Cơ sở lý luận về đô thị hoá, công nghiệp hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại thành phố hải dương, tỉnh hải dương giai đoạn 2009 2013 (Trang 27)

1.2.1. Đô th hóa

a. Khái niệm đô thị hoá

Các nhà khoa học đã nghiên cứu quá trình ĐTH và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai của quá trình này.

“Đô thị hoá” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và việc nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc trưng như: tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị (Bassand, Michel, 2001).

Theo khái niệm này thì quá trình ĐTH chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị. Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia.

Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học như trên thì sẽ

không thể nào giải thích được toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của ĐTH cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại. Các nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu ĐTH như một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh quá trình chuyển hoá và chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới - phương thức đô thị. Đây là một quá trình song song với sự

phát triển CNH và cách mạng khoa học kỹ thuật (Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Viện KHXH, 1997)

Tóm lại, Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị, đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.

* Phân loại quá trình ĐTH:

Quá trình ĐTH diễn ra trên thế giới có thể phân chia thành 2 loại (Bassand, Michel, 2001):

- Quá trình ĐTH ở các nước đã phát triển:đặc trưng cho sự phát triển này là nhân tố chiều sâu và sự tận dụng tối đa những lợi ích, hạn chế những ảnh hưởng xấu của quá trình ĐTH. ĐTH diễn ra do nhu cầu công nghiệp phát triển, mang tính tự nhiên.

- Quá trình ĐTH ở các nước đang phát triển: có đặc trưng là ĐTH không đi

đôi với CNH (trừ một số nước công nghiệp mới - NIC). Sự bùng nổ dân số đô thị

quá tải không mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cách biệt sâu sắc về chất lượng cuộc sống giữa đô thị và nông thôn.

* Quá trình ĐTH diễn ra theo 2 xu hướng:

- ĐTH tập trung (ĐTH “hướng tâm”): đó chính là sự tích tụ các nguồn lực tư

bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập trung cao độ, những thành phố toàn cầu như Tokyo, Seoul, (Bassand, Michel, 2001) ... Điều này sẽ dẫn đến xu hướng “CNH co cụm”, khi đó chỉ những khu vực đô thị trung tâm là nơi thu hút vốn đầu tư, tập trung các hoạt động công nghiệp, trong khi các lĩnh vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủđạo tạo ra sựđối lập giữa

đô thị và nông thôn, đồng thời gây ra mất cân bằng sinh thái.

- ĐTH phân tán (ĐTH “ly tâm”): là xu hướng dịch chuyển đầu tư và hoạt động sản xuất công nghiệp từ các vùng trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo nên hiệu ứng lan toả, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâm vệ tinh công nghiệp. Điều này dẫn

đến tiến trình “CNH lan toả”, các hoạt động công nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hướng dịch chuyển ra ngoại vi để chuyển sang các hoạt động công nghiệp mức cao hơn, hay chuyên môn hoá các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Xu hướng này sẽđảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho cư

dân đô thị và cư dân nông thôn (Bassand, Michel, 2001).

b. Tính tất yếu của đô thị hoá

Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con đường CNH thì đều gắn liền với ĐTH.

Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình công nghiệp hoá và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá: tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP.

Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Như vậy, ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm tình hình chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu và không thểđảo ngược của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của sức mạnh công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới.

c. Quan điểm của đô thị hoá

Công nghiệp hoá và cùng với nó là ĐTH trở thành xu thế chung của mọi quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp (Đặng Kim Sơn, 2008). Vấn đề quan trọng đặt ra là làm gì và bằng cách nào để phát huy tối đa mặt tích cực của đô thị hoá, đồng thời hạn chế và đi đến thủ tiêu mặt tiêu cực của nó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quá trình đô thị hoá phải gắn liền với khái niệm “Phát triển bền vững”.

ĐTH phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo môi trường tự nhiên, xã hội trong lành, sự công bằng và tiến bộ xã hội. Tuy rằng tăng trưởng kinh tế là yếu tố cần thiết và quan trọng bậc nhất của quá trình ĐTH song nó vẫn chỉ

là một nhân tố, một phương tiện hơn là một mục tiêu tối thượng. Mục tiêu của ĐTH là phải không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của con người, tức là phát triển đô thị lấy con người làm trọng tâm (Lê Du Phong, 2007).

d. Tác động của đô thị hoá

ĐTH là một quá trình đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách phổ biến trên thế giới. ĐTH từng bước đưa con người tiếp cận cuộc sống văn minh, đồng thời cũng đặt ra không ít vấn đề tiêu cực, khó khăn - những vấn đề ảnh hưởng xấu đối với quá trình ĐTH một cách bền vững (Lê Du Phong, 2007).

* Mặt tích cực:

- Đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ thường

đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn - nơi có quy mô mật độ dân số tương đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động kinh tếđủ lớn do các doanh nghiệp tập trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp trên một không gian đô thị nhất định.

Đồng thời khi kinh tế của các đô thị lớn đạt tới độ tăng trưởng cao thì nó sẽ gây ra hiệu

ứng lan toả kích thích mạnh tới tăng trưởng kinh tế của cả nước.

- Đô thị hóa đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH. Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỷ

trọng của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, ĐTH góp phần làm thay đổi về

cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất. Các loại cây có giá trị kinh tế

thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hướng giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao hơn đang được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thì xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.

- Đô thị hóa, cải tạo kết cấu hạ tầng. Xu hướng ĐTH tạo ra sự tập trung sản xuất công nghiệp và thương mại, đòi hỏi phải tập trung dân cư, khoa học, văn hóa và thông tin. Những điều kiện đáp ứng nhu cầu đó là sự phát triển kết cấu hạ tầng, nhà ở, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. Do đó mà hệ thống giao thông vận tải, năng lượng, bưu chính viễn thông và cấp thoát nước cũng sẽ được cải tiến về quy mô và chất lượng.

Ở nông thôn, việc cải tạo kết cấu hạ tầng đang được thực hiện với chủ trương “điện, đường, trường, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của người nông dân (Lê Du Phong, 2007).

- Đô thị hóa, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các đô thị ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng quản lý tổ chức sản xuất hiện đại, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình ĐTH cung cấp những cơ sở kỹ thuật cần thiết cho người nông dân như thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa để làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường trong, ngoài nước.

- Đô thị hóa, góp phần cải thiện đời sống của dân cư đô thị và các vùng lân cận. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà các đô thị có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân người/ tháng tăng lên thì nhu cầu chi tiêu

đời sống của dân cư cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Điều đó cho thấy ĐTH làm mức sống của dân cưđược cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.

trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ

dân cư dùng nước sạch, phát triển giáo dục, văn hóa,...(Nguyễn Đức Thiều, Vũ

Tuyên Hoàng-Nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam)

* Mặt tiêu cực:

Bên cạnh những mặt mạnh của ĐTH như trên thì ĐTH cũng kéo theo hàng loạt vấn đề tiêu cực khác, đó là:

- Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Quá trình ĐTH nhanh đã làm cho nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và đất đô thị tăng lên rất nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng nuốt chửng những diện tích đất nông nghiệp vốn rất cần thiết cho một đô thị như: sản xuất lương thực thực phẩm, tạo mảng không gian xanh có vai trò “giải độc” cho môi trường sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị

dân... Đồng thời sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cải thiện mức sống của nhiều người dân ở khu vực ngoại ô vì họ trở nên thiếu phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống. (Đặng Kim Sơn, 2008, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau)

- Khoét sâu hố phân cách giàu nghèo. Quá trình ĐTH nhanh đã làm cho hố

phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong đô thị, giữa nông thôn và thành thị trở nên trầm trọng hơn.

- Gia tăng tình trạng di dân. Chính sự chênh lệch về mức sống, điều kiện sống, khả năng tìm kiếm việc làm và cơ hội tăng thu nhập đã và đang được coi là những nguyên nhân kinh tế quan trọng nhất thúc đẩy một bộ phận lớn người dân rời khỏi khu vực nông thôn để di dân tới thành thị. Lực lượng lao động ở nông thôn chỉ

còn lại những người già yếu và trẻ nhỏ, không đáp ứng được những công việc nhà nông vất vả. Cơ cấu lao động ở nông thôn hoàn toàn bị thay đổi theo hướng suy kiệt nguồn lực lao động, đồng thời thị trường lao động ở thành thị lại bịứđọng.

- Môi trường bị ô nhiễm. Chất lượng môi trường đô thị bị suy thoái khá nặng nề do mật độ dân số tập trung cao, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng chất thải, trong đó chất thải gây hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn.

- Phát sinh các tệ nạn xã hội. Đây chính là mặt trái của đời sống đô thị hay của cả quá trình ĐTH. Trong khi nhiều khía cạnh tốt đẹp của văn hóa truyền thống bị mai một, thì lối sống lai căng, không lành mạnh lại đang ngự trị trong lối sống đô thị hiện nay. Những tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay đều được phát sinh và phát triển tại các trung tâm đô thị lớn.

Tóm lại, trong công cuộc CNH - HĐH đất nước thì quá trình ĐTH ngày càng gia tăng... Vậy chúng ta phải làm thế nào để quá trình ĐTH phát triển lành mạnh và bền vững. Tăng trưởng kinh tế do quá trình này đem lại phải được chú trọng đồng thời việc phát triển văn hóa, lấy việc biến động nguồn nhân lực con người làm trọng tâm. (Nguyễn Đức Thiều, Vũ Tuyên Hoàng-Nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam)

1.2.2. Công nghip hóa

a. Khái niệm công nghiệp hóa

Hội nghị lần thứ VII ban chấp hành TW Đảng khóa VII đã đưa ra quan niệm về CNH, HĐH và đây cũng chính là quan niệm được sử dụng một cách phổ biến ở

nước ta hiện nay. Theo tư tưởng này, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ

biến sức lao cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất xã hội cao.

b. Tác động của công nghiệp hóa

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội;

- Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân , thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội;

- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển nhanh đạt trình

độ tiên tiến hiện đại;

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại thành phố hải dương, tỉnh hải dương giai đoạn 2009 2013 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)