Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại thành phố hải dương, tỉnh hải dương giai đoạn 2009 2013 (Trang 56)

3.1.4.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong 5 năm trở lại đây, kinh tế của thành phố luôn ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, đạt trung bình: 14,5%/ năm; trong đó ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất: 27,15%/năm ; dịch vụ thương mại: 14,5%/ năm và ngành nông nghiệp giảm 16%/ năm.

Đến năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đạt 16,63 triệu đồng, tăng 77,17% so với năm 2009; cơ cấu kinh tế: công nghiệp, xây dựng - dịch vụ, thương mại - nông nghiệp, thủy sản tương ứng: 51,02% - 46,36% - 2,62%. Nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đẩy mạnh tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên cho dịch vụ thương mại và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp sang chăn nuôi là chính, khuyến khích các hộ

gia đình chăn nuôi theo quy mô trang trại...

a. Phát triển ngành công nghiệp

Công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, hàng hóa được nâng cao về chất lượng, cải tiến mẫu mã, cơ bản đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đến năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.377 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), gấp 3,3 lần so với năm 2009, tăng bình quân 27,15% /năm, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 22,77%/năm, ngoài quốc doanh tăng 27,91%/năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 50,85%/năm (mục tiêu Đại hội: doanh nghiệp Nhà nước tăng 14% - 15% năm, ngoài quốc doanh tăng 16 - 17%/năm). Các ngành nghề sản xuất chính như: may mặc, chế biến nông sản, thực phẩm, đồ gỗ dân dụng, vật liệu xây dựng, gốm, sứ, nhựa, máy bơm nước, cơ sở chào bán hàng trên Internet. Các ngành nghề, làng nghề, phố nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển. trong

đó đã hình thành làng nghề mộc Đức Minh và bánh đa Lộ Cương.

b. Thương mại dịch vụ

Dịch vụ có bước phát triển khá, đến năm 2014, giá trị sản xuất đạt 1.079 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2009, bình quân tăng 11%/năm; tổng mức bán lẻ

hàng hóa đạt 1.869 tỷ đồng, tăng bình quân 26%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu

dựng một số chợ. Đến nay dịch vụ phát triển rộng khắp, nổi bật là dịch vụ: vận tải, khách sạn, nhà hàng, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng... Chất lượng phục vụ được nâng lên. Hàng hóa phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá cả

hợp lý, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụđược mở rộng, nhiều sản phẩm được tiêu thụ trong và ngoài nước.

c. Phát triển kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp giảm do tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất canh tác thu hẹp, phần lớn lao động chuyển sang ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy vậy trong sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực, hiệu quả; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích tăng, đời sống nông dân ổn định. Nhiều gia đình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy văn theo quy mô trang trại. Năm 2014, giá trị sản xuất nông nghiệp (giá cốđịnh năm 1994) đạt 60 tỷđồng, giảm 16% so với năm 2009; cơ cấu kinh tế nông nghiệp: trồng trọt 22,2% - chăn nuôi, thủy sản 77,3% - dịch vụ 0,5%. Giá trị sản xuất /01 ha đất nông nghiệp bình quân đạt trên 45,5 triệu đồng.

Bảng 3.1: Thực trạng phát triển kinh tế thành phố Hải Dương

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 115,04 114,35 114,71 2 Cơ cấu kinh tế chung Nông lâm - thủy sản % 4,02 3,57 2,05 Dịch vụ % 46,83 46,53 46,63

Công nghiệp- xây dựng % 49,15 49,90 51,32

3 Thu nhập bình quân Trđ/ng/năm 13,37 14,38 15,54 4 Tổng sản phẩm trong TP Tỷđồng 4.472,31 5.020,41 5.704,42 A Nông lâm- thủy sản Tỷđồng 111,83 110,84 71,71 Trồng trọt Tỷđồng 36,98 25,25 13,48 Chăn nuôi Tỷđồng 73,45 84,46 57,94 Dịch vụ Tỷđồng 1,40 1,13 0,29

B Công nghiệp, xây dựng Tỷđồng 2.864,87 3.242,28 3.667,87 C Dịch vụ, thương mại Tỷđồng 1.495,61 1.667,29 1.964,84

3.1.4.2. Lao động và việc làm

Trong 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thương mại của thành phố phát triển với tốc độ nhanh nên thu hút khá đông lực lượng lao động từ các vùng xung quanh. Do vậy, số lao động trong độ tuổi đã tăng từ 50% số dân (năm 2009) lên 53,23% (năm 2014), với tổng số 92.800 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 9,70% số lao động, lao động phi nông nghiệp 91,30% số lao động. Lực lượng lao động không chỉ tăng về số lượng mà tăng cả về

chất lượng, số lao động qua đào tạo tăng dần qua từng năm, trung bình mỗi năm tăng 13% ngày càng đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề của người sử dụng lao

động, lao động phổ thông giảm dần. Vì vậy hàng năm số lao động được giải quyết việc làm đạt từ 3.800 - 4.200. Tỷ lệ người không có việc làm là 7,4%.

Bảng 3.2: Chỉ tiêu dân số, lao động thành phố Hải Dương 2014

STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Tổng số nhân khẩu 253.893 100,0

a Phân theo giới tính 253.893

Nam 121.995 48,05

Nữ 131.898 51,95

b Phân theo khu vực 253.893

Thành thị 224.187 88,30

Nông thôn 29.706 11,70

2 Tổng số lao động trong độ tuổi 165.995

Lao động nông, ngư nghiệp 22.089 8,70

Lao động CN- TTCN- XD 64.920 25,57

Lao động dịch vụ 78.986 31,11

(Nguồn số liệu: Phòng thống kê thành phố Hải Dương) 3.1.4.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

a. Giao thông

Thành phố Hải Dương có hệ thống giao thông thuận lợi, liên kết các tỉnh, thành phố lân cận như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hải

Phòng... Nhờ các tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 5A nối liền thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng, Quốc lộ 183 đi Sao Đỏ (thị xã Chí Linh); Tỉnh lộ 17A

đi Ninh Giang, Tỉnh lộ 191 đang được nâng cấp mở rộng thành Quốc lộ, đường sắt Hà Hải chạy từ Hà Nội đi Hải Phòng. Vềđường thủy có sông Thái Bình và sông Sặt là tuyến đường thủy quan trọng của tỉnh. Hệ thống bến xe, bến cảng, nhà ga có: bến xe Hải Dương, bến xe Hải Tân, cảng Cống Câu, cảng Tiên Kiều, ga Hải Dương... Về giao thông đô thị phát triển khá lớn với mật độđường dày đặc tại khu vực trung tâm, có nhiều tuyến phố đẹp như đường Hồng Quang, đường Quang Trung, Đại lộ

Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo. Hiện nay, hầu hết các tuyến đường nội thị cũng như

giao thông đối ngoại được đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp nên đã cơ bản đáp

ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất cùa người dân. Hệ thống đường gom ven

đường Quốc lộ 5A đã xây dựng xong góp phần giảm tai nạn giao thông và nâng cao hiệu quả khai thác Quốc lộ 5A.

b. Giáo dục đào tạo và y tế

- Giáo dục và đào tạo: Được đẩy mạnh theo chủ trương xã hội hóa. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về giáo dục - đào tạo ngày càng cao, đã có nhiều hoạt động chăm lo đến sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo; xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài. Quy mô và chất lượng giáo dục có bước phát triển. Hệ thống trường, lớp được sắp xếp và mở rộng đáp ứng yêu cầu đổi mới. 100% giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đạt chuẩn đào tạo, trong đó 30% đạt trên chuẩn. Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 30% đạt trên chuẩn. 100% cơ sở giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS.

Các trường cao đẳng, trung học và dạy nghề phát triển quy mô, số lượng, chất lượng từng bước được mở rộng và nâng cao, đã đào tạo được nhiều lao động có trình

độ chuyên môn phù hợp, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn lực lao động của thành phố, của tỉnh Hải Dương.

- Y tế:Đẩy mạnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tăng cường đầu tư

dân cư có cộng tác viên dân số và cán bộ y tếđơn nguyên. Hình thành một số cơ sở

khám chữa bệnh, tư nhân. Thực hiện tốt việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội. Các chương trình y tế Quốc gia đều đạt và vượt kế

hoạch. Chất lượng khám và điều trị của các bệnh viện có bước chuyển biến tích cực; tỷ suất sử dụng giường bệnh bình quân hằng năm đạt trên 95%; số trẻ em trong

độ tuổi và phụ nữ có thai được tiêm chủng mở rộng, đạt 100%. Một số bệnh viện đã

đầu tư trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến để khám chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiên quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nước sạch và vệ sinh môi trường, hành nghề y dược tư nhân … có kết quả không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm đông người. Đến nay số hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó 80% hộ dùng nước máy; có 17/21 phường, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại thành phố hải dương, tỉnh hải dương giai đoạn 2009 2013 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)