6. Các nhận xét khác (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý với đề tài và
3.2.5 Một số điểm dul ịch tại CầnThơ
3.2.5.1 Bến Ninh Kiều
Với ánh đèn rực rỡ, ngày đêm tấp nấp xe cộ, có bến tàu du lịch cùng tượng đài Bác Hồ hùng vỹ. Tất cả đã trở thành niềm tự hào của người dân Cần Thơ. Đến bến Ninh Kiều du khách có thể tham quan Chợ cổ Cần thơ. Gọi là Chợ cổ vì nó đã được xây dựng hơn trăm năm tuổi. Ngôi chợ được thiết kế vừa hiện đại, vừa cổ kính. Ngàynay chợ cổ Cần Thơ đặc sắc bởi cách bài trí, sự phong phú và đa dạng của các hàng lưu niệm. Ngoài việc phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch, nơi đây còn có các hàng quán đặc sản với món ăn hấp dẫn, độc đáo của miền đất phươngNam. Ngoài ra bến Ninh Kiều còn thu hút khách du lịch bởi du thuyền trên nước. Đây là một điều rất thú vị khi vừa
ngắm cảnh sông nước đẹp rực rỡ bởi sự phản chiếu của ánh đèn màu vừa thưởng thức món ăn đặc sản. Ngoài ra, còn có những chiếc du thuyền nhỏ để có thể phục vụ du khách.
3.2.5.2 Vườn cò Bằng Lăng
Khu vườn rộng hơn 2 ha với hơn 10 giống cò và trên 20 loại bạn cò, số lượng lên tới hàng chục ngàn con. Loài cò nhỏ có: cò ngà mỏ vàng, cò quắm,cò cá mỏ đen có biệt tài bắt cá. Loài lớn thì có cò ma, cò xanh, cò rằn, cò ruồi mỏ vàng. Vườn cò còn có các loại khác như còng cọc đen tuyền chân vịt, bạc má màu đen nhưng lớn hơn, còng cọc chân cao mỏ dài, … Ngoài ra vườn cò Bằng Lăng còn hấp dẫn du khách vì các dịch vụ ăn uống giá bình dân và cung cách phục vụ tận tình.
3.2.5.3 Làng du lịch Mỹ Khánh
Làng du lịch Mỹ Khánh là điểm du lịch hấp dẫn nhất vùng ĐBSCL, rộng hơn 4 ha, nằm giữa hai chợ nổi Cái Răng và Phong Điền thuận lợi cho giao thông cả đường thủy đường bộ, với diện tích hơn 50.000 m2 rất bề thế và thoáng mát đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng.
Với hơn 20 loại cây ăn trái đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long, các loại hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim, rùa, rắn, tôm,…Du khách sẽ được tận tay hái trái và thưởng thức những món ăn dân dã của miền sông nước Nam bộ như bánh xèo, bánh khọt, bắp nướng, gà nướng đất sét,…Ngoài ra còn có hoạt động câu cá thông qua đó du khách có thể tự mình chuẩn bị cho bữa tiệc của mình. Làng du lịch Mỹ Khánh không chỉ là nơi tái hiện của khung cảnh thiên nhiên vườn cây ăn trái đồng bằng mà còn là nơi diễn ra cảnh sinh hoạt quen thuộc của người dân ĐBSCL. Du khách sẽ được xem và thưởng thức rượu và làm bánh tráng theo cách làm nhân gian. Điểm nổi bật tại làng du lịch Mỹ Khánh là có hệ thống nhà nghỉ tiện nghi cho du khách nghỉ qua đêm, được xây dựng theo kiểu nhà sàn ở Tây Nguyên. Tại đây còn có cá hoạt động vui chơi, giải trí như câu cá sấu, tham gia lễ hội trái cây, đuaheo,… hoặc thử “ một ngày làm điền chủ’.
3.2.5.4 Nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy hay vườn lan Bình Thủy (vì trong nhà có vườn lan) là công trình kiến trúc văn hóa thuộc dạng cổ nhất ở miền Tây còn sót lại và hiện là địa điểm du lịch văn hóa về nguồn quen thuộc của mảnh đất phương Nam. Nhà thọ dòng họ Dương là công trình nằm trong quần thể kiến trúc được phân bố khá nhiều cặp sông Bình Thủy – làng Long Tuyền xưa. Cũng như nhiều kiến trúc tôn giáo, dân dụng của các bậc quyền quý ở Nam Bộ được xây dựng
lần đầu vào cuối thế kỷ XIX và hoàn chỉnh như hiện nay vào đầu thế kỷ XX. Nhà thờ dòng họ Dương là một trong những ngôi nhà cổ ở Nam Bộ còn lại tương đối nguyên vẹn, được các hậu duệ giữ gìn khá tốt; tuy không có chiều dài về thời gian, độ cao về không gian như đền tháp cổ nhưng ẩn chứa bên trong những phong tục tập quán, câu chuyện lý thú, giai thoại hấp dẫn về các nhân vật đã khai phá và sinh sống ở vùng đất mới này.
Đây là công trình kiến trúc có giá trị. Mặc dù được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng không nhỏ của nghệ thuật phương Tây nhưng vẫn không làm mất đi cái hồn dân tộc trong không gian thờ cúng, trong sử dụng hoa văn, họa tiết trang trí. Ở đây sự giao tiếp văn hóa Đông- Tây được chọn lọc, tiếp thu và vận dụng một cách tài tình, hợp lý, tạo cho di tích một phong cách riêng, sang trọng nhưng bình dị, gần giũ, tân kỳ mà không lạc lõng giữa khung cảnh làng quê yên ả.
3.2.5.5 Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm tham quan du lịch thú vị nhất ở Cần Thơ, là một nét văn hóa đặc sắc ở vùng ĐBSCL. Chợ nổi Cái Răng, thuộc quận Cái Răng, cách trung tâm TP. Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ, và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều. Chợ nằm cách cầu Cái Răng khoảng 500m chạy dọc theocon đường Võ Tánh đến kênh Ba Láng và hướng về huyện Phong Điền. Chợ nổi Cái Răng hình thành do nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa giữa bà con nông dân trong vùng; trải qua bao năm thăng trầm, chợ vẫn giữ nguyên bản sắc rất mộc mạc và đời thường của bà con. Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, từ tờmờ sáng đến khoảng 9giờ sáng thì tan dần, nhưng những hoạt động mua bán vẫn diễn ra suốt cả ngày. Thời gian lý tưởng nhất để tham quan chợ nổi là khoảng 5 giờ đến 8 giờ, đây là lúc chợ nhộn nhịp và sung túc nhất.
Đến với chợ nổi Cái Răng, du khách có thể thỏa mãn nhu cầu tham quan mua sắm của mình. Bên cạnh đó du khách còn có cơ hội thưởng thức các món ăn như một tô bún mắm thơmlừng, sau đó là một ly cà phê đậm đà ngay trên mặt sông, cuối cùng là thả hồn mình bồng bềnh cùng sông nước miền tây. Đây chắc chắn là một cảm giác thú vị khó phai.
3.2.5.6 Chợ nổi Phong Điển
Chợ nổi là Phong Điền là một chợ nổi để mua bán và trao đổi hàng hóa, một điểm tham quan hấp dẫn của sông nước miền Tây. Chợ nằm ngay ngã ba sông, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 17 km về phía Đông Nam. Chợ thường nhóm vào khoảng 4 –5 giờ sáng khi mặt trời mọc vừa chớm mọc và đến 7-8 giờ là lúc mặt trời lên cao thì chợ cũng tan dần.
Khác với chợ nổi Cái Răng chỉ buôn bán nông sản là chủ yếu, chợ nổi Phong Điền phong phú hơn. Trong chợ có các ghe bán các vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động sản xuất. Hiện nay, trên chợ nổi còn có dịch vụ mới như: trạm xăng dầu nổi, tiệm sửa cân, tiệm sửa máy,… Nói chung, mặt hàng nào ở phố chợ có thì đều có mặt ở chợ nổi, phục vụ cho khách hàng mua bán trên sông. Sau khi tham quan trên sông, múa sắm ở chợ nổi, du khách có thể xuôi theo rạch Trà Niền đến thăm mộ cử nhận Phan Văn Trị, hoặc về thăm thôn xóm, vườn cây ăn trái, hòa cùng cuộc sống bình dị nhưng ấm nồng của nông dân ở các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Trường Lạc… là vùng kinh tế vườn nổi tiếng từ xưa đến nay.
Ngoài ra còn có các điểm tham quan du lịch khác ở Cần Thơ như: - Hệ thống cồn: Cồn Khương, Cồn cái Khế, Cồn Ấu.
- Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long - Hệ thống các chùa đền như: chùa Ông, chùa Nam Nhã,…
- Các làng nghề truyền thống như bánh tráng Thuận Hưng, làng đan lọp Thới Long,….
- Nông trườngsông Hậu
- Di tích cách mạng: Khám lớn Cần Thơ
- Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Mộ nhà thơ Phan Văn Trị - Di tích khảo cổ văn hóa Óc Eo tạ Rạch Bào, Phong Điền - Bảo tàng Cần Thơ, bảo tàng quân khu 9.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT VỀĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN
Bảng 4.1 Thông tin đáp viên
Chỉ tiêu Số mẫu Tỷ lệ Phần trăm tích lũy Giới tính · Nam 83 52,2 52,2 · Nữ 76 47,8 100 Tuổi · Dưới 22 35 22,0 22,0 · 22 – 35 78 49,1 71,1 · 36 – 45 28 17,6 88,7 · Trên 45 18 11,3 100 Trình độ học vấn · Trên đại học, cao đẳng 30 18,9 18,9 · Đại học , cao đẳng 96 60,4 79,2 · Dưới đại học, cao đẳng 33 20,8 100 Nghề nghiệp · Cán bộ, công chức 35 22,0 22,0 · Doanh nhân 19 11,9 34,0
· Nhân viên văn phòng 37 23,3 57,2
· Học sinh, sinh viên 40 25,2 82,4
· Khác 28 17,6 100
Tình trạng hôn nhân
· Chưa gia đình 89 56,0 56,0
· Có gia đình, chưa con 18 11,3 67,3
· Có gia đình, con nhỏ 36 22,6 89,9
· Có gia đình, con trưởng thành 16 10,1 100
Tôn giáo
·Phật 43 27,0 27,0
·Thiên Chúa 33 20,8 47,8
·Không có 72 45,3 93,1
·Khác 11 6,9 100
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp,2013
Về giới tính: Trong tổng số 159 mẫu thu được thì có 83 mẫu là nam (chiếm 52,2%) còn 76 mẫu là nữ (chiếm 47,8%). Kết quả cho thấy số lượt khách du lịch nam đến Cần Thơ nhiều hơn khách du lịch nữ. Điều này phù hợp với kết quả điều tra của Tổng cục thống kê. Tuy không có thống kê về cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam nhưng theo kết quả điều tra về chi tiêu của
khách du lịch năm 2009 của tổng cục thống kê thì có khoảng 60% khách du lịch đến Việt Nam là nam. Số liệu thu được gần bằng với số liệu điều tra của Tổng cục thống kê.
Về độ tuổi: Số liệu điều tra trực tiếp vềđộ tuổi của du khách cho thấy du khách thuộc cả 4 nhóm. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rõ rệt giữa các độ tuổi trong đó nhiều nhất là du khách thuộc độ tuổi từ 22 tuổi đến 35 tuổi chiếm 49,1% trên tổng số mẫu thu được. Kếđến là du khách có độ tuổi dưới 22 tuổi ( chiếm 22%). Thật vậy, du khách có độ tuổi dưới 22 tuổi thường là sinh viên do đó họ có thời gian nhàn rỗi nhiều hơn, mong muốn được tham quan nhiều để có thể mở rộng tầm hiểu biết. Du khách có độ tuổi từ 22 tuổi đến 35 tuổi có xu hướng đi du lịch nhiều hơn bởi vì những người này thuộc lớp người có công việc ổn định hoặc lại ít bịvướng bận về con cái nên họ có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn du khách có độ tuổi khác. Nhóm du khách có độ tuổi từ 36 tuổi đến 45 tuổi là những người có sự thành công mỹ mãn trong sự nghiệp, không vướng bận chuyện con cái lại khá giả về tài chính nên họcũng có nhu cầu cao trong du lịch. Nhóm tuổi có xu hướng đi du lịch ít nhất (11,3%) là du khách thuộc nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên vì lý do sức khỏe, tuy không còn vướng bận chuyện con cái nhưng họ lại thích được quay quần bên con cháu, muốn giành nhiều thời gian cho gia đình nhiều hơn nên nhu cầu đi du lịch cũng thấp hơn các nhóm tuổi khác.
Về trình độ học vấn: Trong tổng số 159 mẫu thì du khách có trình độđại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất ( 60,4%), du khách có trình độ dưới đại học, cao đẳng chiếm 20,8% , còn lại là du khách có trình độtrên đại học chiếm 18,9%. Trình độđại học, cao đẳng bao gồm đối tượng khách là sinh viên, nhân viên văn phòng, doanh nhân. Còn du khách có trình độ dưới đại học bao gồm học sinh, những người làm buôn bán nhỏ, thợ hồ, người nội trợ,..Du khách có trình độtrên đại học bao gồm cán bộ công chức và doanh nhân,…
Về nghề nghiệp: Về nghề nghiệp thì chia ra làm 5 nhóm: cán bộ công chức, doanh nhân, nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, những nghề nào không được liệt kê thì được xếp vào nhóm thứnăm. Theo số liệu điều tra trực tiếp thì có 25,2% là học sinh sinh viên, Du khách có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng chiếm tỷ trọng cao thứ hai, những người này chủ yếu là có trình độ đại học. Cán bộ công chức chiếm tỷ lệ cao thứba trong cơ cấu (22%). Nhóm du khách có nghề nghiệp là doanh nhân tuy thấp nhất trong cơ cấu nhưng cũng chiếm một phần không nhỏ (11,9%). Bởi họ là những người vừa có nhu cầu du lịch vừa có nhu cầu kinh doanh như tìm hiểu thịtrường, khảo sát thịtrường, đi dự hội nghị, hội thảo phục vụ cho nhu cầu công việc. Nhóm nghề nghiệp khác chiếm 17,6% bao gồm nghề tự do, thợ hồ, buôn bán nhỏ, làm thuê,…
Về tình trạng hôn nhân: du khách đi du lịch nhiều nhất là nhóm du khách độc thân chiếm 56%. Do là độc thân nên không có vướng bận nhiều về gia đình, con cái. Kế tiếp là nhóm khách có tình trạng hôn nhân là đã lập gia đình và có con. Nhóm này chiếm 22,6%. Theo giả thuyết mà tác giả đặt ra từ đầu thì du khách có tình trạng hôn nhân là độc thân và vừa mới lập gia đình nhưng chưa có con sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất. Bởi vì họ có nhiều thời gian, không vướng bận chuyện con cái. Tuy nhiên số liệu điều tra trực tiếp thì có sự khác biệt: Nhóm khách có tình trạng hôn nhân là lập gia đình và có con nhỏ lại chiếm tỷ trọng cao hơn nhóm khách vừa lập gia đình những chưa có con. Điều này có thể giải thích là do những đối tượng lập gia đình và có con nhỏ thì họ chưa phải lo lắng nhiều về các khoảng chi tiêu cho con cái (do chi tiêu cho con nhỏ ít tốn kém hơn là con đã trưởng thành). Còn những người vừa mới lập gia đình nhưng chưa có con thì họ phải tiết kiệm tiền cho cuộc sống sau khi có con do đó nhu cầu du lịch là một nhu cầu sa sỉ đối với họ. Nhóm du khách đã lập gia đình và có con trưởng thành chiếm tỷ trọng nhỏ ( chiếm 10,1%) do những người này chủ yếu là những người có hạn chế về sức khỏe về tài chính (sống nhờvào lương hưu) nên nhu cầu đi du lịch cũng thấp hơn.
Về tôn giáo: trong số 159 mẫu được hỏi thì có 43 du khách thuộc đạo Phật, đạo Thiên Chúa là 33 du khách chiếm 20,8%, du khách không theo tôn giáo nào chiếm 45,3%, có 6,9% du khách là thuộc tôn giáo khác.
4.2 HÀNH VI ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH
Bảng 4.2 Hành vi đi du lịch của du khách
Chỉ tiêu Số mẫu Tỷ lệ Phần trăm tích lũy
Số lần đi · 1 lần 36 22,6 22,6 ·2 lần 36 22,6 45,3 · 3 lần 20 12,6 57,9 ·Trên 3 lần 67 42,1 100 Hình thức đi
·Đi theo tour 45 28,3 28,3
·Tự sắp xếp 114 71,7 100
Mục đích đi du lịch
·Thư giản, giải trí 101 63,5 63,5
·Đi hội thảo, hội nghị 14 8,8 72,5
·Công tác 21 13,2 85,5
·Thăm người thân, bạn bè 20 12,6 98,1
·Khác 3 1,9 100
Thời điểm đi du lịch
·Cuối tuần 64 40,3 40,3
Chỉ tiêu Số mẫu Tỷ lệ Phần trăm tích lũy ·Nghỉ hè 22 13,8 76,7 ·Dịp khác 37 23,3 100 Đi du lịch với ·Một mình 9 5,7 5,7 ·Người yêu 27 17,0 22,6
·Người thân, gia đình 71 44,7 67,3
·Bạn bè, đồng nghiệp 52 32,7 100
Thời gian lưu trú
·Đi trong ngày 50 31,4 31,4
·1 -3 ngày 55 34,6 66,0 ·Từ 3 ngày trở lên 54 34 100 Phương tiện ·Máy bay 21 13,2 13,2 ·Tàu thuyền 5 3,1 16,4 ·Ô tô/ xe buýt 76 47,8 64,2 ·Khác 57 35,8 100
Kênh thông tin
·Bạn bè, người thân 69 43,4 43,4
·Cẩm nang du lịch 13 8,2 51,6
·Thông tin quảng cáo 18 11,3 62,9