Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 64)

- V thương hiu và cht lượng phc v ca nhân viên:

+ VietBank là ngân hàng non trẻ và chỉ mới chính thức mở rộng họat động vào năm 2009. Đến nay, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận nhưng thật sự vẫn chưa phải là một thương hiệu lớn, thị phần của VietBank còn nhỏ so với các NH khác trong hệ thống. Điều này gây khó khăn rất lớn cho nhân viên trong công tác tiếp thị KH cả về tiền vay lẫn tiền gửi.

+ Đội ngũ nhân viên VietBank còn rất trẻ, ít kinh nghiệm trong việc tiếp thị

và thẩm định KH, khả năng chăm sóc và phục vụ KH chưa được đánh gía cao nên cũng gây khó khăn đến việc thu hút và giữ chân KH trong hoàn cảnh các NH trong nước cũng như các NH nước ngoài tại Việt Nam canh tranh rất gay gắt.

- Vềđịnh giá tài sn đảm bo:

Giá trị TSĐB quyết định đến giá trị của khoản vay nên việc định giá TSĐB sẽảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH, nếu hạn mức cấp tín dụng thấp thì KH sẽ quay sang những NH khác có chính sách định giá thoáng hơn để vay vốn. Với mục đích là tạo tính khách quan và hạn chế rủi ro khi định giá TSĐB nên VietBank đã thuê Công ty cổ phần địa ốc Á Châu (AREV) thực hiện định giá nhưng việc định giá lại quá an toàn dẫn đến giá trị TSĐB thấp hơn rất nhiều so với giá trị

thị trường, cùng với đó là tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB tại VietBank nhỏ hơn 70% đã ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu của KH, hơn nữa vì AREV là công ty

định giá độc lập cũng gây khó khăn cho VietBank trong việc đẩy nhanh tiến độđịnh giá làm ảnh hưởng lớn đến thời gian xử lý hồ sơ vay vốn cho KH.

- Lãi sut vay vn:

Lãi suất cho vay của VietBank theo khảo sát cũng như phản hồi từ KH thì còn khá cao so với các NH khác, thường là cao hơn từ 2% đến 3%. Do là NH có qui mô nhỏ và chưa được nhiều người biết đến nên để thu hút tiền gửi trong dân cư

cũng như các tổ chức kinh tế nên VietBank phải có nhiều chương trình tiếp thị, khuyến mãi dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên làm cho lãi suất đầu ra cho vay cũng tăng lên theo. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho VietBank trong việc tiếp cận KH mới cũng như duy trì các KH hiện hữu.

- Chính sách v tín dng tiêu dùng:

Chính sách TDTD của VietBank còn quá thận trọng như tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB còn thấp và TSĐB thì chủ yếu là các TSĐB có tính thanh khoản cao như chứng từ có giá hay bất động sản, chính sách cho vay tín chấp cũng thiếu cạnh tranh so với các NH khác. Vì vậy có rất nhiều KH dù có đủ khả năng tài chính để

trả nợ nhưng vẫn không được cho vay vì không đủđiều kiện về TSĐB.

- Thi hn cho vay tiêu dùng chưa tha mãn nhu cu ca KH:

Nhiều sản phẩm TDTD của VietBank có thời hạn cho vay còn thấp, với mức cùng một mức thu nhập nếu được vay với thời hạn dài thì số tiền phải trả hàng kỳ sẽ

thấp hơn, phù hợp với những người có thu nhập trung bình. Do đó nhiều KH vì không cân đối được nguồn tài chính để trả nợ với thời hạn vay ngắn nên đã chuyển sang NH khác có thời hạn dài hơn. Việc không xác định kỳ hạn vay vốn hợp lý cho KH vừa làm cho VietBank bị giảm tính cạnh tranh vừa tạo ra nguy cơ phát sinh nợ

quá hạn.

- Công tác kim tra sau cho vay chưa thc hin tt:

Công tác kiểm tra KH sau khi cho vay là rất cần thiết, vừa giúp NH có thể

nắm bắt được tình hình tài chính của KH có đủ khả năng trả nợ hay không vừa kiểm tra được hiện trạng và giá trị của TSĐB. Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay tại VietBank còn chưa thực hiện tốt, việc thực hiện nhiều lúc chỉ mang tính đối phó và hình thức, nhân viên tín dụng chưa thật sự quan tâm tới việc KH vay vốn có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, chưa chú trọng đến việc định giá lại TSĐB đột xuất hay định kỳ, đánh giá lại nguồn thu nhập trả nợ của KH theo quy

định.

- V công tác marketing và công ngh thông tin:

+ Các chương trình quảng cáo, tiếp thị của VietBank chưa thực sựđược chú trọng, các sản phẩm mới chỉ được tiếp thị thông qua các hình thức như gọi điện thoại trực tiếp cho KH hay thông qua website của NH, do đó khi KH có nhu cầu vay vốn thì phải đến các điểm giao dịch của VietBank để tìm hiểu về thông tin sản phẩm. VietBank cũng chưa có sự hợp tác với các công ty kinh doanh mua bán ô tô,

các công ty kinh doanh dịch vụ địa ốc hay các công ty tư vấn du học để tiếp thị sản phẩm cho KH.

+ Hệ thống công nghệ thông tin của VietBank vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu công việc như phục vụ cho việc báo cáo NHNH hay các chương trình giám sát từ

xa phục vụ cho công tác kiểm soát của Hội sở,... các sự cố về đường truyền khi giao dịch vẫn chưa được khắc phục kịp thời làm ảnh hưởng đến uy tín của NH.

Nguyên nhân t phía khách hàng:

- Do KH vay tiêu dùng là cá nhân nên khó khăn trong việc xác định nguồn thu của những KH có thu nhập khác lương và từ hoạt động sản xuất kinh doanh mặc dù KH có khả năng tài chính tốt. Chẳng hạn như các KH là các hộ buôn bán nhỏ thì họ có thể có một nguồn thu nhập lớn nhưng khó chứng minh được qua giấy tờ, chứng từ, do đó VietBank thường không dám mạo hiểm cho vay và đã gây ra hạn chế trong việc mở rộng cho vay đối với các nhóm KH này.

- Nhiều KH không trung thực trong việc cung cấp thông tin, thông tin mập mờ hoặc cố tình lừa đảo gây khó khăn cho nhân viên tín dụng, đặc biệt là những nhân viên kinh nghiệm chưa nhiều trong việc thẩm định.

- Nhiều người dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay NH vì cho rằng thủ tục phức tạp, phiền hà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về các sản phẩm TDTD của NH hay thói quen sử dụng tiền tự có, tích luỹđủ thì mới tiêu dùng, nếu thiếu thì trước hết là vay người thân sau đó mới nghĩđến việc vay NH.

Nguyên nhân khác:

- Môi trường kinh tế vĩ mô vẫn chưa thực sự ổn định, lạm phát vẫn còn ở

mức cao đã ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng của người dân, thất nghiệp có xu hướng tăng do sản xuất gặp khó khăn, các doanh nghiệp phải giảm biên chế để tiết kiệm chi phí làm cho thu nhập người dân giảm sút. Chính những điều này đã gây tâm lý e ngại cho người dân, họ bắt đầu có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu do đó đã gây ảnh hưởng tới việc phát triển TDTD của VietBank.

- Công tác thông tin tín dụng của KH còn nhiều hạn chế. Hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) là đơn vị cung cấp thông tin về tình hình dư nợ

và TSĐB của KH tại các TCTD, tuy nhiên những thông tin chưa phản ảnh kịp thời tại thời điểm mà TCTD yêu cầu và thường có độ trễ về thời gian, nhiều KH đã có dư nợ tại TCTD khác nhưng không được cập nhật lên CIC dẫn đến việc thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay hoặc sẽ dẫn đến trường hợp một KH vay tại nhiều TCTD làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH.

- Sự canh tranh diễn ra rất gay gắt từ các NH lớn như ACB, Techcombank, HSBC… cho tới các NH có quy mô nhỏ hơn cũng như các công ty tài chính, điều này cũng gây khó khăn trong việc thu hút KH khi VietBank chưa có nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh với các NH khác trên thị trường.

- Những khó khăn trong việc thu hồi nợ thông qua thi hành án, các thủ tục khởi kiện và việc thụ lý hồ sơ kéo dài đã gây khó khăn cho VietBank trong công tác xử lý và thu hồi nợ.

2.5. Kho sát các nhân tốảnh hưởng đến vic phát trin TDTD ti các NHTM

Để có thểđánh giá một cách toàn diện hơn về vấn đề phát triển hoạt động TDTD để

làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp cho việc phát triển hoạt động này tịa VietBank thì ngoài việc phân tích thực trạng họa động TDTD, những kết quả đạt

được và những hạn chế cũng như nguyên nhân gây ra các hạn chế đó thì tác giả

cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát có quy mô nhỏ với 109 mẫu điều tra. Vì đề tài luận văn đứng trên quan điểm của NH để nhìn nhận vấn đề phát triển hoạt động TDTD theo cả số lượng lẫn chất lượng nên đối tượng được khảo sát ở đây chỉ là những nhân viên/ chuyên viên đang công tác tại các vị trí thẩm định và phê duyệt cho vay tiêu dùng tại các NHTM. Nội dung cuộc khảo sát thể hiện sựđánh giá của

đối tượng được khảo sát về mức độ ảnh hưởng (tối đa 5 điểm) của 17 nhân tố đến sự phát triển của TDTD của NHTM như lãi suất cho vay; TSĐB cho khoản vay; sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng; nghề nghiệp, khả năng tài chính và đạo đức của KH; thời gian xử lý hồ sơ vay; năng lực, trình độ nhân viên tín dụng; hạn mức cho vay; mạng lưới kênh phân phối; thương hiệu của ngân hàng; kỳ hạn cho vay; tỷ lệ cho vay/giá trị TSĐB; chương trình quảng cáo, tiếp thị; quy trình tín dụng; thủ tục vay

vốn; nguồn vốn cho vay; hệ thống CNTT của ngân hàng; kiểm tra, kiểm soát nội bộ

ngân hàng. Kết quả khảo sát như sau:

Bng 2.16: Kết qu kho sát các nhân tốảnh hưởng đến phát trin TDTD ti NHTM

Mc độđồng ý ca người được kho sát Tên nhân t1 2 3 4 5 Tng mu Số đim trung bình Thtquan trng

Lãi suất cho vay 1 3 9 36 60 109 4.39 1

TSĐB cho khoản vay 2 5 10 37 55 109 4.27 2

Sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng 0 4 13 44 48 109 4.25 3 Nghề nghiệp, khả năng tài chính và đạo đức của KH 1 1 15 48 44 109 4.22 4 Thời gian xử lý hồ sơ vay 1 7 8 45 48 109 4.21 5 Năng lực, trình độ nhân viên tín dụng 1 3 15 51 39 109 4.14 6 Hạn mức cho vay 0 3 24 40 42 109 4.11 7

Mạng lưới kênh phân phối 0 2 24 51 32 109 4.04 8

Thương hiệu của ngân hàng 2 6 14 54 33 109 4.01 9 Kỳ hạn cho vay 1 4 30 40 33 108 3.89 10 Tỷ lệ cho vay/giá trị TSĐB 3 4 18 50 34 109 3.99 11 Chương trình quảng cáo, tiếp thị 2 3 21 60 23 109 3.91 12 Quy trình tín dụng 1 7 29 39 33 109 3.88 13 Thủ tục vay vốn 10 5 13 46 35 109 3.83 14

Nguồn vốn cho vay 2 7 30 48 22 109 3.74 15

Hệ thống CNTT của ngân hàng 5 10 47 36 11 109 3.35 16

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng 6 13 46 35 9 109 3.26 17

(Ngun: Tng hp ca tác gi v kết qu kho sát)

Như vậy, theo kết quả của cuộc khảo sát ta thấy được nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển TDTD là lãi suất cho vay vì lãi suất thấp sẽ tăng khả

năng cạnh tranh cho NH, dễ dàng hơn cho việc tiếp thị và thu hút KH. Ngược là thì nhân tố về kiểm tra, kiểm soát nội bộ NH được đánh giá là ít ảnh hưởng nhất đến sự

phát triển TDTD của NHTM nhất với số điểm trung bình là 3.26/5 vì nếu thực hiện tốt các khâu trong quy trình tín dụng sẽ giúp phát hiện và xử lý ngay các sai phạm

nhằm tránh được các rủi ro cho NH. Cũng theo kết quả khảo sát thì tất cả các nhân tố mà tác giảđề xuất đều nhận được sựđồng tình của những người được khảo sát là có ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động TDTD với số điểm trung bình mỗi nhân tốđều lớn hơn 3.

Nhân tố quan trọng thứ hai là TSĐB cho khoản vay vì TSĐB càng có tính thanh khoản cao và càng dễ quản lý thì NH sẽ dễ dàng hơn trong việc xử lý nhằm hạn chế rủi ro khi KH mất khả năng thanh toán cho NH. Thông thường các khoản vay được đảm bảo bằng bất động sản hoặc giấy tờ có giá sẽ mang tính an toàn hơn khi được đảm bảo bằng phương tiện vận tải vì loại TSĐB này khó quản lý và giá trị

cũng nhanh bị sụt giảm nên NH thường cân nhắc khi nhận loại TSĐB này.

Nhân tố quan trọng thứ ba là sản phẩm và dịch vụ của NH với sốđiểm trung bình là 4.25/5. Sản phẩm và dịch vụ của NH càng đa dạng, mang tính tiện ích cao thì sẽ càng đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng KH khác nhau.

Tiếp theo là nhân tố nghề nghiệp, khả năng tài chính và đạo đức của KH. Có thể nói đây là nhân tốảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng TDTD của NH, nếu KH có việc làm không ổn định, tiềm lực tài chính thấp thì khả năng thanh toán nợ vay cũng sẽ thấp và gây khó khăn cho NH trong việc thu hồi nợ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu sẽ

tăng cao, ngoài ra nếu KH có tư cách đạo đức không tốt, cố tình lừa đảo thì rủi ro bị

mất vốn của NH cũng rất cao. Với cùng mức độ ảnh hưởng này là nhân tố về thời gian xử lý hồ sơ vay vốn, là thời gian từ lúc KH cung cấp hồ sơđến khi nhận được tiền vay từ NH. Do hầu hết các KH vay tiêu dùng đều có nhu cầu cấp thiết và cần

được nhanh chóng giải ngân phục vụ cho nhu cầu của mình nên việc rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay vốn từ NH sẽ làm KH cảm thấy hài lòng hơn với NH.

Hai nhân tố có cùng mức độ ảnh hưởng tiếp theo là năng lực, trình độ của nhân viên tín dụng và hạn mức cho vay. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm

định hồ sơ vay vốn và kiểm tra tình hình KH cũng như TSĐB sau khi giải ngân nên nhân viên tín dụng cần phải có năng lực và trình độ giúp nhận biết được các rủi ro có thể phát sinh để có biện pháp phòng tránh, giảm rủi ro mất vốn cho NH. Về hạn mức cho vay cao sẽ tài trợđược những KH có nhu cầu cao và cũng là cơ sở cạnh

tranh về sản phẩm cho vay cùng loại giữa các NH với nhau, KH sẽưu tiên chọn lựa NH nào cung cấp cho mình số tiền vay cao hơn với cùng mức lãi suất cho vay.

Nhân tố về mạng lưới kênh phân phối cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của TDTD vì KH khi vay vốn sẽ phải đến NH để thanh toán nợ vay hoặc thực hiện những giao dịch thanh toán khác nên họ có xu hướng chọn những NH có mạng lưới lớn và gần nơi ở, làm việc để thuận tiện cho việc giao dịch của mình. Sau đó là nhân tố về thương hiệu NH vì khi NH có thương hiệu tốt và uy tín cao sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thị sản phẩm và dịch vụ, tạo được sự tin tưởng và thu hút KH.

Các nhân tố còn lại như quy trình tín dụng, nguồn vốn cho vay, hệ thống công nghệ thông tin của NH,…theo khảo sát cũng đều có ảnh hưởng đến sự phát triển TDTD tại các NHTM nhưng ở mức độ thấp hơn.

KT LUN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khái quát về quá trình hình thành, phát triển của VietBank và những số liệu, thông tin tổng quan về tình hình huy động vốn, tình hình cho vay và hoạt động kinh doanh của VietBank giai đoạn 2009 - 2012.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)