Nhóm giải pháp về quy trình đối với tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 78)

VietBank tiếp tục hoàn thiện quy trình TDTD để quá trình cho vay được tiến hành nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho NH, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát định kỳ, đột xuất, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ của NH, cụ thể:

Đơn gin hóa điu kin và th tc vay vn, rút ngn thi gian x h sơ vay vn ca KH:

Do KH vay tiêu dùng là để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân nên rất muốn được giải ngân nhanh chóng vì thế các NH đang chạy đua nhau trong việc

đơn giản các thủ tục, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay của KH. Hiện nay thời gian xử lý hồ sơ vay tiêu dùng của VietBank theo quy trình là từ 5 đến 10 ngày kể từ

ngày nhận đầy đủ hồ sơ nhưng thực tế thì thường kéo dài lâu hơn dẫn đến nhiều KH

đã chuyển sang vay vốn tại các NH khác. Để rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ

vay, VietBank có thể xem xét linh hoạt trong khâu trình hồ sơ, chẳng hạn trong trường hợp KH vay vốn nhưng chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ mà những chứng từ đó không thật sự quan trọng và quyết định đến việc phê duyệt khoản vay thì nhân viên tín dụng có thể xem xét trình hồ sơ trước và đến khi KH bổ sung đầy

đủ hồ sơ sẽ tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng, hoàn thiện thủ tục pháp lý và giải ngân cho KH. Tuy nhiên cũng phải chú ý là không thể vì đơn giản hoá mà bỏ qua những thủ tục cần thiết gây rủi ro cho VietBank.

Hiện nay hạn mức phê duyệt của Ban tín dụng chi nhánh và các cá nhân

được giao hạn mức phê duyệt là giám đốc tại một số phòng giao dịch còn thấp nên VietBank có thể xem xét gia tăng hạn mức phê duyệt cho các cấp này. Những khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của các cấp này nhưng có phương thức trả

nợ linh hoạt (trả nợ theo tỷ lệ các năm đầu thấp hơn năm sau, trả hàng quý, hàng năm,...) khác với phương thức trả nợ thông thường thì không phải trình lên Ban Tín dụng hay Hội đồng tín dụng Hội sở nhằm rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay vốn cho KH.

VietBank cũng nên tham khảo mô hình quản lý tín dụng tập trung hiện đã và

đang được nhiều NH trong nước áp dụng và rất thành công như ACB hay VPBank. Với mô hình này sẽ hạn chế rủi ro của các khâu trong quy trình tín dụng, từ việc tiếp xúc, tư vấn hướng dẫn thủ tục vay vốn cho KH đến việc định giá TSĐB, thẩm định KH và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Hồ sơ vay vốn sẽđược gửi về các trung tâm thẩm định để xử lý và được trình xét duyệt cấp tín dụng một cách độc lập,

điều này sẽ hạn chếđược các rủi ro trong quá trình cấp tín dụng cho KH. Tăng cường công tác kim tra, giám sát sau khi gii ngân

Kiểm tra sau giải ngân là một khâu rất quan trọng trong quy trình tín dụng của NH. Do đặc điểm của các món vay tiêu dùng của một KH là phát sinh không

thường xuyên, các món vay phát sinh một lần và kéo dài tới vài năm nên công tác kiểm tra KH ít được thực hiện thường xuyên. Việc kiểm tra sau khi giải ngân không chỉ nhằm mục đích là kiểm tra tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay theo đề

xuất khi vay mà còn nhằm đánh giá khả năng trả nợ của KH cũng như phát hiện nhu cầu mới của KH. Nhân viên tín dụng phải thực hiện một cách nghiêm túc và không nên vì lợi ích riêng mà che đậy thực trạng của KH. Định kỳ hàng ba tháng phải kiểm tra tình hình KH và sáu tháng phải đánh giá lại giá trị của TSĐB để có các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp tránh rủi ro cho VietBank.

Sau khi thanh lý hợp đồng vay, VietBank nên tổ chức đánh giá lại chất lượng KH, lưu trữ hồ sơ và thông tin KH một cách cẩn thận để giúp ích cho việc tra cứu thông tin sau này khi KH có nhu cầu vay lại tại VietBank.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)