Đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 77)

L ỜI CẢM ƠN

3.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường, đòi hỏi phải có số liệu phân tích các mẫu đất, nước và nông sản phẩm và những so sánh với tiêu chuẩn trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin được đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như sau:

- Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất hiện tại, đó là khả năng che phủ cho đất và khả năng cải tạo của hệ thống cây trồng. Khả năng che phủ của cây trồng giúp giữđộẩm cho đất.

- Mức đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến môi trưòng.

- Nhận định chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đối với đất.

- Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, tăng năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng bằng biện pháp thâm canh, bón phân một cách hợp lý, cân đối có thểổn định và nâng cao độ phì nhiêu cho đất do không làm cây trồng phải khai thác kiệt quệ các chất dinh dưỡng của đất, góp phần cải thiện tính chất vật lý của nước và của đất.

Theo PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải ( 2000), một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K. Việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, thay thế các lội phân hữu cơ bằng phân bón hoá học, thay công làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh bằng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước. Trong việc sử dụng phân bón hoá học thì người nông dân lại quan tâm nhiều hơn đến sử dụng phân đạm mà ít quan tâm đến việc sử dụng cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali và các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

nguyên tố vi lượng. Để sử dụng một cách khoa học và tránh lãng phí thì cần phải có những hiểu biết nhất định về các định luật bón phân: định luật tối thiểu, định luật tối đa, định luật trả lại, định luật cân đối dinh dưỡng và định luật về hiệu suất sử dụng phân bón.

Trong quá trình điều tra trên địa bàn huyện và tìm hiểu tiêu chuẩn bón phân cân đối, hợp lý của một số kiểu sử dụng đất chính nên những nhận xét của chúng tôi chưa phản ánh một cách đầy đủ thực trạng sử dụng phân bón trên địa bàn huyện. Song, chúng tôi muốn đưa ra một số nhận xét chung nhất về tình hình sử dụng phân bón để có những giải pháp phù hợp cho định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững trong giai đoạn tới:

- Mức độđầu tư phân bón cho các loại cây lương thực là ở mức bình thường nhưng các loại rau màu là cao hơn. Nguồn đạm chủ yếu là từ phân urê, lân chủ yếu từ supe lân, kali chủ yếu là từ Kali clrua.

- Tỷ lệ bón phân N:P:K theo yêu cầu thông thường phải đạt 1:0,5: 0,3 nhưng người nông dân ở đây đang sử dụng là 1:0,46:0,25. Mức bón chung ở Việt Nam hiện nay là 1:0,3:0,1. Mức bón ở các nước đang phát triển có tỷ lệ là 1:0,6:0,5. Như vậy, so với yêu cầu thông thường thì mức bón phân cho cây trồng ở huyện Hiệp Hoà là chưa được hợp lý.

- Việc cân đối giữa N:P:K cho mỗi loại cây trồng là khác nhau.Một số cây trồng được bón phân với lượng mất cân dối nghiêm trọng giữa N, P và K. Người nông dân bón rất ít lân và kali cho cây trồng vì thế đã gây ra ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thu dinh dưỡng của cây, đến năng suất cây trồng và đến môi trường.

- Các LUT Chuyên lúa, LUT Lúa – Màu, LUT Chuyên màu đều thích hợp với đất hiện tại, có khả năng cải tạo đất, trả lại đất phần tàn dư hữu cơ khá lớn. Mặt khác việc rút nước trồng màu, đã góp phần thay đổi môi trường đất từ yếm khí sang háo khí sau 2 vụ trồng lúa giúp cho việc phân giải chất hữu cơ tốt hơn, tăng cường cải thiện chếđộ không khí cho đất. Khả năng che phủ của LUT Lúa – Màu và LUT Chuyên màu, LUT chuyên lúa là khá cao. Vì thế, chúng ta cần phải phát huy diện tích các LUT này đặc biệt là LUT Lúa – Màu, đồng thời tuyển chọn giống có năng suất cao để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

Kết quảđiều tra về việc sử dụng phân bón trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 3.12: So sánh mức độđầu tư phân bón với tiêu chuẩn phân bón cân đối và hợp lý

TT Cây trồng

Kết quảđiều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn* N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) 1 Lúa xuân 127,9 94,5 24,8 4,5 120-130 80-90 30-60 8-10 2 Lúa mùa 118,5 85,1 24,1 4,5 80-100 50-60 0-30 6-8 3 Ngô đông 118,5 85,1 32,2 8,1 150-180 70-90 80-100 8-10 4 Khoai tây 127,9 102,1 40,2 4,5 120-150 50-60 120-150 20-25 5 Khoai lang 55,0 41,8 40,2 6,237 50 - 60 40 - 50 60 - 90 8 - 10 6 Lạc 61,6 113,4 13,2 7,2 20-30 60-90 30-60 7 Đậu tương 28,4 85,1 3,9 30-40 60 40-60 5-6 8 Bắp cải 118,5 98,0 49,8 6,3 180-200 80-90 110-120 25-30 9 Su hào 111,2 47,3 44,6 6,3 10 Cà chua 131,6 70,1 74,3 5,4 60-80 90-180 120-150 20-40 11 Đậu cô ve 144,8 84,0 46,4 5,4 12 Dưa chuột 131,6 92,3 66,4 13 Hành hoa 65,8 70,0 23,2 5,4 50-60 70-80 80-90 25-30 14 Bí xanh 131,6 90,2 66,5 8,1

(*) Theo tiêu chuẩn bón phân cân đối, hợp lý của Nguyễn Văn Bộ (2000)

So sánh mức bón phân thực tế trên địa bàn huyện với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý của Nguyễn Văn Bộ (2000) thì mức đầu tư phân bón cho loại các loại cây trồng trên địa bàn huyện không vượt quá tiêu chuẩn. Người dân đã tăng cường sử dụng phân hữu cơ cùng với việc bón phân hóa học cân đối, hợp lý theo đúng quy trình kỹ thuật nên ít gây ảnh hưởng đến môi trường, làm tăng độ màu mỡ cho đất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua điều tra cũng cho thấy người LUT Lúa – Màu, LUT Chuyên màu sử dụng nhiều thuốc BVTV hơn các LUT khác. Hầu hết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

cây trồng được phun thuốc BVTV ít nhất 1 lần/vụ, đặc biệt các loại rau như cà chua, bắp cải, su hào, dưa chuột phun khá nhiều 7 - 8 lần/vụ. Đây là những LUT có khả năng phát triển hàng hóa nên hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, tăng cường thuốc sinh học. Nhìn chung, người dân không quá lạm dụng thuốc BVTV, mức độ ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường là ít.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)