Đô thị hoá là hiện tượng mang tính toàn cầu và diễn ra với tốc độ ngày một tăng, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Theo các chuyên gia nghiên cứu về đô thị hoá thì trong tiến trình đô thị hoá nửa sau thế kỷ 20, các quốc gia kém phát triển có chung một đặc điểm là: ở giai đoạn đầu, tỷ trọng dân sốđô thị trên tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển.
Bảng 1.1. Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các năm
Đơn vị tính: % Khu vực 1950 1970 1990 2000 2005 2010 Thế giới 28,83 36,08 42,62 46,4 0 48,63 50,46 Khu vực phát triển 52,58 64,69 70,75 72,7 4 73,89 75,16 Khu vực kém phát triển 17,61 25,32 34,83 40,0 0 42,82 45,08 Khu vực kém phát triển nhất 7,32 13,13 20,98 24,6 8 26,83 29,17 Việt Nam 11,64 18,30 20,26 24,4 9 27,33 30,38
(Nguồn: World urbanization prospect, the 2009 Revision, New York 2010 )
Trong cùng một khoảng thời gian 60 năm từ 1950 - 2010, tỉ lệ dân số đô thị
toàn thế giới là từ 28,83% lên đến 50,46%, khu vực kém phát triển từ 17,61% lên 45,08% trong khi khu vực phát triển là từ 52,58% lên 75,16%.
Vào thập niên 90, tỉ lệ đô thị hoá châu Á là 35%, châu Âu là 75%, châu Phi là 45%, Bắc Mỹ trên 90% và 80% ở Mỹ La tinh. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong 1/4 thế kỷ tới, việc tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố mà phần lớn thuộc các nước kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sống ở các đô thị (Nguyễn Đình Cự, 1997).
Tiến trình phát triển đô thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH - HĐH. Song sự bùng nổ đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối với cuộc sống con người, tạo ra sự thiếu cân bằng trong phân bố dân cư và vùng lao động theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm ven đô tiêu hao nhiên liệu, năng lượng... Nếu trong năm 1990, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ở mức 0,27 ha thì con số này dự báo sẽ tụt xuống 0,17 ha vào năm 2025. Chiến lược chung của vấn đề đô thị hiện nay là:
- Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra đô thị trong đó yêu cầu nhất thiết phải nâng cao mức sống nông thôn.
- Khi tập trung quá tải, cùng với việc hạn chế nhập cư vào các tụ điểm lớn thì
đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hoà dân sốđô thị, khuyến khích các đô thị vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư hệ thống dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng,...
1.5.2. Kinh nghiệm đô thị hoá ở một số nước trên thế giới
a. Trung Quốc
Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh và tốc độ phát triển nhanh. Nếu vào năm 1949, Trung Quốc có 136 thành phố với số dân khoảng 54 triệu người, chiếm khoảng 10,6% dân số cả nước thì đến năm 2005, dân sốđô thị nước này
đã đạt tới 800 triệu người sống ở trên 700 thành phố, tỷ lệ bằng 37%. Có những dự đoán cho rằng đến năm 2050, tỷ lệĐTH sẽđạt 75%. Tính trung bình mỗi năm có 12 triệu người ở nông thôn vào sinh sống ởđô thị (Basand, Michel, 2001).
Như vậy là một lượng lớn nhân công đã di chuyển khỏi vùng nông thôn lạc hậu và hiệu quả kém sang các thành phố - nơi có trình độ tiên tiến hơn, năng suất lao động cao và hiệu quả hơn. Không những bản thân người lao động có mức sống khá hơn mà gia đình họ cũng đỡ gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, có thể
trang trải các khoản ăn mặc, học hành, thiết bị sản xuất, tình trạng đói nghèo ở nông thôn được giảm bớt. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề di chuyển nhân công từ nông thôn ra thành phố là rất rõ rệt, trở thành mâu thuẫn chủ yếu của quá trình ĐTH ở
Trung Quốc (Basand, Michel, 2001). Nhiều hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng
phân hoá xã hội, việc sinh đẻ không thể kiểm soát, trật tự trị an kém, môi trường ô nhiễm, kết cấu hạ tầng thiếu thốn...
Mặt khác, trước đây ở Trung Quốc đã có một thời kỳ công nghiệp hương trấn phân bố quá phân tán, xây dựng các thành phố nhỏ và thị trấn một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch làm lãng phí nguồn lực của nông thôn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và làm mất đi đặc điểm và ưu thế của nông thôn.
Đểđối phó với tình hình trên, Nhà nước Trung Quốc đã coi trọng tiếp tục giữ
vững nguyên tắc phát triển hài hoà, tiên tiến, tránh tình trạng mở rộng ào ạt các đô thị lớn, làn sóng nhân công lưu động tràn vào thành phố quá lớn, làm xáo trộn hoạt
động kinh tế. Tư tưởng chiến lược ĐTH của Trung Quốc hiện nay là: khai thác tiềm lực các thành phố lớn, mở rộng và xây dựng các thành phố loại vừa, phát triển có lựa chọn và thích hợp các thành phố nhỏ và thị trấn (Basand, Michel, 2001).
Đối với quá trình ĐTH nông thôn, Trung Quốc chủ trương tiếp tục xây dựng xí nghiệp hương trấn theo hướng khắc phục dần tình trạng thô sơ, phân tán trong phân công lao động giữa công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện khẩu hiệu “Ly điền bất ly hương”, “Ly hương bất ly điền”, dần dần tiến tới phân công lao động theo chiều sâu. Nhà nước cũng chủ trương phải có chính sách giảm bớt bạn đồng hành của việc phát triển các đô thị nhỏ, đó là sự tụt hậu về văn hoá, giáo dục, trình độ
quản lý, ô nhiễm môi trường, lấn chiếm nhiều đất canh tác.
b. Hà Lan
Hà Lan là một quốc gia phát triển. Theo Joanna Wilbers, để khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá, năm 1994, các nhà hoạch định cuộc sống thuộc bộ tài nguyên môi trường đã đưa ra “Chính sách hiệp ước”. Theo chính sách này, các khu vực nông thôn vẫn giữ nguyên là nông thôn đồng thời cũng quy hoạch phát triển đô thị làm các khu dân cư, trung tâm tài chính và thương mại. Chính sách này cũng đưa ra những nguy hại đối với việc đô thị hoá các khu vườn ven thành phố
(Basand, Michel, 2001). Ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Amsterdam đã bắt đầu tiến trình đô thị hoá và nhanh chóng trở thành một thành phố có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị của Hà Lan. Tuy mật độ dân số hiện nay ở thành
phố có những nơi đạt trên 20.000 người/km2 nhưng xung quanh thành phố vẫn tồn tại khoảng 600 khu vườn. Diện tích vườn ở Amsterdam chiếm đến 300 ha trong tông số diện tích 21.907 ha của thành phố.
Những người nông dân ở thành phố Amsterdam đã thành lập các tổ chức gọi là “Hội những người nông dân đô thị” và “Hiệp hội những người làm vườn ở
Amsterdam”. Các hiệp hội đại diện cho tầng lớp nông dân thương lượng với Chính phủ trong việc duy trì sự tồn tại của các khu vườn trong quá trình ĐTH. Hiệp hội những người làm vườn đã đưa ra lý luận về sự đa chức ngành của các khu vườn. Các khu vườn được sử dụng để sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu của thành phố, đồng thời còn thực hiện nhiều chức năng khác nhau để bình
đẳng hoá các nhóm lợi ích như: cung cấp cho thị dân một không gian mới, giáo dục cho trẻ em về thiên nhiên và môi trường; làm gia tăng số lượng loài động vật, côn trùng và cây cỏ; duy trì “không gian xanh” cho thành phố, làm trong sạch khí hậu thành phố.
Vào năm 1995, khoảng 170 nông dân đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại của nông dân vùng đất xám”. Họđã đưa ra những phân tích cuả mình về triển vọng kinh tế dài hạn của vùng đất này nếu tiếp tục sản xuất nông nghiệp và thay đổi phương pháp sử dụng đất. Họđã đối thoại trực tiếp với chính phủ và các tổ chức môi trường nhằm giữ vững và phát triển sản xuất nông nghiệp. Bản thân những người nông dân
đã trở thành người quản lý, giáo dục và hoạt động kinh tế ở địa phương mình (Basand, Michel, 2001).
Một số nông trang quanh các khu đô thị đã thấy rõ tầm quan trọng của nông nghiệp đối với thành phố trong quá trình ĐTH. Họ nhận thức được tính đa chức năng của một nền nông nghiệp đô thị. Do đó trong quá trình ĐTH, sản xuất nông nghiệp vẫn không mất đi mà tiếp tục tồn tại hài hoà, kết hợp với sự phát triển bền vững của kinh tếđô thị.
Tóm lại, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy ĐTH không được bó hẹp trong phạm vi đô thị mà phải bao gồm cảđịa bàn nông thôn. Chúng ta còn phải phát triển mạng lưới đô thị hợp lý, xây dựng các đô thị có quy mô vừa phải, gắn kết với hệ
thống đô thị vệ tinh. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gắn ĐTH với quá trình CNH - HĐH
đất nước. Khi làm quy hoạch phát triển một thành phố cụ thể cần có kế hoạch xây dựng
đồng bộ về nhà ở, kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ, hệ thống xử lý nước thải...
1.5.3. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam
Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp, ĐTH ở Việt Nam đã trải qua mỗi giai đoạn ĐTH bộ mặt đô thị Việt Nam lại có những biến đổi nhất định.
* Thời kỳ trước năm 1954:
Nửa đầu thế kỷ XX, người Pháp đã mở đầu cho quá trình ĐTH Việt Nam thông qua việc thiết lập một mạng lưới đô thị - trung tâm hành chính thương mại và công nghiệp khai thác ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tuy vậy, tốc độ tăng dân số
mới đạt 7,5%; năm 1936 là 7,9%; 20 năm sau - năm 1955 mới đạt 11% (Bộ xây dựng, 1995).
* Thời kỳ năm 1955 - 1975:
Những năm thập kỷ 60, miền Bắc Việt Nam đi vào quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội. CNH đã có tác động đến việc gia tăng quá trình ĐTH. Năm 1965, tỉ lệ ĐTH đạt tới 17,2%. Từ giữa những năm 1960 đến năm 1975, cuộc chiến xảy ra ác liệt, diễn biến hai quá trình “dải ĐTH” ở miền Bắc và “ĐTH cưỡng bức” ở miền Nam trong
đó quá trình thứ hai chiếm ưu thế và làm tăng giá trị tỷ lệ ĐTH của cả nước lên đến 21,5% vào năm 1975 (Bộ xây dựng, 1995).
* Thời kỳ năm 1975 - 1989:
Trong giai đoạn này quá trình ĐTH hầu như không có biến động, phản ánh nền kinh tế còn trì trệ.
* Thời kỳ từ năm 1989 đến nay:
Dưới tác động của công cụ đổi mới, cải tổ nền kinh tế theo định hướng thị trường thì cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động, nghề nghiệp cũng như những khuôn mẫu của đời sống đô thị đã và đang diễn ra những biến đổi quan trọng.
Quá trình ĐTH đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong những năm gần đây tình hình CNH đang diễn ra mạnh mẽ. Về số lượng đô thị, năm 1990,
cả nước có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, năm 2000 có 703 đô thị, đến năm 2013 Việt Nam đã có 770 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 14 đô thị loại 1, 10 đô thị loại 2,... Có 32.5% dân sốđang sống trong đô thị và dự báo tỷ lệ này sẽđạt đến 50% vào năm 2020.
Tuy vậy ĐTH ở Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới.
ĐTH cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực sau:
- Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo Hội Nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 200 nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao
động mất việc làm (Bộ xây dựng, 1995).
- Dân sốđô thị tăng nhanh đã làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bị quá tải,
đặc biệt là tình trạng yếu kém của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất rắn ...
- Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương.
- Vấn đề đói nghèo và thất nghiệp đang diễn ra ở các đô thị. Sự thiếu hiểu biết của người dân kéo theo sự mất an toàn xã hội.
Trước những thách thức trên, quá trình ĐTH đã được Chính phủ quan tâm kịp thời. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 về Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị
Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó xác định phương hướng xây dựng và phát triển các đồ thị trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng:
Mức tăng trưởng dân sốđô thị:
Năm 2015, dự báo dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38% dân số đô thị cả nước; năm 2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số đô thị cả nước; năm 2025, dân số đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân sốđô thị cả nước.
Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị:
Năm 2015, tổng sốđô thị cả nước đạt khoảng trên 870 đô thị, trong đó, đô thị đặc biệt là 02 đô thị; loại I là 9 đô thị, loại II là 23 đô thị, loại III là 65 đô thị, loại IV là 79 đô thị và loại V là 687 đô thị.
Năm 2025, tổng số đô thị cả nước khoảng 1000 đô thị, trong đó, đô thị từ
loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị;
đô thị loại IV là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại V.
Nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị:
Năm 2015, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 335.000 ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên cả nước, chỉ tiêu trung bình 95 m2/người; năm 2020, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 400.000 ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên cả nước, trung bình 90 m2/người; năm 2025, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 450.000 ha, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên cả nước, trung bình 85 m2/người.
Hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Tại các đô thị lớn, cực lớn (đô thịđặc biệt, đô thị loại I và II) có tỷ lệđất giao thông chiếm từ 20 – 26% đất xây dựng đô thị, các đô thị trung bình và nhỏ (đô thị
loại III trở lên) chiếm từ 15 – 20% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ở các đô thị lớn đạt trên 35% vào năm 2015 và trên 50% vào năm 2025.
Năm 2015 đạt trên 80%, năm 2025 trên 90% dân số đô thị được cấp nước sạch; 100% các đô thị được cấp điện sinh hoạt vào năm 2015; trên 80% các tuyến phố chính đô thịđược chiếu sáng và trên 50% được chiếu sáng cảnh quan vào năm 2025; bảo đảm nước thải và chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽđáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị và hội nhập kinh tế quốc tế; năm 2015 đạt trên 80% và năm 2025 đạt 100% chính quyền các đô thị từ loại III trở lên áp dụng chính quyền đô thị điện tử, công dân đô thịđiện tử.