Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 38)

Mặc dù vẫn còn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhưng các số liệu của Tổng cục thống kê (2012) cho thấy thu nhập quốc gia (GDP) của Việt Nam vẫn khá khả quan. Trong ba năm gần đây, GDP tăng từ 110.7 tỷ USD vào năm 2010 lên 133.1 tỷ USD vào năm 2011 và đạt mức 155.3 tỷ USD trong năm 2012. Theo dựđoán, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 nước ta là 5,4%.

1,160 1,145 1,273 1,517 1,749 700 796 919 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 USD/người

Biu đồ 2.5: GDP bình quân đầu người ca Vit Nam giai đon 2005-2012

(Ngun: Tng cc Thng kê năm 2012)

Việt Nam có dân số đông, lực lượng lao động trẻ, thu nhập của người dân

đang ngày càng cải thiện, cơ cấu dân số thành thị chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng nhanh, thêm vào đó tốc độ tăng trưởng chi tiêu của cư dân thành thị cũng liên tục tăng lên tạo ra một thị trường TDTD cực kỳ rộng lớn và đầy tiềm năng.

Biu đồ 2.6: Cơ cu dân s Viêt Nam giai đon 2009-2012 (Ngun: Tng cc Thng kê năm 2010) 662 461 816 595 1,059 738 1,605 1,115 2,130 1,726 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 Nghìn đồng 2002 2004 2006 2008 2010 Thu nhập/tháng

Chi tiêu cho đồi sống/tháng

Biu 2.7: Thu nhp và chi tiêu cho đời sng bình quân/tháng ca mt cư dân thành th giai đon 2002-2010

(Ngun: Tng cc Thng kê năm 2010)

Nếu như trước đây các sản phẩm TDTD như trả góp mua nhà, mua xe máy, ô tô hầu hết chỉ có mặt ở các công ty tài chính thì nay đã trở thành sản phẩm cạnh tranh giữa các NH với NH, NH với các công ty tài chính. Mặc khác TDTD hiện nay

ở thị trường chợđen rất phức tạp như cho vay với thủ tục nhanh gọn, kín đáo, cầm cố nhà đất với lãi suất cao, người vay thì bị mất tiền, mất nhà rất phổ biến. Tín dụng

chợ đen phức tạp là cơ hội để các NHTM mở rộng thị phần nhằm hỗ trợ KH sử

dụng vốn một cách an toàn, hiệu quả và hạn chế rủi ro.

Theo khảo sát của Ngân hàng TMCP Hàng Hải cho thấy thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đã thay đổi: khi cần đến một lượng tiền tương đối lớn cho tiêu dùng, gần 58% người chọn phương án vay NH, chỉ có 25,85% người được hỏi chọn phương án vay bạn bè, người thân; 12,24% đợi khi đủ tiền mới thực hiện và 4,08% chọn phương án vay lãi nóng bên ngoài. Điều này đã chứng tỏ sự chuyển biến quan trọng trong thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân hiện nay, họ có khuynh hướng vay tiền tại NH nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu của mình, điều này cũng

đồng nghĩa với việc NH sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để mở rộng hoạt động TDTD. Nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn khó khăn, sức cầu trong nước suy yếu, hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn còn ở mức cao, đặc biệt tình trạng tồn kho bất động sản của doanh nghiệp khiến nợ xấu bất động sản của NH tăng cao. Việc các NH tập trung cho vay tiêu dùng, trong đó đẩy mạnh việc cho vay mua và xây dựng sửa chữa nhà hay cho vay mua xe ôtô đã giúp các doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp vật liệu xây dựng hay các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và kinh doanh xe ôtô nâng cao thu nhập và là cơ hội để NH tránh được nợ xấu.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê (2013) đã thể hiện được kết quả kích cầu tiêu dùng. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2013 tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung bảy tháng năm 2013, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.487,9 ngàn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2012 - mức tăng cao nhất tính từđầu năm khi người dân tăng hoạt động mua bán và thanh toán qua thẻ tín dụng và các khoản vay mua ô tô.

Như vậy, từ các phân tích trên cho thấy việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là việc phát triển TDTD tại các NHTM là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các NH trong khu vực và thế giới nhằm cung

ứng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, tiện ích cho KH, góp phần gia tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM.

2.2.2. Tình hình hot động TDTD ti các NHTM

Từ đầu năm 2011 hầu hết các NHTM đã hạn chế cho vay tiêu dùng để tập trung nguồn vốn cho vay sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của NHNN. Đến quý II năm 2012 nguồn vốn khả dụng của các NHTM tăng đáng kể, tình hình thanh khoản

được cải thiện nên hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM được khơi thông trở

lại và đã thu hút nhiều KH tham gia vay vốn.

Theo số liệu của NHNN (2013) thì đến tháng 07/2013, tổng nguồn vốn huy

động cả nước đạt 3.415.423 tỷ đồng, tăng 12,46% so với cuối năm 2012, trong khi tổng dư nợ cho vay đạt 3.256.543 tỷ đồng, chỉ tăng 5.36% so với năm 2012. Ðiều này cho thấy các NHTM đang gặp khó khăn trong việc bơm vốn ra thị trường và dự đoán sẽ rất khó để có thể đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 12%. Nguồn vốn huy

động tăng trưởng tốt trong khi tín dụng dành cho KH doanh nghiệp ngày càng khó khăn, với thanh khoản dư thừa nên các NH đều hướng đến mảng TDTD.

Nếu như một vài năm trước phân khúc TDTD là ưu thế của các NH nước ngoài và công ty tài chính bởi thủ tục linh hoạt thì trong vài năm trở lại đây các NHTM trong nước cũng đã tích cực tham gia, đặc biệt là từ đầu năm 2013 khi lãi suất cho vay tiêu dùng đã được các NH hạ xuống thấp để cạnh tranh thu hút KH. Một vài thông tin về hoạt động TDTD đang diễn ra sôi nổi trên thị trường như sau:

- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) thời gian qua đã tung ra nhiều gói cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi, ngoài việc ưu đãi lãi suất cho KH mua nhà, mua xe với các đơn vị liên kết thì OCB còn đưa ra gói tín dụng 700 tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi và cốđịnh trong một năm đầu đối với KH vay tiêu dùng, mua ô tô, ... Kết quả OCB thu được rất khả quan, dư nợ TDTD tăng cao và theo kế hoạch thì OCB kỳ vọng sẽ đạt 70% trong tổng dư nợ.

- Ngân hàng TMCP Á Châu thì KH chỉ cần có thu nhập từ 6 triệu đồng/tháng trở lên là có thể được vay tín chấp, KH có thểđược vay gấp 15 lần thu nhập và lên

đến 500 triệu đồng với thời gian vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng với phương thức trả nợ linh hoạt theo dư nợ giảm dần hoặc theo dư nợ ban đầu.

- Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank) cũng dành ra 1.000 tỷ đồng dành cho các KH vay cá nhân với lãi suất 0% trong tháng đầu và cố định ở mức 11,86%/năm trong 11 tháng tiếp theo. Ngoài ra nếu mua căn hộ thuộc dự án Dragon Hill Residence and Suites tại xã Phước Kiển - Nhà Bè, Tp.HCM thì lãi suất cho vay là 0% trong năm đầu, thời hạn vay vốn kéo dài đến 20 năm, giá trị

khoản vay lên tới 70% giá trị hợp đồng mua căn hộ cùng với việc đơn giản hóa các thủ tục vay vốn và miễn phí nhiều dịch vụ tiện ích liên quan.

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng tận dụng mạng lưới điểm giao dịch đông đảo để mở rộng cho vay tiêu dùng với hạn mức lớn và nhiều ưu đãi như gói 1.600 tỷđồng dành cho KH vay mua nhà ở, KH có thể vay tối

đa 100% giá trị mua, chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa nhà, số tiền vay đến 10 tỷ đồng trong 10 năm đối với xây dựng, sửa chữa và 15 năm đối với mua bất động sản với mức lãi suất là 9%/năm trong hai tháng đầu, sau đó lãi suất vay sẽ điều chỉnh theo biên độ 2%/năm trong 10 tháng tiếp theo và 4%/năm trong các năm còn lại. Ngoài ra Sacombank cũng dành ra 1.000 tỷ đồng dành cho các cán bộ, nhân viên các cơ quan, tổ chức vay tiêu dùng với lãi suất góp đều 9%/năm.

- Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng cho vay lãi suất 9%/năm trong 3 tháng đầu, 12% đến 14%/năm trong chín tháng tiếp theo, thời gian vay lên đến 15 năm và mức cho vay có thể tới 70% giá trị TSĐB đối với KH vay tiêu dùng. Riêng mục đích vay xây dựng, sửa chữa hoặc mua nhà thì Eximbank áp dụng lãi suất 12%/năm trong hai năm đầu và hạn mức vay lên tới 70% giá trị bất

động sản mua hoặc chi phí xây dựng, sửa chữa.

- Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng áp dụng chương trình cho vay

đến hết năm 2013 để hỗ trợ thanh toán tối đa đến 90% giá trị căn hộ với lãi suất thấp hơn 3% so với thông thường khi KH mua căn hộ tại chung cư TDH - Trường Thọ (TP Hồ Chí Minh) do Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Ðức (Thuduc House) đầu tư. Ngoài ra, khi vay vốn tại ABBank các KH của Thuduc House sẽ được giảm 3% lãi suất vay trong ba tháng đầu kể từ thời điểm giải ngân so với KH thông thường và nhận ngay chiết khấu tối đa đến 15% nếu thanh toán ngay toàn bộ giá trị căn hộ.

Như vậy so với hoạt động TDTD tại các NHTM trên thị trường hiện nay thì khả năng cạnh tranh của VietBank về hoạt động này còn thấp, các sản phẩm cho vay chưa thật hấp dẫn về lãi suất, hạn mức và thời hạn vay để thu hút KH, các chương trình cho vay thì không có nhiều đổi mới, vẫn là những chương trình cho vay ưu đãi đã triển khai từ năm 2010 và được tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện, các hình thức như cho vay qua phát hành thẻ tín dụng hay cho vay thấu chi KH cá nhân vẫn chưa được triển khai. Điều này đã gây khó khăn cho VietBank trong việc duy trì KH cũ và tiếp thị KH mới.

Qua tình hình trên cũng cho thấy được việc các NH đua nhau đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong điều kiện thừa vốn hiện nay là tất yếu, tuy nhiên các NH cũng không nên quá dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho KH vì có thể phải đối diện với nhiều rủi ro khiến nợ xấu có nguy cơ tăng cao. Do đó để nhằm kiểm soát hoạt động TDTD thì NHNN đã ban hành văn bản số 5461/NHNN-TTGSNH ngày 30/07/2013 gửi NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố về việc kiểm tra, giám sát hoạt động tại các TCTD có hoạt động TDTD trên địa bàn nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định và bảo vệ quyền lợi của KH như niêm yết công khai, chi tiết biểu lãi suất áp dụng cho từng nhóm sản phẩm cho vay, phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát NH để

xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, tránh trường hợp vì biến động lãi suất làm

ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của KH dẫn đến phát sinh nợ xấu gây rủi ro cho toàn hệ thống NH.

2.3. TÌnh hình hot động tín dng tiêu dùng ti VietBank2.3.1. Các sn phm tín dng tiêu dùng ca VietBank 2.3.1. Các sn phm tín dng tiêu dùng ca VietBank

Cho vay sinh hot tiêu dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu cho KH vay sinh hoạt tiêu dùng với thời hạn vay vốn đến 60 tháng, hạn mức cho vay lên đến 500 triệu đồng. Phương thức trả nợ linh hoạt, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế, gốc trả hàng tháng/hàng quý hoặc trả gốc vào cuối kỳ đối với khoản vay ngắn hạn và trả đều định kỳ hàng tháng/quý hoặc tăng dần hàng tháng/quý đối với khoản vay trung dài hạn.

Cho vay mua nhà đất

Khách hàng sử dụng sản phẩm này để mua nhà đất có TSĐB, hạn mức cho vay lên đến 100% giá trị nhà đất mua. Thời hạn vay vốn tối đa 15 năm và nguồn thu nhập trả nợ tối thiểu là 5 triệu đồng, phương thức trả nợ linh hoạt, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế, gốc trảđều hàng tháng/hàng quý hoặc tăng dần hàng tháng/quý.

Cho vay xây dng, sa cha nhà

Với mục đích hỗ trợ cho KH xây dựng, sữa chữa nhà, có TSĐB thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được nhân thân có tài sản thế chấp bảo lãnh. Thời hạn vay vốn lên đến 15 năm, hạn mức cho vay lên đến 100% tổng chi phí dự toán công trình xây dựng, sữa chữa nhà. Phương thức trả nợ linh hoạt, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế, gốc trảđều hàng tháng/quý hoặc tăng dần hàng tháng/hàng quý.

Cho vay du hc

Nhằm phục vụ nhu cầu chứng minh tài chính, thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình học tập tại nước ngoài với ba hình thức: cho vay ký quỹ du học, cấp hạn mức tín dụng du học và cho vay thanh toán chi phí du học, TSĐB là sổ tiết kiệm hoặc chứng từ có giá, bất động sản thuộc sở hữu của người đi vay.

Cho vay mua xe ô tô thế chp bng chính xe mua

Khách hàng có thể vay mua ô tô mới 100% có nguồn gốc hợp pháp, giấy tờ

hợp lệ và được mua tại các đại lý chính thức của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu xe tại Việt Nam. Hạn mức cho vay là 70% giá trị chiếc xe và 90% nếu KH sở

hữu ít nhất một bất động sản và tổng chi phí mua xe từ 1 tỷ đồng trở xuống. Thời gian vay vốn tối đa 5 năm, phương thức trả nợ linh hoạt, gốc trả hàng tháng hoặc hàng quý, lãi trả hàng tháng tính theo dư nợ thực tế.

Cho vay tiêu dùng tín chp cán b, nhân viên

Nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng, thuận tiện thông qua khoản vay do VietBank cung cấp mà không cần có TSĐB:

- Đối với nhân viên VietBank thì hạn mức cho vay tối đa là 10 lần lương, thời hạn vay vốn tối đa là 36 tháng nếu nhân viên làm việc tối thiểu 12 tháng và 60 tháng nếu nhân viên làm việc tối thiểu 24 tháng.

- Đối với nhân viên ngoài VietBank: thời hạn vay tối đa là 36 tháng, hạn mức vay tối thiểu 20 triệu đồng, tối đa 12 tháng lương và không quá 300 triệu đồng.

Cho vay tiêu dùng khác

Hạn mức cho vay xác định trên cơ sở nguồn trả nợ chứng minh được và không vượt quá giá trị TSĐB. Thời hạn vay và phương thức trả nợ tùy thuộc vào nguồn trả nợ của NH.

So sánh các sn phm TDTD ca VietBank vi các NHTM khác: Các sản phẩm TDTD của VietBank hiện nay vẫn là các sản phẩm khá phổ

biến giống như các NH khác trên thị trường, các sản phẩm cũng không có nhiều cải tiến và chưa có sựđột phá để thu hút KH, hình thức cho vay thấu chi KH cá nhân vẫn chưa áp dụng trong khi sản phẩm này đã được các NH triển khai từ rất sớm.

Đặc biệt là với nhu cầu về thẻ tín dụng ngày càng tăng lên trong những năm gần đây thì việc chưa có sản phẩm cho vay phát hành thẻ tín dụng là vấn đề mà VietBank cần phải quan tâm phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Tiêu biểu về thẻ tín dụng hiện nay thì có thẻ tín dụng của Ngân hàng TNHH MTV HSBC với hạn mức rất lớn: thẻ Premier MasterCard và thẻ Visa Bạch Kim hạn mức lên đến 1 tỷđồng, KH khi sử dụng thẻ của HSBC thường được ưu đãi chiết khấu thanh toán khi mua hàng

ở những điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ này, ngoài ra thì tại hầu hết các NH khác trên thị trường cũng đều có sản phẩm thẻ tín dụng.

Như vậy có thể thấy rằng các NH đang chạy đua nhau trong việc tung ra các sản phẩm TDTD phù hợp với nhiều đối tượng KH. Vì vậy việc nghiên cứu cải tiến

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)