Nợ xấu tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 57)

Việc phân loại nợ được thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493. Các hướng dẫn về phân loại nợ của VietBank là Quyết định số 43/NVQĐ-PT&QLTD.11 ngày 14/02/2011 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tại VietBank và Quyết định số 42/NVQĐ-PT&QLTD.11 ngày 14/02/2011 ban hành Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộđể phân lại nợ.

Bng 2.13: N xu TDTD VietBank giai đon 2009-2012 Đơn v tính: triu đồng Ch tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ TDTD 156.159 600.775 458.425 325.055 Nợ xấu TDTD 118 3.635 8.490 5.011 Tỷ lệ nợ xấu TDTD/Dư nợ TDTD 0,08% 0,61% 1,85% 1,54% Tổng dư nợ 3.782.645 7.196.835 8.219.432 7.040.348 Tỷ lệ nợ xấu TDTD /Tổng dư nợ 0,0031% 0,0505% 0,1033% 0,0711%

Tỷ lệ nợ xấu TDTD của VietBank năm 2009 là rất thấp và chưa đến 0,1% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do năm 2009 VietBank mới bắt đầu mở rộng hoạt

động, chính sách cho vay còn rất thận trọng nên dư nợ còn thấp và có chất lượng cao. Năm 2010 với sự ra đời của các chương trình cho vay ưu đãi nhằm thúc đẩy gia tăng dư nợ và chính sách cho vay trở nên cởi mở hơn đã dẫn đến nợ xấu tăng lên 0,61%, tuy nhiên về mặt giá trị tương đối thì tỷ lệ này vẫn còn rất thấp do dư nợ

TDTD trong năm 2010 tăng lên đến 283% và nợ xấu TDTD cũng chỉ chiếm một tỷ

lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ của toàn VietBank.

Năm 2011 do lãi suất vay tăng cao cùng với tình hình kinh tế khó khăn nên thu nhập của KH cũng bị ảnh hưởng, khả năng trả nợ bị giảm xuống dẫn đến tỷ lệ

nợ xấu TDTD tăng lên 1,85%. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,54%, đây là dấu hiệu đáng mừng đối với VietBank khi chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện, công tác kiểm soát, xử lý và thu hồi các khoản nợ quá hạn được chú trọng và trở nên hiệu quả hơn. 3,635 118 5,011 8,490 1.54% 0.61% 0.08% 1.85% 0.00% 0.10% 0.05% 0.07% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80% 2.00% 2009 2010 2011 2012 Triu đồng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Nợ xấu TDTD Tỷ lệ nợ xấu TDTD/Dư nợ TDTD Tỷ lệ nợ xấu TDTD /Tổng dư nợ Biu đồ 2.14: N xu TDTD VietBank giai đon 2009-2012

(Ngun: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)

2.3.3.5. Li nhun t tín dng tiêu dùng

Lợi nhuận từ TDTD năm 2010 đạt 25.233 tỷ đồng, tăng 303,96% so với năm 2009, chiếm 10,02% trong tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là do dư nợ

Bng 2.14: Li nhun t TDTD VietBank giai đon 2009-2012

(Ngun: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)

Năm 2011 do dư nợ TDTD giảm xuống 23,69% nên lợi nhuận từ TDTD cũng giảm xuống đến 18,24% so với năm 2010, đạt 20.692 triệu đồng. Tổng dư nợ

năm 2011 tăng lên 14,21% trong khi dư nợ TDTD lại giảm đến 23,69% là nguyên nhân làm cho tỷ lệ lợi nhuận TDTD/lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm xuống và chỉ đạt 7,17%. Năm 2012 dư nợ TDTD giảm xuống 29,09% so với năm 2011 nên lợi nhuận TDTD cũng giảm xuống 30,67%, đạt 14.302 triệu đồng và chỉ chiếm 5,8% trong lợi nhuận hoạt động tín dụng. 10.02% 4.72% 5.80% 7.17% 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2009 2010 2011 2012 Triu đồng 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12%

Lợi nhuận từ TDTD Lợi nhuận từ tín dụng Tỷ lệ lợi nhuận TDTD/lợi nhuận từ TD

Biu đồ 2.15: Li nhun t TDTD VietBank giai đon 2009-2012

(Ngun: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ch tiêu Triu đồng Triu đồng +/- so vi 2009 Triu đồng +/- so vi 2010 Triu đồng +/- so vi 2011 Lợ nhuận từ TDTD 6.246 25.233 303,96% 20.629 -18,24% 14.302 -30,67% Lợi nhuận từ tín dụng 132.393 251.889 287.680 246.412 Lợi nhuận TDTD/lợi nhuận từ tín dụng 4,72% 10,02% 5,30% 7,17% -2,85% 5,80% -1,37%

Mặc dù lợi nhuận từ TDTD có sụt giảm nhưng tỷ trọng lợi nhuận từ TDTD trên lợi nhuận từ tín dụng vẫn cao hơn so với tỷ lệ dư nợ TDTD trên tổng dư nợ, tỷ

lệ lợi nhuận từ TDTD/lợi nhuận từ tín dụng giai đoạn 2009-2012 lần lượt là 4,72%; 10,02%; 7,17% và 5,80% trong khi tỷ lệ dư nợ TDTD/tổng dư nợ lần lượt là 4,13%; 8,35%; 5,58% và 4,62%. Điều này cho thấy TDTD là mảng hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho VietBank vì lãi suất cho vay tiêu dùng bao giờ cũng cao hơn lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh, do đó nếu được đầu tư phát triển đúng mức thì TDTD hứa hẹn sẽđóng góp nhiều hơn nữa vào hoạt động tín dụng của VietBank.

Như vậy sự sụt giảm về dư nợ TDTD tất yếu sẽ dẫn đến sự sụt giảm về lợi nhuận TDTD và tỷ trọng lợi nhuận TDTD/lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Vấn đề

quan trọng hàng đầu là phải chú trọng đến chất lượng tín dụng, VietBank không nên vì gia tăng dư nợ và lợi nhuận mà cho vay thiếu thận trọng dẫn đến phát sinh nợ xấu làm gia tăng chi phí trích lập dự phòng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của NH.

2.3.3.6. So sánh dư n TDTD ca VietBank và mt s NHTM Bng 2.15: Dư n TDTD ti mt s NHTM năm 2012 Đơn v: Triu đồng STT Ngân hàng S lượng chi nhánh, PGD Tng dư nDư ntiêu dùng T l dư nTDTD/Tng dư nợ 1 Ngân hàng TMCP Á Châu 345 102,814,848 22,174,455 21.57% 2 Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam 85 74,374,000 9,491,296 12.76%

3 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 313 66,898,000 13,874,192 20.74%

4 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 242 53,779,000 7,968,537 14.82% 5 Ngân hàng TMCP Đông Á 240 48,742,000 6,551,796 13.44% 6 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 205 36,903,000 8,870,500 24.04% 7 Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM 120 20,952,000 10,901,190 52.03%

8 Ngân hàng Vit Nam Thương Tín 95 7,040,348 325,055 4.61%

(Ngun: Báo cáo thường niên ca các NHTM năm 2012)

Qua bảng số liệu trên cùng với phân tích tình hình hoạt động TDTD tại các NHTM ở phần 2.2.1 ta thấy được khả năng cạnh tranh về hoạt động TDTD của

VietBank so với các NHTM khác trên thị trường còn rất thấp, dư nợ TDTD còn thấp cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Nguyên nhân là do VietBank là NH còn non trẻ, hoạt động TDTD chỉ mới bắt đầu vào khoảng bốn năm trở lại đây nên việc tiếp cận thu hút KH trong giai đoạn cạnh tranh gặp rất nhiều khó khăn trong khi các NH khác đã có lịch sử phát triển rất lâu và thương hiệu cũng đã được khẳng định trên thị trường với nguồn KH ổn định. Mặc khác là do ngay từ khi đi vào hoạt động thì chủ trương tín dụng của VietBank là tập trung đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh nên mảng TDTD chưa thực sự được đầu tư phát triển đúng mức, sản phẩm cũng chưa thực sự cạnh tranh cả về số lượng lẫn giá cả. Năm 2010 dư nợ

TDTD tăng lên đáng kể nhưng vì nợ xấu gia tăng nên VietBank đã thận trọng và hạn chế hơn trong hoạt động TDTD làm cho dư nợ TDTD liên tục bị giảm xuống vào các năm sau đó.

2.4. Đánh giá thc trng phát trin tín dng tiêu dùng ti VietBank

Từ những phân tích về thực trạng phát triển TDTD đã cho thấy được kết quả

cũng như những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển TDTD tại VietBank như

sau:

2.4.1. Kết quảđạt được

- Cht lượng các khon cho vay tiêu dùng ngày càng được nâng cao:

VietBank đã luôn chú trọng và ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng trong việc giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu ở mức thấp vào năm 2009. Năm 2010 tuy dư

nợ tăng mạnh nhưng nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ dưới 1%. Năm 2011 do ảnh hưởng của kinh tế khó khăn cùng với chính sách vĩ mô nhằm kìm chế lạm phát nên lãi suất cho vay tăng lên đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH dẫn đến nợ xấu tăng lên 1,85% nhưng sau đó lại giảm xuống 1,54% vào năm 2012 đã cho thấy được hiệu quả trong việc kiểm soát và xử lý nợ xấu của VietBank.

- M rng và đa dng các đối tượng KH vay tiêu dùng, đồng thi tăng tính chủđộng trong công tác tìm kiếm KH:

VietBank luôn hướng đến đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng KH khác nhau, từ những KH có thu nhập cao đến những KH có thu nhập trung bình, thu nhập

từ lương đến thu nhập từ kinh doanh nhỏ lẻ, các đối tượng KH thì hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, giáo dục cho đến y tế,… Công tác tiếp thịđược

đẩy mạnh nhằm giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ tiện ích nhất đến với KH,

điều đó thể hiện qua việc số lượng KH đã tăng lên đột biến vào năm 2010 khi triển khai các chương trình cho vay ưu đãi với những kết quả tích cực cùng với số lượng KH vẫn giữổn định vào năm 2011 và 2012.

- Hot động TDTD đã đóng góp vào công tác huy động vn ti VietBank: Thông qua việc cho vay đối với các KH là cá nhân và hộ gia đình đã tạo điều kiện cho VietBank mở rộng đối tượng huy động vốn thông qua các mối quan hệ của KH hiện hữu, sẽ có nhiều KH hơn nữa biết đến hình ảnh, thương hiệu và tin tưởng gửi tiền tại VietBank, thực tế đã cho thấy ngày càng có nhiều KH có quan hệ tín dụng cùng với những người thân, bạn bè của họ tham gia các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại VietBank. Điều này đã góp phần tạo ra nguồn vốn huy động ổn định cho VietBank để cấp tín dụng cho KH với chi phí sử dụng vốn thấp.

- H thng các văn bn, quy trình, hướng dn sn phm ngày càng được hoàn thin góp phn thúc đẩy hot động TDTD ngày càng phát trin:

VietBank chính thức mở rộng mang lưới hoạt động từ đầu năm 2009 nhưng các văn bản, quy định, quy trình về sản phẩm và chính sách tín dụng đã được ban hành từ năm 2007 và ngày càng được hoàn thiện, hệ thống các quy định, quy trình hướng dẫn đều được quản lý và lưu trữ trên hệ thống mail lotus nội bộ, tất cả nhân viên của VietBank đều có thể dễ dàng tham khảo, những nhân viên mới gia nhập cũng có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận những loại tài liệu này. Những quy

định, hướng dẫn về sản phẩm tín dụng rất rõ ràng, đặc biệt là VietBank đã nhận

được sự hỗ trợ về nghiệp vụ cũng như các văn bản hướng dẫn sản phẩm từ Ngân hàng TMCP Á Châu - là chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ trên thị trường và cũng là

đối tác chiến lược, hỗ trợ rất nhiều cho VietBank trong những năm đầu đi vào hoạt

động nên đã giúp nhân viên tín dụng nắm bắt được các quy trình nghiệp vụ một cách nhanh chóng góp phần thúc đẩy hoạt động TDTD ngày càng phát triển.

- Ngày càng chú trng đến công tác chm đim tín dng KH cá nhân: VietBank đã xây dựng chương trình chấm điểm tín dụng từ cuối năm 2011 cho tất cả KH vay vốn tại VietBank, chương trình đang ngày càng được hoàn thiện nhằm đánh giá chính xác nhóm nợ của KH phục vụ báo cáo NHNN và nhằm hạn chế rủi ro cho VietBank.

- Mng lưới kênh phân phi ngày càng được m rng:

Trong quá trình hoạt độngVietBank không ngừng phát triển mạng lưới kênh phân phối trên các tỉnh, thành phố lớn để tạo sự thuận tiện cho KH, tuy còn nhiều

địa bàn VietBank vẫn chưa có mặt nhưng cũng đã kế hoạch phát triển nếu được sự

cho phép từ NHNN.

2.4.2. Nhng hn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Nhng hn chế 2.4.2.1. Nhng hn chế

Mặc dù TDTD đã đạt được một số kết quả tích cực và ngày càng được VietBank chú trọng đầu tư phát triển nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế, kết quả

chưa tương xứng với mục tiêu chiến lược của VietBank cũng như tiềm năng của thị

trường, điều đó được thể hiện ở các mặt sau:

- V cơ cu dư n theo sn phm:

Cơ cấu dư nợ TDTD theo sản phẩm của VietBank chưa cân đối, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm như cho vay mua nhà đất, xây dựng sữa nhà và sinh hoạt tiêu dùng, một số sản phẩm cho vay còn bị hạn chế bởi thời gian và đối tượng cho vay. Chẳng hạn như sản phẩm cho vay mua ô tô thế chấp bằng chính xe mua thì thực tế NH chỉ có vay đối với những KH có nguồn thu nhập ròng cao ổn định trên 10 triệu đồng/tháng, hoặc chỉ cho vay với mức cao đối với các KH có sở hữu bất

động sản và chi phí mua xe dưới 1 tỷ đồng, xe phải mới 100%. Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của VietBank và gây ra hạn chế lớn trong việc mở rộng và thu hút KH mới.

- V sn phm và các dch v h tr:

Mặc dù luôn chú trọng phát triển sản phẩm đáp ứng cho nhiều đối tượng KH nhưng VietBank vẫn còn thiếu những sản phẩm mang tính cạnh tranh như sản phẩm

cho vay phát hành thẻ tín dụng, cho vay thấu khi KH cá nhân vì đây là các sản phẩm mang tính tiện ích cao cho KH mà rất nhiều NH đã và đang phát triển và mang lại nguồn thu rất lớn. VietBank cũng chưa phát hành thẻ ATM và các dịch vụ

như SMS Banking, Phone Banking để giúp KH thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến một cách nhanh chóng, VietBank cũng chưa có trung tâm chăm sóc KH

để tư vấn sản phẩm và giải đáp kịp thời những thắc mắc, gây ra khó khăn cho KH trong việc tiếp cận các thông tin về các sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra VietBank cũng như có các chương trình liên kết để hỗ trợ cho vay tín chấp đối với nhân viên và cấp quản lý của các doang nghiệp có quan hệ với VietBank.

- V th phn, dư n TDTD và s lượng khách hàng:

Thị phần TDTD của VietBank còn thấp so với các NH khác trên thị trường, dư nợ TDTD có quy mô nhỏ và giảm dần từ năm 2011 đến năm 2012 và chiếm tỷ

trọng thấp trong tổng dư nợ. Về số lượng KH thì mặc dù có sự gia tăng nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với nhu cầu chi tiêu của KH, do đó VietBank cần phải mở

rộng thị phần cho vay tiêu dùng và hướng đến nhiều đối tượng KH hơn nữa. Ngoài ra dư nợ TDTD cũng có sự cách biệt lớn giữa các địa bàn trên cả nước, dư nợ tại khu vực TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội chiếm tỷ trọng cao trong khi các khu vực khác lại chiếm tỷ lệ thấp, nhiều kênh phân phối chưa đẩy mạnh tiếp thị và chưa khai thác chưa nhu cầu của KH.

- V doanh s cho vay và thu n TDTD:

Doanh số cho vay tiêu dùng còn nhỏ, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay và giảm dần từ năm 2011 đến năm 2012, doanh số thu nợ mặc dù có tăng lên trong giai đoạn này nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số thu nợ của VietBank.

- V li nhun t TDTD: Lợi nhuận còn thấp và có xu hướng giảm dần theo sự sụt giảm của dư nợ nên có đóng góp rất thấp vào lợi nhuận hoạt động tín dụng của VietBank.

2.4.2.2. Nguyên nhân ca nhng khó khăn, hn chế

- V thương hiu và cht lượng phc v ca nhân viên:

+ VietBank là ngân hàng non trẻ và chỉ mới chính thức mở rộng họat động vào năm 2009. Đến nay, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận nhưng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)