Phát triển mạng lưới kênh phân phối
Việc mở rộng mạng lưới kinh doanh không những giúp VietBank huy động vốn được dễ dàng hơn mà còn tạo sự thuận tiện cho KH khi vay vốn tại VietBank. Tính đến cuối năm 2012 VietBank có 95 điểm giao dịch trên cả nước nhưng chưa
được phân bố đồng đều, chủ yếu tập trung ở các khu vực trung tâm của các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. VietBank cần nghiên cứu để mở thêm các điểm giao dịch tại các thành phố lớn của khu vực Đông Nam Bộ, miền Bắc, miền Trung, … Tuy nhiên cũng không nên thành lập quá nhiều điểm giao dịch tại cùng một khu vực dẫn đến cạnh tranh trong nội bộ NH, phải chuẩn bị
chấm dứt hoạt động các quỹ tiết kiệm hoạt động kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của toàn hệ thống VietBank.
Việc phát triển mạng lưới phải đi đôi với công tác tuyển dụng nhân sự, thực tế hiện nay nhân sự tại phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm mới hoạt động của VietBank thường hay biến động, thiếu nhân sựở các vị trí quản lý, nhân viên có kinh nghiệm thì ít, nhân viên mới thì lại không đáp ứng đủ yêu cầu, điều này cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai kế hoạch kinh doanh của các kênh phân phối.
Nâng cấp và phát triển công nghệ thông tin ngân hàng
Công nghệ NH hiện đại sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện giao dịch, giải quyết nhanh nhu cầu của KH và tăng hiệu suất công việc đến mức tối đa trong khoảng thời gian làm việc cố định. Công nghệ NH hiện đại sẽ dễ dàng cho việc ứng dụng các sản phẩm mới và giúp NH tiết kiệm chi phí nhân sự, chi phí thuê trụ sở và các chi phí hành chính khác. Hệ thống máy ATM, dịch vụ Homebanking, Internetbanking, Phonebanking…là những công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc cung cấp thông tin, dịch vụ mọi lúc, mọi nơi cho KH. Do đó VietBank cần phải đầu tư
phát triển công nghệ NH để đáp ứng tốt nhu cầu công việc cũng như mang đến nhiều tiện ích cho KH.
VietBank nên có phần mềm để hỗ trợ việc lập tờ trình thẩm định KH để giúp nhân viên tín dụng có thể làm hồ sơ thẩm định KH nhanh hơn, chương trình sẽ có
đầy đủ các khoản mục của một tờ trình thẩm định KH, nhân viên tín dụng chỉ cần nhập đầy đủ thông tin vào các khoản mục đó và sau đó xuất ra tờ trình sau khi hoàn thành mà không cần tốn nhiều thời gian, vừa nhanh chóng lại đầy đủ thông tin và giúp lưu trữ dễ dàng thuận tiện cho việc tham khảo khi cần thiết.
- Nghiên cứu để thực hiện chương trình tự động thanh toán nợ vay cho các KH vay vốn bằng cách tựđộng trích tiền từ tài khoản để thanh toán nợ vay, tựđộng gửi tin nhắn thông báo số tiền cần thanh toán cho KH khi đến hạn, điều này sẽ tạo sự chủ động cho KH trong việc thanh toán và cũng là hình thức nhắc nợ tế nhị đối với những khoản vay chưa thực sự trễ hạn, đồng thời giúp giảm bớt thời gian nhắc nợ qua điện thoại cho nhân viên tín dụng và dễ dàng hơn cho VietBank trong việc
quản lý khoản vay, bên cạnh đó cũng giúp KH tiết kiệm thời gian khi không phải
đến trực tiếp các điểm giao dịch của NH để thanh toán nợ vay.
Các chương trình giám sát từ xa của các phòng ban tại Hội sở đối với các kênh phân phối mà đặc biệt là việc giám sát từ xa của bộ phận Kiểm toán nội bộ sẽ
giúp rà soát các giao dịch vay vốn hàng ngày nhằm hạn chế các sai sót phát sinh do hạch toán sai hay kiểm tra các khoản giải ngân mới nhằm phát hiện sớm các sai sót nếu có và có biện pháp khắc phục kịp thời, giảm bớt rủi ro cho NH.
Hiện VietBank đang sử dụng phần mềm TCBS cho việc thực hiện các giao dịch về tiền vay cũng như các giao dịch thanh toán cho KH. Phần mềm này có ưu
điểm là dễ thao tác và quản lý thông tin, tuy nhiên cũng có nhược điểm là không hoàn toàn xử lý các thao tác một cách tựđộng mà phải thực hiện thủ công như thay
đổi lãi suất hay tự tính lãi phạt cho một số sản phẩm vay và một số thao tác của các giao dịch thanh toán khác. Ngoài ra do phần mềm sử dụng hệ thống mạng nội bộ
nên khi xảy ra sự cố về đường truyền sẽ làm các giao dịch bị lỗi không kiểm soát
được, gây mất nhiều thời gian và tạo thiện cảm không tốt cho KH đến giao dịch khi