Giá trị sản xuất trên một héc ta đất canh tác đạt 109.760 nghìn đống/ha và GTGT/ha đạt 85.000 nghìn đồng/ha và hiệu quả đồng vốn đạt khá cao 4,43. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh nó khi phát triển sản phẩm này thì khả năng rủi ro cao, do yêu cầu về vốn, kỹ thuật nuôi phức tạp, nếu như cá bị bệnh hoặc trượt giá thì sẽ gây thiệt hại khá lớn cho người dân. Mặt khác, hệ thống tiêu thoát nước cho vùng khi vào mùa mưa bão lớn chưa được đảm bảo nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của vùng.

Như vậy, các kiểu sử dụng đất được xác định là mang lại hiệu quả kinh tế cao trong vùng Hạ huyện là: Lúa xuân - Đậu tương hè - Lạc thu - Khoai tây, Khoai lang - Lúa - Khoai lang, Lúa xuân - Đậu tương hè - Ngô thu đông - Khoai tây, Đậu xanh - Đậu cô ve - Su hào, Hành tỏi - Cà chua - Bắp cải, Bí xanh - Cà chua - Su hào và chuyên cá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

vùng nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, mỗi vùng có một thế mạnh riêng vềđiều kiện tự nhiên, địa hình để phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng mang đặc tính của vùng. Qua đó cần phải kết hợp hình thành các vùng sản xuất theo nhu cầu của thị trường như: Nông sản hàng hóa, vùng sản xuất rau sạch, vùng nuôi trồng thuỷ sản. Song bên cạnh đó loại hình sử dụng đất nào mạng lại hiệu quả kinh tế cần duy trì mở rộng.

Để so sánh hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất trên các vùng chúng tôi tiến hành tổng hợp hiệu quả kinh tế bình quân theo các LUT trên các vùng cụ thể như sau:

Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế bình quân của các LUT trên các vùng

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

STT Hạng mục GTSX Tính trên 1 ha CPTG GTGT HQĐV

I LUT chuyên lúa

Bình quân chung 69.758,0 17.948,0 51.810,0 3,89

Vùng 1 68.497,0 19.230,0 49.267,0 3,56

Vùng 2 70.934,5 19.230,0 51.704,5 3,69

Vùng 3 69.842,5 15.384,0 54.458,5 3,63

II LUT Lúa - Màu

Bình quân chung 102.949,2 32.004,2 70.945,0 3,22

Vùng 1 98.692,5 31.278,8 67.413,7 3,16

Vùng 2 102.097,9 32.002,5 70.095,4 3,19

Vùng 3 108.057,1 32.731,2 75.325,9 3,30

III LUT chuyên màu

Bình quân chung 100.401,4 35.247,7 67.301,2 2,85 Vùng 1 103.000,0 38.493,0 64.507,0 2,68 Vùng 3 97.802,8 32.002,5 70.095,4 3,06 IV LUT cây ăn quả Bình quân chung 36.220,7 8.557,1 27.663,6 4,23 Vùng 1 29.061,5 8.263,5 20.797,9 3,52 Vùng 2 50.958,7 7.981,6 42.977,1 6,38

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)