XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÔNG QUA MA TRẬN SWOT
Từ việc phân tích ở trên, để có thể đánh giá một cách tổng quát hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Trung tâm Ngoại ngữ New Windows, tác giả tiến hành xây dựng ma trận SWOT như sau:
Những điểm mạnh cần phải phát huy của Trung tâm hiện nay là:
S1: Chất lượng giảng dạy, phục vụ tốt.
S2: Đa dạng các loại ngoại ngữ.
S3: Vị trí kinh doanh thuận lợi.
62
S5: Tỉ lệ lao động trình độ đại học trở lên cao.
S6: Quản trị nhân sự hiệu quả.
S7: Cơ cấu tổ chức phù hợp.
Những điểm yếu cần phải khắc phục của Trung tâm là:
W1: Chiêu thị còn yếu.
W2: Học phí khá cao.
W3: Tình hình tài chính yếu.
W4: Bãi đậu xe, phòng học chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
W5: Hệ thống thông tin.
Có nhiều cơ hội thuận lợi cho Trung tâm Ngoại ngữ New Windows, trong đó quan trọng nhất là:
O1: Chính trị ổn định – Nhà nước quan tâm đến đào tạo ngoại ngữ.
O2: Thu nhập bình quân đầu người tăng.
O3: Tiềm năng phát triển các chương trình dạy ngoại ngữ cao.
O4: Xu hướng đầu tư về Đồng bằng Sông Cửu Long.
O5: GDP tăng trưởng chậm – lạm phát được kiềm chế.
Tuy nhiên, sự phát triển của Trung tâm cũng chịu nhiều mối đe dọa như là:
T1: Mức độ cạnh tranh trong ngành cao.
T2: Mức học phí ngày càng tăng.
T3: Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
T4: Mối đe dọa gia nhập ngành cao.
T5: Sức ép từ nguồn vốn.
T6: Nguồn cung giáo viên hạn chế.
63
S W
O T
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
1. Chất lượng giảng dạy, phục vụ tốt
2. Đa dạng các loại ngoại ngữ 3. Vị trí kinh doanh thuận lợi 4. Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện
đại
5. Tỉ lệ lao động trình độ đại học trở lên cao
6. Quản trị nhân sự hiệu quả 7. Cơ cấu tổ chức phù hợp
1. Chiêu thị còn yếu 2. Học phí khá cao 3. Tình hình tài chính yếu 4. Bãi đậu xe, phòng học
chưa đáp ứng đủ nhu cầu
5. Hệ thống thông tin
Cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lựơc WO
1. Chính trị ổn định – Nhà nước quan tâm đến đào tạo ngoại ngữ
2. Thu nhập bình quân đầu người tăng
3. Tiềm năng phát triển các chương trình dạy ngoại ngữ cao
4. Xu hướng đầu tư về Đồng bằng Sông Cửu Long 5. GDP tăng trưởng chậm –
lạm phát được kiềm chế
1. S1, S2, S3, S4, S5, S6 + O1, O4,O5. Thâm nhập thị trường bằng những sản phẩm có chất lượng, giá cả phù hợp có khả năng cạnh tranh thông qua các công cụ marketing -> Chiến lược thâm nhập thị trường.
2. S1, S2, S5, S6, S7 + O1, O2, O3. Phát triển sản phẩm đa dạng theo nhu cầu khách hàng -> Chiến lược phát triển sản phẩm
1. W1, W2 + O2, O3, O4. Tăng cường các hoạt động chiêu thị hiệu quả, thu hút khách hàng thông qua các chương trình khuyến học - > Chiến lược tăng tính hiệu quả của hoạt động chiêu thị.
2. W3, W4, W5 + O2, O3, O4. Hợp tác với các tổ chức cung ứng tài chính nhằm tăng vốn đầu tư gải quyết nhu cầu về cơ sở vật chất, chiêu thị và hệ thống thông tin -> Chiến lược gia tăng vốn.
64
(Nguồn: tổng hợp từ ma trận IFE, EFE và nghiên cứu của tác giả)
Sau khi phân tích và kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong ma trận SWOT tác giả đề xuất một số chiến lược lựa chọn như sau :
Chiến lược thâm nhập thị trường là chiến lược dựa trên lợi thế về chất lượng và dịch vụ tiếp tục thu hút và chinh phục những khách hàng tiềm năng thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động marketing. Do đó, để thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường Trung tâm Ngoại ngữ New Windows cần thực hiện chiến lược marketing tập trung vào việc tăng sức mua thông qua các chương trình khuyến học, quảng cáo, phát triển dịch vụ phục vụ khách hàng,…
Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược tìm kiếm khả năng tăng trưởng thông qua việc phát triển mới các loại hình dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu khách hàng như: tăng thêm các khóa học ban ngày, mở các lớp học theo nhu cầu (học để lấy chồng, luyện thi chứng chỉ, học nhanh hơn để tiết kiệm thời gian học tập,…) với mức học phí rẻ hơn khóa đặc biệt. Bên cạnh đó, ngày càng đổi mới phong cách phục vụ theo thị hiếu của khách hàng.
Chiến lược tăng tính hiệu quả của hoạt động chiêu thị : là chiến lược cân đối giữa chi phí chiêu thị bỏ ra và hiệu quả mang lại, lựa chọn những hoạt động chiêu thị hiệu quả trong thời gian qua để tiếp tục thực hiện hoặc cải tiến
Đe doạ (T) Chiến lược ST Chiến lược WT
1. Mức độ cạnh tranh trong ngành cao 2. Mức học phí ngày càng tăng 3. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn
4. Mối đe dọa gia nhập ngành cao
5. Sức ép từ nguồn vốn 6. Nguồn cung giáo viên hạn chế
1. S1, S2, S4, S5, S6 + T1, T3, T4. Phát triển thị phần thông qua đáp ứng cao nhu cầu thị trường -> Chiến lược thâm nhập thị trường.
2. S1, S2, S5, S6, S7 + T1, T3, T4. Phát triển chiến lược marketing và tạo lòng trung thành nơi học viên -> Chiến lược giữ chân khách hàng.
1. W2, W4 + T1, T2, T3, T4.
Tìm kiếm loại hình phục vụ mới -> Chiến lược phát triển sản phẩm mới.
2. W1, W3, W4, W5 + T1, T5, T6. Hợp tác với các công ty, tổ chức cung ứng tài chính, lao động -> Chiến lược hội nhập về phía sau.
65
thành các hoạt động mới có tính hiệu quả cao hơn, chuyên nghiệp hơn. Thêm vào đó là các chương trình phù hợp với từng thời điểm trong năm, các chương trình đặc biệt trong những thời điểm khan hiếm tiềm năng.
Chiến lược hội nhập về phía sau nhằm giải quyết các vấn đề về nguồn vốn và lao động (giáo viên có chất lượng cao). Việc tăng nguồn vốn đầu tư giúp Trung tâm Ngoại ngữ New Windows giải quyết nhu cầu về cơ sở vật chất, chiêu thị và hệ thống thông tin. Chính vì thế, trong thời gian tới trung tâm cần liên kết với các công ty, tổ chức cung ứng tài chính, lao động để đảm bảo đầu tư cơ bản và nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm.
Chiến lược giữ chân khách hàng tập trung chủ yếu vào tâm lý học viên và tạo lòng tin nơi họ thông qua chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu và phục vụ chu đáo để khách hàng cảm thấy những gì họ đạt được xứng đáng với mức chi phí họ bỏ ra.
66