L ỜI CẢM ƠN
2.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Những xã được chọn là những xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp hàng hóa khác nhau, đại diện cho các vùng sinh thái của huyện.
- Chọn hộđiều tra: Hộđược chọn điều tra với tiêu chí là các hộ có trồng với diện tích khá lớn một trong các loại cây trồng phổ biến của huyện.
Đểđảm bảo tính khách quan của đề tài trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất và dựa vào địa hình của huyện chúng tôi tiến hành phân làm 3 tiểu vùng như sau:
- Tiểu vùng 1 (vùng Thượng huyện): Có địa hình cao hơn so với các vùng khác trong huyện. Đất đai vùng này chủ yếu là các nhóm đất hình thành trên phù sa cổ nhưđất bạc màu trên phù sa cổ và đất nâu vàng trên phù sa cổ. Đất nghèo dinh dưỡng, hay bị khô hạn. Xã đại diện nghiên cứu là xã Thanh Vân.
- Tiểu vùng 2 (vùng Trung huyện): Có địa hình vàn cao và vàn. Đặc điểm của đất ở vùng này là có hàm lượng mùn trung bình đến khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu khá, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau, có giá trị kinh tế cao. Xã đại diện nghiên cứu là xã Thường Thắng.
- Tiểu vùng 3 (vùng Hạ huyện): Có địa hình thấp, vàn thấp và trũng. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, độ chua pH từ 4,0 - 5,3, lân dễ tiêu nghèo. Xã đại diện nghiên cứu là xã Xuân Cẩm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27