0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG (Trang 28 -28 )

L ỜI CẢM ƠN

1.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, ở nước ta, trong tổng số 33,1 triệu hecta diện tích tự nhiên, có 26,23 triệu hecta đất nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp 10,13 triệu ha). Ở vùng đồng bằng (nhưđồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long), cơ cấu diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Nhưng ngược lại, ở vùng đồi núi (như trung du miền núi phía Bắc hay duyên hải miền Trung) thì đất nông nghiệp thường chiếm tỷ lệ thấp (Tổng cục quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên Môi trường, 2010).

Hiện nay, nhìn chung, việc sử dụng đất nông nghiệp của cả nước đang phát triển mạnh. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên, cùng với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

những kết quảđã đạt được, việc sử dụng đất nông nghiệp của ta còn một số vấn đề cần giải quyết như sau:

Việt Nam với khoảng 3/4 diện tích đất đai tự nhiên thuộc về miền núi và trung du, có địa hình phức tạp nên tài nguyên đất rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với số dân khoảng trên 86 triệu người thì nước ta đã trở thành quốc gia khan hiếm đất trên thế giới. Nếu tính bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thì Việt Nam là một trong những nước thấp nhất. Diện tích canh tác nông nghiệp của Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu vực Asean.

Tuy đất đã chật nhưng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam đến nay rất thấp và thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Đất nông nghiệp ngày càng bị thoái hóa, ô nhiễm và chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác. Đặc biệt, trong nhiều năm qua do nhận thức và hiểu biết về đất đai của người dân còn hạn chế nên đất đã bị lạm dụng và khai thác không hợp lý dẫn đến nhiều diện tích đất bị thoái hóa, hoang mạc hóa, làm mất đi từng phần hoặc toàn bộ tính năng sản xuất của đất. Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng giảm sút hàm lượng chất hữu cơ trong đất cùng với sự mất mát nhanh chóng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ở dạng vô cơ.

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, quá trình đô thị hóa đã gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Muốn cho nông dân và nông nghiệp nước ta phát triển được trong thời kỳ công nghiệp hoá, chúng ta phải tránh để mất đất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, quá trình mất đất nông nghiệp đang diễn ra rất nhanh. Nhiều cánh đồng màu mỡ nhất đã và đang bị biến mất, mà diện tích đất khai hoang thêm chưa chắc đã bù được diện tích đã bị mất đi.

Theo những điều tra gần đây nhất, diện tích đất trồng trọt cho nông nghiệp ngày càng giảm, mỗi năm chuyển khoảng 200 nghìn ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Vì thế, thời gian nông nhàn ngày càng tăng, tạo sức ép gay gắt về việc làm, thu nhập ở khu vực nông thôn. Sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới xã hội và việc làm của không ít hộ nông dân, đẩy hàng vạn lao động nông nghiệp vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Đất đai vùng ven sông lớn, ven biển, tại nhiều nơi ở miền núi có những trường hợp đã không kịp thời có chính sách giải quyết sớm, gây nên tình trạng “vô chủ” và “lắm chủ” hoặc tranh chấp có hại cho sản xuất, ảnh hưởng đến đoàn kết nông thôn. Việc sử dụng quỹđất công ở nhiều nơi chưa có sự quản lý tốt, vừa tạm bợ, vừa máy móc, kết quả sinh lợi kém, không thống nhất quy mô đất cũng đang gây ra nhiều tiêu cực trong quản lý và sử dụng. Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là sử dụng một cách khoa học và hợp lý. Vì vậy, vấn đề sử dụng quỹ đất nông nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trở thành một trong những mục tiêu bao trùm nhất của xã hội.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG (Trang 28 -28 )

×